
Xoọc đêêc, k’ức đha đhâm c’mor nhăn lướt ooy chiến trường lâng k’ức manuyh coh đong t’bhlâng pa bhrợ, ta têng đoọng zooi ha bh’rợ zâl arọp abhuy… Lâng rau zooi đoọng âng Miền Bắc lâng t’bhlâng giải phóng pazêng miền Nam pazum k’tiếc k’ruung âng Đảng hêê năc bhrợ t’vaih Đại thắng hân noo Ha pruốt c’moo 1975. Ting chroi đoọng ooy thắng lợi ga măc chr’năp âng acoon manuyh, tỉnh Thái Bình năc muy coh pazêng vel đong t’bhlâng đoọng manuyh, đoọng c’rơ ha miền Nam, lâng rau chr’năp bhlâng năc “chroi đoọng 5 tấn ha roo đoọng ting zâl Mỹ…

Coh đhr’nong đong cấp 4 đhị chr’val An Tân, chr’hoong Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Văn Đỡ, 74 c’moo xay truih ooy pazêng c’xêê c’moo ting pâh zâl arọp Mỹ. Xoọc đêêc, ađoo glặp 17 c’moo, ađoo pân juyh Phạm Văn Đỡ bấc chu xrặ bha ar nhăn lướt bộ đội, năc căh zập c’rơ đoọng lướt zâl arọp abhuy, tu ađoo clơợng đhiệp 39kg. T’bhlâng chroi đoọng c’rơ đha đhâm ha chiến trường Miền Nam, ađoo pân juyh tơợ vel đong bấc ơl ha roo ơy xrặ bha ar nhăn lươt bộ đội lâng aham âng đay. Lâng rau t’bhlâng âng Phạm Văn Đỡ, đơn vị đương đớp quân năc đoọng ađoo lướt bộ đội, đh’rưah lâng muy xa nay k’dua, năc pa dưr c’rơ năc vêy bơơn tước ooy chiến trường. C’xêê 8/1970, Phạm Văn Đỡ vêy ta đoọng tước ooy Sư đoàn 308, Đại đoàn Quân tiên phong - đại đoàn bộ binh bha lâng tr’nơớp âng quân đội hêê. C’xêê 2/1971, đơn vị vêy ta k’dua zâl arọp đhị bh’đưn da ding 500 âng arọp coh Khe Sanh (Quảng Trị) c’lâng 9 Nam Lào. Coh g’luh zâl arọp đhị đâu, t’cooh Đỡ vêy ta k’dua bhrợ bh’rợ trinh sát. Lâng pr’ăt bh’rợ đa đơơh, ta béch, ađoo đh’rưah lâng đồng đội ơy tước zâl t’bil 8 lô cốt lêệng c’chêệt 36 cha năc nguỵ - lâng k’đhơợng lêy zr’lụ da ding dal 500. “Xang g’luh zâl n’năc, acu crêê bhrêy coh dzung n’đăh a’tâm, ha poóc ooy băng bhrêy năc xơơng cr’broo têy năc zêng moot ooy băng bhrêy n’nâu, acu téc quân chọ pa mâng, xang n’năc pay n’ngoọn võng chọ ooy băng bhrêy. Bêl chô tước ooy trạm xá căh choom bhlêh giày, xang n’năc đươi kéo cắt giày. Băng bhrêy crêê vi trùng xang n’năc roóch pa dưah g’luh 2, tu ta bhúch bấc aham, bác sĩ căh pân roóch pa dưah, xang n’năc ăt pa đhêy p’xoọng vêy c’rơ năc vêy bơơn roóch pa dưah coh g’luh 2.”
Coh pazêng c’moo c’xêê zâl arọp Mỹ trôông dzấc k’tiếc k’ruung, đh’rưah lâng k’zệt bhan bộ đội tước zâl arọp coh pazêng chiến trường, tỉnh Thái Bình vêy lâh 34 r’bhâu đha đhâm c’mor xung phong ting pâh zooi bh’rợ zâl arọp abhuy, bhrợ c’lâng, g’lấp hố bom, nhâm mâng c’lâng p’rang lướt chô liêm buôn, ting đơơng âng k’ức tấn hàng hoá, pa nenh, cha răh đh’rưah lâng c’bhuh quân tước ooy zr’lụ zâl arọp abhuy, zooi thắng lợi coh bấc chiến dịch. Lâng cr’noọ xa nay Zập rau zêng ha bh’rợ zâl arọp abhuy, zập rau zêng zâl pruh arọp Mỹ xâm lược, apêê đha đhâm c’mor xung phong ơy đh’rưah lâng quân lâng đhanuôr bhrợ t’vaih bấc chiến công chr’năp ga măc: “Acu năc Trần Xuân Thắng, ăt coh chr’hoong Thái Thuỵ, coh chiến trường xay bhrợ coh c’lâng Trường Sơn, pr’ăt tr’mông âng đha đhâm c’mor xung phong pa bhlâng zr’năh xr’dô, hân đhơ cơnh đêêc cr’noọ t’bhlâng zooi zâl arọp abhuy. Hân đhơ bấc ơl bom cha răh, pr’ăt tr’mông zr’năh xr’dô, năc cr’noọ xa nay t’bhlâng xay bhrợ âng đhi ha bh’rợ zâl arọp abhuy doọ k’pân chêệt bil, căh k’pân zr’năh xr’dô. Rau acu căh choom ha vil năc cr’noọ t’bhlâng âng apêê đha đhâm c’mor Việt Nam coh bh’rợ zâl arọp Mỹ trôông dzấc k’tiếc k’ruung năc pa bhlâng grơơ k’rơ- Cr’noọ xa nay âng lang đha đhâm c’mor bêl ađoo mơ 20 c’moo”.
Aham cr’hậu lâng g’lêêh c’rơ âng quân lâng đhanuôr hêê coh c’xêê c’moo zâl arọp Mỹ ơy xay p’căh cr’noọ t’bhlâng âng muy k’tiếc k’ruung “t’bhlâng đươi lứch cr’noọ xa nay lâng lực lượng, pr’ăt tr’mông lâng cr’bhộ cr’van đoọng zư nhâm mâng quyền tự do, độc lập”. Bh’nơơn âng xa nay bh’rợ mâng loom, nhâm cr’noọ rau đêêc năc crêê bêl 11 giờ 30 t’ngay 30/4/1975, ta la cờ âng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ơy dưr păr coh bh’bhung Dinh Độc lập, xay p’căh ơy xang bh’rợ Chiến dịch Hồ Chí Minh. Coh t’ngay “k’tiếc k’ruung glặp bhui har” n’năc, muy cha năc k’coon âng tỉnh Thái Bình năc Đại tá Bùi Quang Thận ơy xay bhrợ bh’rợ lịch sử năc n’đhâng cờ coh p’bhung dinh Độc Lập. 50 c’moo ahay, Đại tá Bùi Quang Thận căh dzợ, năc coh vel đong đoo, rau bhui har ooy manuyh chiến sĩ cộng sản mâng loom năc dzợ vêy apêê cựu chiến binh xay truih cớ đoọng ha k’coon ch’chau: “Acu đhơ nớc năc Trịnh Quang Nhò, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh chr’val Thuỵ Xuân. Nâu đoo năc vel đong đại tá Bùi Quang Thận, manuyh n’đhâng cờ coh dinh độc lập t’ngay 30/4/1975- Nâu đoo năc rau tr’haanh pa bhlâng ha k’tiếc k’ruung moon zazum lâng chr’val Thuỵ Xuân moon la lay. Đhị vel đong ta luôn xay truih ooy pr’ắt bh’rợ âng đồng chí Thận đoọng p’too pa choom apêê đoàn viên, đha đhâm c’mor lâng pazêng lang đha đhâm c’mor coh pazêng g’luh tuyển quân lâng pazêng g’luh vêy xa nay nh’rợ ga măc âng k’tiếc k’ruung, p’too pa choom ha lang đha đhâm c’mor ooy truyền thống âng bộ đội Ava Hồ.”

Rau chr’năp bhlâng năc apêê cựu chiến binh ting pâh zâl arọp Mỹ, bêl chô ooy vel đong bêl k’tiếc k’ruung vêy ta giải phóng, hân đhơ coh achăc azân bhrêu tăh bấc, năc công dzợ t’bhlâng chroi đoọng ooy xa nay bh’rợ pa dưr kinh tế - xã hội âng vel đong. T’cooh Trần Trọng Văn, Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Thái Bình prá xay: “Chô ooy pr’ắt tr’mông âng manuyh đhanuôr, apêê cựu chiến binh dzợ t’bhlâng pa dưr pr’ăt bh’rợ truyền thống âng quân đội nhân dân Việt Nam, rau đêêc năc mâng loom, đoàn kết, ta nih đha nâng, tr’xăl t’mêê. Vêy apêê đồng chí bêl chô ooy pr’ăt tr’mông đhanuôr năc t’bhlâng pa dưr kinh tế lâng dưr vaih đợ doanh nhân cựu chiến binh: cơnh Anh hùng lao động Trần Mạnh Báo, đồng chí Nguyễn Viết Thoàn thương binh ngân - năc ma học dưr vaih manuyh pa dưah đh’reh cr’ăy ta béch, pa dưah đh’reh cr’ăy đoọng ha k’bhạn manuyh jeh k’ăy; đồng chí Nguyễn Quang Tiệp coh Công ty Xây diựng Tuấn Anh zập c’moo chroót ooy Nhà nước k’ha riêng ức đồng zên thuế.”
Coh c’xêê c’moo zâl đế quốc Mỹ, xa nay bh’rợ haroo căh choom ta bhúch muy cân, quân căh choom ta bhúch muy cha năc vêy ta bhrợ k’rơ prang zập vel đong miền Bắc. Tơớp xay bhrợ xa nay bh’rợ n’nâu năc tơợ rau t’bhlâng chroi đoọng âng tỉnh Thái Bình lâng đợ bấc âng ha roo tước 5 tấn coh muy héc ta, bấc pa bhlâng coh prang k’tiếc k’ruung. Đh’rưah lâng bh’rợ đoọng ha roo, ch’neh bấc bhlâng ha chiến trường, Thái Bình công năc vel đong vêy đợ manuyh lướt bộ đội coh c’xêê c’moo zâl arọp Mỹ k’rơ bhlâng coh k’tiếc k’ruung hêê. Tơợ c’moo 1955 tước c’moo 1975, vel đong bấc ơl ha roo ơy đoọng 22 bhạn đha đhâm c’mor dưr lướt bộ đội zâl arọp abhuy. Coh đêêc, lâh 34 r’bhâu chiến sĩ lâh chêệt bil đhị chiến trường miền Nam lâng bơr k’tiếc k’ruung pr’zớc Lào, Cam-pu-chia. Xang bêl k’tiếc k’ruung bơơn têêm ngăn, vel đong 5 tấn ha roo vêy ta xay truih tước năc muy coh pazêng vel đong tr’haanh t’bhlâng zooi ha chiến trường lâng cr’noọ xa nay zập rau zêng ha miền Nam loom luônh. Nâu đoo năc truyền thống tr’haanh pa bhlâng đoọng Thái Bình t’bhlâng k’rơ lâh mơ ooy cr’chăl t’mêê âng k’tiếc k’ruung./.
THÁI BÌNH- ĐỊA PHƯƠNG TIÊU BIỂU CHI VIỆN CHO MIỀN NAM
Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, phong trào thi đua yêu nước được phát động rộng rãi khắp các địa phương miền Bắc. Khi đó, hàng triệu thanh niên tình nguyện xông pha chiến trường và hàng triệu người ở hậu phương đăng ký đi đầu trên các mặt trận sản xuất và phục vụ chiến đấu… Với sự chi viện của Miền Bắc và quyết tâm giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước của Đảng ta đã làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975. Góp phần vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc, tỉnh Thái Bình là một trong những địa phương tích cực nhất chi viện “sức người, sức của” cho miền Nam, ghi dấu ấn với thành tích nổi bật “5 tấn thóc để góp phần đánh Mỹ…”.

Trong căn nhà cấp 4 giản dị ở xã An Tân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Văn Đỡ, 74 tuổi say sưa kể về những năm tháng tham gia kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Khi đó, mới vừa tròn 17 tuổi, chàng trai trẻ Phạm Văn Đỡ nhiều lần viết đơn tình nguyện nhập ngũ, nhưng không đủ điều kiện ra mặt trận, do chỉ nặng 39kg. Quyết tâm đóng góp sức trẻ cho chiến trường Miền Nam, chàng trai quê lúa đã viết đơn xin nhập ngũ bằng chính dòng máu nóng của mình. Trước quyết tâm cao của Phạm Văn Đỡ, đơn vị nhận quân đã chấp thuận để anh được nhập ngũ, kèm theo một điều kiện, phải cải thiện thể lực mới được ra chiến trường. Tháng 8/1970, Phạm Văn Đỡ được bổ sung vào Sư đoàn 308, Đại đoàn Quân tiên phong- đại đoàn bộ binh chủ lực đầu tiên của quân đội ta. Tháng 2/1971, đơn vị được giao nhiệm vụ đánh cao điểm 500 của địch tại Khe Sanh (Quảng Trị) đường 9 Nam Lào. Trong trận đánh này, ông Đỡ được giao nhiệm vụ trinh sát. Với bản tính nhanh nhẹn, mưu trí, ông cùng đồng đội đã tiêu diệt được 6 lô cốt cùng 36 tên ngụy- hoàn toàn làm chủ cao điểm 500. “Sau trận đánh đó, tôi bị thương ở chân phải, sờ vào vết thương thì năm đầu ngón tay tụt vào vết thương này, tôi mới lấy ống quần tôi quấn chặt, sau đó lấy dây võng quấn vào vết thương. Khi về đến trạm xá không thể cởi được giày, sau đó phải dùng kéo cắt giày. Vết thương bị nhiễm trùng tôi phải mổ lại lần thứ 2 song do thiếu nhiều máu, bác sĩ không dám mổ, sau phải bồi dưỡng thêm cho khoẻ mới mổ được lần 2.”
Trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với hàng chục vạn bộ đội trực tiếp xông pha tại các chiến trường, tỉnh Thái Bình còn có hơn 34 nghìn thanh niên xung phong tham gia phục vụ chiến đấu, mở đường, lấp hố bom, đảm bảo giao thông thông suốt, góp phần đưa hàng triệu tấn hàng hóa, vũ khí cùng những đoàn quân ra tiền tuyến, phục vụ thắng lợi trong nhiều chiến dịch. Với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, lực lượng thanh niên xung phong đã cùng quân và dân ta lập nên nhiều chiến công oanh liệt. “Tôi là Trần Xuân Thắng, ở huyện Thái Thụy, trong chiến trường phục vụ chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn, cuộc sống của thanh niên xung phong cực kỳ gian khổ, song tinh thần phục vụ chiến đấu rất anh dũng, kiên cường. Mặc dù đạn bom, cuộc sống gian khổ, nhưng tinh thần và ý chí của anh em phục vụ chiến đấu không sợ hy sinh, không sợ gian khổ. Điều này đọng lại trong tôi về ý chí ngoan cường của lực lượng thanh niên Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước rất anh hùng và rất dũng cảm- Tinh thần chí khí của tuổi 20.”
Máu xương và công sức của quân và dân ta trong những năm tháng kháng chiến chống đế quốc Mỹ đã thể hiện ý chí của một dân tộc “quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập”. Thành quả của sự “bền gan, vững chí” đó là đúng 11 giờ 30 ngày 30/4/1975, lá cờ của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã tung bay trên nóc Dinh Độc lập, đánh dấu sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh. Trong ngày “đất nước trọn niềm vui” đó, một người con của tỉnh Thái Bình là Đại tá Bùi Quang Thận đã thực hiện được sứ mệnh lịch sử là cắm cờ trên nóc dinh Độc Lập. 50 năm đã qua, Đại tá Bùi Quang Thận không còn nữa, nhưng trên quê hương ông, niềm tự hào về những người chiến sĩ cộng sản kiên trung vẫn được các cựu chiến binh kể lại cho con cháu. “Tôi tên là Trịnh Quang Nhò, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Thuỵ Xuân. Đây là quê hương đại tá Bùi Quang Thận, người cắm cờ dinh độc lập ngày 30/4/1975- Đây cũng là một vinh dự rất lớn cho cả đất nước nói chung và đối với xã Thuỵ Xuân nói riêng. Tại địa phương luôn lấy tấm gương của đồng chí Thận giáo dục cho đoàn viên, thanh niên và các thế hệ trẻ trong những đợt tuyển quân và những đợt có hoạt động lớn của đất nước, giáo dục cho thế hệ trẻ về truyền thống của anh bộ đội Cụ Hồ.”

Điều đáng quý là những cựu chiến binh từng tham gia kháng chiến chống đế quốc Mỹ, khi trở về quê hương sau ngày đất nước giải phóng, dù mang trên mình nhiều vết thương, nhưng vẫn tích cực đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của quê hương. Ông Trần Trọng Văn, Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Thái Bình cho biết: “Về với đời thường, các cựu chiến binh vẫn tiếp tục giữ vững bản chất truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam đó là trung thành, đoàn kết, gương mẫu, đổi mới. Có những đồng chí sau khi về với đời thường, lại tham gia phát triển kinh tế và đã trở thành những doanh nhân cựu chiến binh: như Anh hùng lao động Trần Mạnh Báo, đồng chí Nguyễn Viết Thoàn thương binh nặng- đã tự học hỏi trở thành thầy thuốc ưu tú, cứu chữa bệnh cho hàng vạn người; đồng chí Nguyễn Quang Tiệp ở Công ty Xây dựng Tuấn Anh hàng năm đóng góp cho Nhà nước hàng trăm triệu đồng tiền thuế.”
Trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ, phong trào “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” diễn ra sôi nổi, rộng khắp tại hậu phương lớn miền Bắc. Khởi nguồn của phong trào này là từ những nỗ lực đóng góp của tỉnh Thái Bình với năng suất lúa đạt 5 tấn/1ha, cao nhất cả nước. Cùng với việc chi viện lương thực nhiều nhất cho chiến trường, Thái Bình cũng là địa phương có tỷ lệ người đi bộ đội trong thời kỳ chống Mỹ cao nhất toàn quốc. Từ năm 1955 đến 1975, quê lúa đã tiễn 22 vạn thanh niên lên đường chiến đấu. Trong đó, hơn 34 nghìn chiến sĩ đã ngã xuống tại các chiến trường miền Nam và hai nước bạn Lào, Cam-pu-chia. Để rồi khi đất nước trọn niềm vui, quê hương 5 tấn được nhắc đến là một trong những địa phương tiêu biểu dốc sức chi viện cho chiến trường với tinh thần “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”. Đây là truyền thống đáng tự hào để Thái Bình vươn lên mạnh mẽ hơn trong kỷ nguyên mới của dân tộc./.
Viết bình luận