Lalăm ahay, tơợ xang cr’chăl đhêy Tết Nguyên đán, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học lâng Trung học cơ sở Lâm Thủy, chr’hoong Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình buôn vêy đhr’năng học sinh dzơơng lướt học tu lalâh kiêng cha ơh cha lêê căh cợ nắc lướt bơơn a băng, bhrợ ha rêê zooi aconh căn. Giáo viên năc tước zập đong đoọng k’đươi t’pâh, vêy đoo thầy cô năc tước ha rêê, moọt ooy crâng chấc lêy học sinh đoọng k’dua apêê văl học cớ. C’moo đâu, t’mêê đhêy Tết xang, apêê thầy, cô giáo đhị chr’val Lâm Thủy năc doọ bil cr’chăl lướt chấc lêy học sinh năc k’rong bhrợ bh’rợ tr’nêng pa too pa choom âng đay bấc lâh.
Thầy giáo Ngô Mậu Tình, Trường phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học lâng Trung học cơ sở Lâm Thủy đoọng năl, bhiệc t’pâh học sinh đhị da ding ca coong, zr’lụ đhanuôr acoon coh tước trường tơợ xang cr’chăl đhêy Tết năc rau ơy looih, buôn dưr vaih. C’moo đâu, đươi vêy c’rơ pa zay âng k’bhuh giáo viên, rau zooi âng chính quyền vel đong, zập đoàn thể đha đhâm c’mor, pân đil đhị vel đong năc pazêng học sinh âng trường lướt học zập tơợ xang Tết: “Azi pa bhrợ lâng chính quyền vel đong, t’cooh bhươl, trưởng cr’noon đhị zr’lụ đhanuôr ặt. Đhị apêê vel đong năc vêy 1 cha năc bhrợ coh Hội aconh căn học sinh, năc tơợ trưởng vel lâng Hội aconh căn học sinh đhị zập vel năc xa nay âng nhà trường tước aconh căn học sinh ta luôn đâh lâh. Coh t’tun đâu năc doọ dzợ đhr’năng tơợ xang Tết thầy, cô tước zập ooy chấc lêy, t’pâh học sinh văl học, hau rau xa nay đhị trường kiêng xay oon đoọng ha pr’loọng đong năl năc ơy vêy rau tr’xăl đhị k’đhơợng bhrợ”.
Pazêng t’ngay tơợp ha pruốt, pleng boo ngân, c’lâng tơợ trung tâm chr’val Lâm Thủy moọt ooy vel k’tiêr lụ laach. Pleng cha kêệt ha dợ học sinh ma nuyh Vân Kiều coh đâu zêng tước trường học tơợ đâh. C’moo đâu, doọ dzợ đhr’năng thầy, cô lướt tước zập vel bhươl, tước ha rêê chấc lêy học sinh tơợ xang Tết. Tước t’ngay lướt học, apêê a đhi tước trường zập zêng, doọ ting aconh căn bhrợ ha rêê, lơi học. Xoọc đâu, học sinh âng trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học lâng Trung học cơ sở Lâm Thủy bơơn zooi chế độ cha bán trú.
Ađhi Hồ Thị Lý, học sinh lớp 6 ặt đhị vel Bạch Đàn, chr’val Lâm Thủy, chr’hoong Lệ Thủy pa prá, t’ngay học tr’nơợp tơợ xang Tết, a đhi bơơn aconh căn chở tước zr’lụ nội trú, đơơng bánh kẹo, bánh chưng, bánh tét đoọng cha đh’rưah lâng pr’zơc. Ặt coh vel Bạch Đàn, cha Tết xang năc trưởng vel xay moon coh loa truyền thanh pa hay học sinh tước trường: “C’moo đâu, tơợ xang cha Tết, azi lướt học crêê lịch âng nhà trường. Căh muy đhị Bạch Đàn năc apêê pr’zơc học sinh đhị vel lơơng cung cơnh đêêc, vêy mặt coh trường zập. Ting acu năc bh’rợ nâu đươi vêy thầy, cô giáo, apêê trưởng vel, apêê a dêi Bộ đội Biên phòng”.
Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học lâng Trung học cơ sở Lâm Thủy vêy 40 cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường băn par 339 học sinh đhị 4 điểm trường. K’nặ 95% học sinh âng trường năc ma nuyh Bru - Vân Kiều.
Tơợ c’moo 2024, đhị trường học da ding ca coong Lâm Thủy ta luôn họp Hội aconh căn học sinh đhị điểm trường ga măc xăl tu bhrợ zập g’luh họp đhị zập vel. Nhà trường pa zưm lâng Chi hội pân đil cơ sở, apêê trưởng vel, Đoàn đha đhâm c’mor đoọng bhrợ bh’rợ k’dua t’pâh. Bêl học sinh đhêy học, apêê trưởng vel, Hội viên pân đil năc tước đong pa hay. Đhị zập vel bhươl cung vêy c’bhuh loa phát thanh, kẻng xay moon đoọng trưởng vel xay moon zập ngai xơợng bhiệc lướt học, đhêy học crêê lịch âng nhà trường, lâng moon học sinh n’đoo đhêy học ha dợ căh vêy rau ta nih liêm.
P’căn Hoàng Thị Xay, Chủ tịch Hội Liên hiệp Pân đil chr’val Lâm Thủy, chr’hoong Lệ Thủy đoọng năl, tước đâu, Hội năc bhrợ t’vaih Câu lạc bộ k’đhơợng lêy lâng rau ting pâh âng 30 cha năc pazêng apêê Hội viên Pân đil, học sinh, đoàn viên, chính quyền vel bhươl, giáo viên đh’rưah zooi apêê ađhi tước trường zập zêng: “Pazưm lâng Đoàn đha đhâm c’mor xay moon, t’pâh acoon ađhi tước trường, oọ đơc p’niên lơi học, ta luôn lướt moon apêê aconh căn năc đoọng p’niên tước trường học zập, tơợ zập g’luh họp, xay moon đăh loa đài căh cợ t’vaih câu lạc bộ k’đhơợng lêy đoọng xay moon, t’paha p’niên học sinh năl lâh mơ chr’năp bhiệc học, cơnh ặt ma mông coh vel bhươl, k’rang tước ruh p’niên x’dơơr tr’vay tr’pooh coh pr’loọng đong”./.
Trường học ở miền núi không còn chuyện vận động học sinh đến trường sau Tết
Những năm trước, các thầy, cô giáo nhiều trường học ở miền núi tỉnh Quảng Bình phải phân công nhau vào tận bản, lên rẫy tìm học sinh, vận động các em trở lại trường sau kỳ nghỉ Tết. Nhờ nỗ lực của thầy, cô giáo, sự phối hợp của các đoàn thể, năm nay, một trường học ở xã miền núi Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, tất cả học sinh tự giác trở lại trường, không còn chuyện thầy cô đi tìm học sinh như những năm trước.
Trước đây, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình thường xảy ra tình trạng học sinh “lười” đến trường do mải vui chơi hoặc vào rừng hái măng, làm rẫy giúp gia đình. Giáo viên phải đến từng nhà vận động, thậm chí lên tận nương rẫy, vào rừng tìm đưa các em trở lại trường. Năm nay, vừa nghỉ Tết xong, các thầy, cô giáo ở xã Lâm Thủy không phải mất thời gian đi tìm học sinh mà tập trung vào chuyên môn, chuẩn bị kỹ các bài giảng trên lớp.
Thầy giáo Ngô Mậu Tình, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Lâm Thủy cho biết, chuyện vận động học sinh ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số đến trường sau mỗi kỳ nghỉ là điều rất bình thường. Năm nay, nhờ nỗ lực của đội ngũ giáo viên, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các đoàn thể Thanh niên, Phụ nữ ở địa phương nên tất cả học sinh của trường đi học đầy đủ sau Tết: “Chúng tôi làm việc với chính quyền địa phương, già làng, trưởng bản ở khu dân cư. Ở các bản thì có 1 người làm trong Hội Phụ huynh, thông qua trưởng bản và người đại diện Hội Phụ huynh ở các bản thì thông tin của nhà trường đến phụ huynh thường xuyên hơn và rất kịp thời. Sau này không còn chuyện thầy, cô về các bản để tổ chức họp phụ huynh, không còn câu chuyện giáo viên phải về tận nhà chở học sinh tới trường như mọi năm nữa, khi có chuyện gì ở trường thì sẽ báo cho gia đình học sinh biết, đã có những thay đổi trong quản lý”.
Những ngày đầu xuân, mưa như rây hạt, con đường từ trung tâm xã Lâm Thủy dẫn vào các bản khá trơn trượt. Trời rét nhưng học sinh đồng bào Vân Kiều ở đây đến trường từ sớm. Năm nay không còn chuyện thầy, cô đi vào bản, lên rẫy tìm học trò sau Tết. Đến ngày đi học, các em đến trường đầy đủ, không phải theo bố mẹ lên rừng, lên rẫy, bỏ bê học hành. Hiện nay, học sinh của trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Lâm Thủy được hỗ trợ chế độ ăn bán trú.
Em Hồ Thị Lý, học sinh lớp 6, nhà ở bản Bạch Đàn, xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy tâm sự, trước buổi học đầu tiên sau Tết, em được bố mẹ chở lên khu nội trú, mang theo bánh kẹo, bánh chưng, bánh tét để ăn cùng các bạn. Ở trong bản Bạch Đàn, ăn Tết xong là trưởng bản thông báo trên loa truyền thanh nhắc nhở học sinh đến trường: “Năm nay, sau khi ăn Tết xong, chúng em đi học đúng theo lịch của nhà trường. Không chỉ ở bản Bạch Đàn của chúng em mà các bạn học sinh ở bản khác cũng vậy, cũng có mặt ở trường đầy đủ. Theo em đó là nhờ sự nhắc nhở của thầy, cô giáo, các trưởng bản, các chú Bộ đội Biên phòng”.
Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Lâm Thủy có 40 cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường nuôi dạy 339 học sinh tại 4 điểm trường. Gần 95% học sinh của trường là con em đồng bào Bru - Vân Kiều.
Từ năm 2024, tại trường học miền núi Lâm Thủy luôn duy trì các cuộc họp của Hội Phụ huynh học sinh tại điểm trường chính thay vì tổ chức các cuộc họp nhỏ ở bản, điểm trường lẻ. Nhà trường kết nối với Chi hội Phụ nữ cơ sở, các trưởng bản, Đoàn Thanh niên để làm công tác vận động. Khi có học sinh nghỉ học, các trưởng bản, Hội viên phụ nữ sẽ đến nhắc nhở các em và báo với gia đình học sinh. Tại các bản làng cũng có hệ thống loa truyền thanh, kẻng báo hiệu để trưởng bản thông báo việc đi học, nghỉ học theo lịch của nhà trường, thậm chí nhắc nhở trên loa về các trường hợp học sinh nghỉ học không lý do.
Bà Hoàng Thị Xay, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy cho biết, tới đây, Hội sẽ thành lập Câu lạc bộ thủ lĩnh với sự tham gia của 30 thành viên gồm các Hội viên Phụ nữ, học sinh, đoàn viên, chính quyền thôn bản, giáo viên cùng giúp đỡ các em đến trường đều đặn: “Phối hợp với Đoàn Thanh niên tuyên truyền, vận động con em đến trường, không để con em bỏ học, đi vận động các hộ gia đình luôn tạo điều kiện cho con em đến trường đầy đủ thông qua các cuộc họp, tuyên truyền bằng loa đài hoặc thành lập câu lạc bộ thủ lĩnh đảm nhiệm vai trò vận động học sinh, trẻ em có ý thức học tập, trong cộng đồng, quan tâm tuổi vị thành niên chống bạo lực học đường”./.
Viết bình luận