Đhanuôr lâng pr’zợc chắp nhêr! K’noọ 1 c’xêê lướt zi lấh tơợ t’ngay tơợp moót c’moo học t’mêê, hân đhơ cơnh đêếc bấc trường học ooy chr’hoong k’coong ch’ngai Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam dzợ ặt lêy bhrợ, cha mêết bhiệc ta bhứch giáo viên. C’moo học nâu, trường THCS Nguyễn Huệ, chr’val Trà Giang hân đhơ doọ lấh ta bhứch bấc giáo viên cơnh zâp trường Mầm non, Tiểu học lơơng cóh vel đông chr’hoong, nắc cung dzợ váih bhiệc u’xưa, ta bhứch cắh liêm choom. Cô giáo Phạm Thị Thuỳ Trang, Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Huệ đoọng năl, giáo viên ta bhứch bấc lấh ooy đâu nắc bộ moon Giáo dục công dân:“Giáo viên nhà trường lấh mơ nắc vêy giáo viên Ngữ văn cắh vêy chuyên môn đắh Giáo dục công dân. Tu cơnh đâu, đắh bồi dưỡng modul âng Bộ Giáo dục lâng Đào tạo nắc tơợ c’xêê 5 trường ơy k’đươi giáo viên lướt pấh bhrợ zâp khoá pa choom nâu. Lâng ooy c’moo học, Nhà trường cung bhrợ liêm choom bhiệc sinh hoạt chuyên môn ting cơnh lêy cha mêết pr’học, ooy đâu giáo viên bơơn dự giờ, prá xay đắh bhiệc dạy học. Zâng giáo viên cóh đâu.”
C’moo học nâu, đợ mơ học sinh zâp cấp cóh vel đông chr’hoong Bắc Trà My dưr bấc lấh 1.000 apêê ađhi ting lêy lâng c’moo lăm ahay. Học sinh dưr bấc, hân đhơ cơnh đêếc giáo viên cắh bơơn pa xoọng, lấh mơ nắc ta bhứch lấh mơ c’moo học lăm ahay, tu 2, 3 thầy cô chô pa bhrợ ooy đồng bằng, 2, 3 n’lơơng nắc tước c’moo đhêy hưu, bhrợ bhiệc ta bhứch giáo viên ting bấc lấh. T’coóh Nguyễn Thanh Tú, Trưởng phòng Giáo dục lâng Đào tạo chr’hoong Bắc Trà My đoọng năl, xoọc prang chr’hoong dzợ ta bhứch 55 giáo viên, lấh mơ nắc bậc tiểu học lâng mầm non. ĐoỌng bhrợ pa liêm bhiệc nâu, Phòng Giáo dục lâng Đào tạo chr’hoong ơy xay moon lâng UBND chr’hoong lêy cha mêết đợ mơ giáo viên dzợ ta bhứch, moon UBND tỉnh Quảng Nam lêy bhrợ thi tuyển viên chức. Hân đhơ cơnh đêếc, ting cơnh Luật Giáo dục t’mêê, lâng giáo viên mầm non nắc lêy vêy trình độ cao đẳng, giáo viên THCS nắc a’tếh lêy vêy trình độ đại học nắc a’tếh, nắc trình độ giáo viên xoọc đâu cung cắh ơy ta pưn loon mơ Luật giáo dục nắc bhiệc tuyển dụng k’đhạp bhlâng. T’coóh Nguyễn Thanh Tú moon, xoọc bêl đương pa xoọng giáo viên, Sở Giáo dục lâng Đào tạo đh’rứah lâng chính quyền vel đông lêy đoọng zâp trường lêy bhrợ ha cơnh đắh bhiệc hợp đồng giáo viên đoọng têêm ngăn ha đhị vêy học sinh, đhị đêếc vêy giáo viên:“Đhr’năng lalua trình độ giáo viên cắh mặ ta pưn loon Luật giáo dục, tu cơnh đêếc nắc zước c’lâng xa nay đoọng mầm non hợp đồng giáo viên trung cấp, ha dợ giáo viên Tiểu học choom hợp đồng giáo viên vêy trình độ cao đẳng đoọng bhrợ liêm xang bhiệc ta bhứch giáo viên. Cr’chăl nâu, lâng giáo viên đhêy hưu ha dang trường n’đoo ta bhứch bấc nắc choom k’đươi moon, hợp đồng chô pa choom cớ ooy cr’chăl cắh ơy thi viên chức giáo viên. C’lâng bh’rợ l’lăm nắc cơnh đêếc.”
C’moo học t’mêê 2022-2023, đhr’năng ta bhứch giáo viên cóh tỉnh Quảng Nam dưr váih ooy zâp trường đồng bằng tước k’coong ch’ngai. Ting cơnh Sở Giáo dục lâng Đào tạo tỉnh Quảng Nam, c’moo học 2022-2023, prang tỉnh dzợ ta bhứch lấh 2.500 giáo viên, pa zưm lấh mơ cóh zr’lụ k’coong ch’ngai. Ooy đâu, 2, 3 vel đông ta bhứch giáo viên bấc cơnh chr’hoong Đông Giang, đợ giáo viên dzợ ta bhứch mơ 23%, Phước Sơn 22%, Nam Giang 11%, Tiên Phước 10%... Râu tu ta bhứch giáo viên zr’lụ k’coong ch’ngai tu pr’đơợ pr’ắt tr’mung cóh k’coong ch’ngai dzợ zr’nắh k’đhạp, c’lâng c’tốch cắh têêm ngăn. Lấh mơ, xang bêl 2, 3 vel đông, chr’val k’coong ch’ngai bơơn pa glúh zr’lụ kinh tế xã hội pa bhlâng zr’nắh k’đhạp, chính sách lâng viên chức đhị zâp zr’lụ nâu ta cắt pa xiêr, bấc giáo viên zước chô pa bhrợ ooy đồng bằng, bhrợ ta bhứch giáo viên. T’coóh Thái Viết Tường, Giám đốc Sở Giáo dục lâng Đào tạo tỉnh Quảng Nam đoọng năl, zâp c’lâng bh’rợ pa dưr pa liêm bhiệc ta bhứch giáo viên zâp cấp ha c’moo học nâu:“Đợ c’moo ha nua, tu 2, 3 đhị dưr bấc lớp, 2, 3 đhị nắc xiêr. Ha đhị bấc lớp nắc ta bhứch giáo viên, ha đhị m’bứi nắc u’xưa giáo viên nắc lêy tr’xăl giáo viên tơợ trường nâu tước trường n’tốh. Xoọc, ngành Giáo dục lâng Đào tạo lâng UBND zâp chr’hoong xoọc pazưm lêy cha mêết, lêy ra pặ, tr’xăl giáo viên liêm crêê, têêm ngăn đợ mơ giáo viên cóh lớp đoọng pa choom zâp khối cấp học, bậc mầm non, Tiểu học, THCS, THPT.”./.
Giải bài toàn thiếu giáo viên ở miền núi Quảng Nam
Minh Hoa/VOV-Miền Trung
Điều động giáo viên bộ môn này sang dạy bộ môn khác, luân chuyển giáo viên từ trường này sang trường khác, thậm chí cấp học này sang dạy cấp học khác; hợp đồng thêm giáo viên nghỉ hưu… dạy học. Đó là cách mà nhiều trường ở miền núi tỉnh Quảng Nam đang thực hiện để lấp chỗ trống thiếu giáo viên đầu năm học mới này.
Đã gần 1 tháng trôi qua kể từ ngày khai giảng năm học mới nhưng nhiều trường học ở huyện miền núi Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam vẫn loay hoay với bài toán thiếu giáo viên. Năm học này, trường THCS Nguyễn Huệ, xã Trà Giang tuy không thiếu nhiều giáo viên như các trường Mầm non, Tiểu học khác trên địa bàn huyện nhưng vẫn xảy ra tình trạng thừa, thiếu cục bộ. Cô giáo Phạm Thị Thùy Trang, Hiệu trưởng THCS Nguyễn Huệ cho biết, giáo viên thiếu chủ yếu ở bộ môn Giáo dục công dân: “Giáo viên nhà trường chủ yếu có giáo viên Ngữ văn chứ không có chuyên môn về Giáo dục công dân. Vì thế, trong bồi dưỡng modul của Bộ Giáo dục -Đào tạo thì ngay từ tháng 5 trường đã phân công giáo viên đi tham gia các khóa bồi dưỡng đó. Đồng thời, trong năm học, Nhà trường cũng tổ chức tốt việc sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, qua đó, giáo viên được dự giờ, trao đổi cách thức tổ chức dạy học. Tất cả các giáo viên”
Năm học này, số lượng học sinh các cấp trên địa bàn huyện Bắc Trà My tăng hơn 1000 em so với năm học trước. Học sinh tăng nhưng giáo viên không được bổ sung, thậm chí còn thiếu hụt hơn so với năm học trước do một số thầy cô được điều chuyển về xuôi công tác, một số khác đến tuổi nghỉ hưu, khiến tình trạng thiếu giáo viên càng thêm căng thẳng. Theo thầy giáo Nguyễn Thanh Tú, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Trà My, hiện cả huyện còn thiếu 55 giáo viên, chủ yếu ở bậc Tiểu học và Mầm non. Để khắc phục tình trạng này, Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện đã tham mưu UBND huyện rà soát số lượng giáo viên còn thiếu trình UBND tỉnh Quảng Nam lên kế hoạch thi tuyển viên chức. Tuy nhiên, chiếu theo Luật giáo dục mới, đối với giáo viên mầm non phải có trình độ cao đẳng; giáo viên THCS trở lên phải có trình độ đại học, thì trình độ giáo viên hiện nay vẫn chưa theo kịp Luật giáo dục nên việc tuyển dụng rất khó khăn. Thầy giáo Nguyễn Thanh Tú cho rằng, trong khi chờ được bổ sung giáo viên, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng chính quyền địa phương nên cho các trường linh hoạt trong việc hợp đồng giáo viên để đảm bảo nơi nào có học sinh, nơi đó có giáo viên: “Hiện nay khó khăn nhất là giáo viên mầm non quy định phải có trình độ cao đẳng; còn giáo viên tiểu học trở lên phải có trình độ đại học trở lên.Nhưng thực tế trình độ giáo viên không theo kịp Luật giáo dục, vì vậy mà xin chủ trương cho mầm non hợp đồng giáo viên trung cấp; còn giáo viên Tiểu học có thể hợp đồng giáo viên có trình độ cao đẳng để giải quyết tạm thời việc thiếu giáo viên. Bên cạnh đó, đối với giáo viên nghỉ hưu nếu trường nào thiếu quá thì có thể vận động họ, hợp đồng họ trở lại giảng dạy trong thời gian chưa thi viên chức giáo viên. Giải pháp trước mắt là như vậy”
Năm học mới 2022-2023, tình trạng thiếu giáo viên ở tỉnh Quảng Nam xảy ra ở hầu khắp các trường từ đồng bằng đến miền núi. Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam, năm học 2022-2023, cả tỉnh còn thiếu hơn 2.500 giáo viên, tập trung chủ yếu ở khu vực miền núi. Trong đó, một số địa phương thiếu số lượng viên chức giáo viên nhiều như: huyện Đông Giang, số giáo viên còn thiếu chiếm khoảng 23%; Phước Sơn 22%, Nam Giang 11%, Tiên Phước 10%...Nguyên nhân thiếu nhiều giáo viên miền núi là điều kiện kinh tế-xã hội ở miền núi còn nhiều khó khăn; cơ sở hạ tầng, giao thông ở vùng sâu, vùng xa còn chưa đảm bảo. Đặc biệt, sau khi một số thôn, xã miền núi được đưa ra khỏi vùng kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, chính sách đối với viên chức tại các khu vực này bị cắt giảm, một bộ phận giáo viên xin chuyển công tác về đồng bằng dẫn đến thiếu hụt giáo viên. Đề cập đến giải pháp khắc phục thiếu giáo viên các cấp cho năm học này, ông Thái Viết Tường, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam cho biết: “Những năm qua, do một số nơi tăng lớp, một số nơi thì lại giảm lớp. Nơi nào tăng lớp thì thiếu giáo viên, nơi nào giảm lớp thì thừa giáo viên nên phải luân chuyển giáo viên từ trường này sang trường khác. Hiện, ngành Giáo dục -Đào tạo và UBND các huyện đang tập trung rà soát, bố trí, sắp xếp, điều chuyển giáo viên hợp lý, đảm bảo tỉ lệ giáo viên trên lớp để dạy các khối cấp học, bậc học Mầm non, Tiểu học, THCS,THPT”./.
Viết bình luận