ĐHA ĐHÂM MANỨIH CƠ TU CHẮP KIÊNG TR’COỌ XA NƯL TY CHR’NẮP
Thứ năm, 08:26, 28/11/2024 (Thực hiện: A Viết Sĩ) (Thực hiện: A Viết Sĩ)
Ooy truíh pr’ắt tr’mung xoọc đâu, vêy bấc tr’coọ xa nưl ty chr’nắp âng đhanuôr zâp acoon cóh xoọc vêy đhr’năng bil pất.

 

Hân đhơ cơnh đêêc, coh chr’hoong da ding k’coong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, bhiệc zư lêy lâng pa dưr đợ râu chr’năp tr’coọ xa nưl ty ahay dzợ vêy bơơn zâp apêê nghệ nhân t’bhlâng zư pa dưr. Lâh mơ, căh mưy apêê nghệ nhân ga rựa t’ha, năc zâp apêê pr’zợc p’niên cung ơy lâng xoọc ting p’têêt zư pa dưr đợ râu chr’năp văn hoá âng a’conh a’bhươp ahay đợc đoọng.

Anoo Pơ Loong Phước, cóh vel Ga Lêê, chr’val Tà Bhing năc mưy manưih cơnh đêêc. Lâng râu chăp kiêng, zay ta bách âng lang p’niên, Pơ Loong Phước xoọc chrooi pa xoọng zư lêy, pa dưr pr’hoọm văn hoá acoon cóh đhị bhiệc chi ớh lâng bhrợ tr’coọ xa nưl ty chr’năp. T’ruih P’rá xa nay coh Gươl tuần nâu, PV A Viết Sĩ vêy prá xay lâng anoo Pơ Loong Phước, manứih chăp kiêng tr’coọ xa nưl ty chr’năp âng manưih Cơ Tu. Đhanuôr lâng pr’zợc đương xơợng:

 

PV: Chăp hơnh anoo Pơ Loong Phước. Nhăn ta mooh anoo! Ha bêl anoo choom chi ơh lâng choom bhrợ tr’coọ xa nưl ty chr’năp lâng ngai pa choom ha noo?

Anoo Pơ Loong Phước: Tơợ dzợ p’niên acu ơy chắp kiêng pr’hát xa nưl ty ahay. Học tươc lớp 10 acu lơi học lâng tơợ đêêc năc tơợp chấc lêy năl bâc lâh mơ ooy tr’coọ xa nưl Cơ Tu. Bêl dzợ p’niên acu ta luôn ting apêê ga rựa cóh vel, chr’val đoọng lêy pa choom t’taanh, chi ơh lâng bhrợ tr’coọ xa nưl, acu ting pa choom ta mooh. Ha đhị căh năl apêê pa choom đoọng liêm ta nih. Moon zr’nưm, tơợ c’moo 2015 acu ơy choom chi ơh lâng bhrợ tr’coọ xa nưl.

PV: Xoọc bêl căh vêy bâc apêê p’niên chăp kiêng pr’hat xa nưl ty ahay, ha dợ hâu tu anoo kiêng bh’rợ nâu?

Anoo Pơ Loong Phước: Moon bhlâng, acu căh mưy kiêng pr’hat xa nưl năc zâp đăh văn hoá ty âng manưih Cơ Tu acu zêng kiêng. Acu kiêng đợ râu chr’năp văn hoá ty ta zư đợc lâng pa dưr lâh mơ, oó đoọng bil pât. Đợ râu âng a’conh a’bhươp đợc đoọng ahêê lêy zư pa liêm. Lâh mơ, tr’coọ xa nưl moót ooy a’ham cu ơy. Bêl acu choom chi ơh năc acu kiêng bhrợ tr’coọ xa nưl. Kiêng châc lêy năl đoọng pa choom kinh nghiệm.

PV: Tươc đâu, anoo choom chi ơh lâng bhrợ ha mơ tr’coọ xa nưl Cơ Tu?

Anoo Pơ Loong Phước: Moon zr’nưm, bâc tr’coọ xa nưl âng manưih Cơ Tu cơnh n’jưi, khèn, a’bel, cr’dool... zêng choom chi ơh. Mưy khèn căh choom cu bhrợ ha dợ choom chi ơh. Lâh mơ bhrợ tr’coọ xa nưl năc dzợ taanh dzặc cơnh zong, t’lêếc lâng zâp râu a’đhung, h’điing.. zêng choom bhrợ. Pr’ăt tr’mung âng cu căh choom căh vaih tr’coọ xa nưl lâng taanh dzặc.

PV: Ting cơnh anoo, râu zr’nắh k’đhạp bhlâng đăh bhrợ tr’coọ xa nưl Cơ Tu năc n’hâu?

Anoo Pơ Loong Phước: Đăh râu zr’năh k’đhạp bhrợ tr’coọ xa nưl Cơ Tu cung ting tr’coọ xa nưl. Hân đhơ cơnh đêếc, ơy bool bhrợ lâng vêy kinh nghiệm năc cung doọ râu k’đhạp. Cơnh acu bhrợ cung lêy buôn, cơnh n’jưl, a’bel, a’xăng cắh cậ taanh zong, a’pậ taanh liêm buiôn. Mưy khèn bhrợ k’đhạp, châc lêy pr’đươi pr’dua lêy bhrợ k’đươi moon bâc c’năt bh’rợ, bil bâc cr’chăl t’ngay. Tu cơnh đêêc tươc đâu acu căh ơy choom bhrợ tr’coọ xa nưl nâu.

PV: Anoo căh mưy bhrợ tr’coọ xa nưl đoọng đươi năc dzợ đoọng pa câl ha ta mooi dzợ, căh lua?

Anoo Pơ Loong Phước: Ợ. Bêl ahay acu bhrợ đoọng đươi dua lâng bhrợ ting cơnh cr’noọ cr’niêng. Đợ t’tưn năc vêy bâc ngai năl tươc lâng câl đươi, lâh mơ năc ta mooi lươt chi ơh. Đăh dự án FIDR Nhật Bản cung vêy câl, cung vêy pa xoọng zên. Lâh mơ, tơợ c’moo 2023 acu ting pâh bhrợ ooy HTX taanh dzặc âng chr’val, zâp tuần vêy ting pâh bhrợ liêm zâp. Pâh bhrợ coh đâu cung vêy bâc râu chr’năp liêm, bhrợ crêê cơnh cr’noọ lâng choom pa câl bh’nơơn pr’đươi pa xoọng zên. Lâh mơ, zâp bêl bhiệc bhan cơnh chiing cha gâr, hội chợ âng chr’val, chr’hoong bhrợ azi zêng âng đơơng bh’nơơn pr’đươi nâu pa câl ha ta mooi.

PV: Lâng anoo, tr’coọ xa nưl chr’năp ha cơnh ooy pr’ăt tr’mung manưih Cơ Tu?

Anoo Pơ Loong Phước: Moon zr’nưm, tr’coọ xa nưl âng zâp acoon coh zêng vêy râu chr’năp lalay âng đay. Âng manưih Cơ Tu cung cơnh đêêc, ooy pr’ăt tr’mung văn hoá căh choom căh vaih tr’coọ xa nưl. Ha dang căh vaih xa nưl khèn, chiing cha gâr năc nga ngoọp bhlâng lâng bil pât râu chr’năp văn hoá ty. Nâu cơy apêê ga rựa căh dzợ bâc, lang p’niên lêy zư pa dưr đoọng tr’coọ xa nưl manưi Cơ Tu doọ choom bil pât.

PV: Ớ, p’têết cớ g’lúh prá xay bêl đâu, ahêê tr’lưm lâng t’cooh Trần Ngọc Hùng, Trưởng phòng VH-TT chr’hoong Nam Giang. Nhăn ta mooh t’cooh, nắc mưy manưih dzợ p’niên ha dợ Pơ Loong Phước ting năl bâc lâng chăp kiêng văn hoa ty âng acoon cóh đây. T’cooh xay moon ha cơnh ooy đợ râu chrooi đoọng âng pr’zợc p’niên nâu đăh bhiệc zư lêy lâng pa dưr đợ râu chr’năp văn hoá ty đhanuôr Cơ Tu?

Ông Trần Ngọc Hùng: “Pơ Loong Phước n’niên c’moo 1995, hân đhơ cơnh đêếc zâp ngai liêm buôn bơơn lêy c’léh cha nụp âng anoo ooy zâp phóng sự, clip crêê tước đắh zư lêy lâng pa dưr chr’nắp văn hoá ty cóh vel đông chr’hoong Nam Giang lâng chr’val Tà Bhing. Pơ Loong Phước choom moon nắc mưy manứih pr’hắt pr’hiêl âng chr’hoong Nam Giang, nắc mưy ooy đợ pr’zợc p’niên chắp kiêng văn hoá ty cung cơnh zâp râu bh’rợ nghệ thuật ty chr’nắp âng manứih Cơ Tu. Nắc mưy manứih chr’nắp liêm đắh bh’rợ zư lêy lâng pa dưr văn hoá ty. Anoo choom chi ớh zâp râu tr’coọ xa nưl cơnh n’jưl, tù và, khèn... lấh mơ dzợ choom prá pr’ma, bhrợ bh’noóch lâng taanh dzặc”.

PV: T’cooh vêy râu xay moon ooy Pơ Loong Phước cung cơnh zâp apêê pr’zợc p’niên Cơ Tu lơơng đăh bhiệc zư lêy văn hoá âng đhanuôr đay?

Ông Trần Ngọc Hùng: “Lâng Pơ Loong Phước acu ta luôn p’too p’zương lâng moon a’đoo ta luôn lêy t’bhlâng pa dưr đợ râu âng đay ơy choom bhrợ, cắh ha mơ pa đhêy ta moóh pa choom râu t’mêê liêm lấh. Cr’chăl nâu, moon pa choom đoọng ha pêê pr’zợc lơơng ting lêy bhrợ, lấh mơ nắc apêê p’niên tiểu học lâng THCS. Lấh mơ, lâng pr’zợc p’niên xoọc đâu, acu rơơm apêê pr’zợc lêy năl chắp kiêng văn hoá âng đay cơnh pr’zợc Pơ Loong Phước, zư lêy văn hoá ty âng a’conh a’bhướp ahay đợc đoọng. Acu rơơm cr’chăl nâu a’tốh vêy pa xoọng bấc Pơ Loong Phước dzợ”.

PV: Ớ, chăp hơnh t’cooh Trần Ngọc Hùng lâng anoo Pơ Loong Phước ooy g’luh prá xay bêl đâu!

TRAO ĐỔI: “THANH NIÊM CƠ TU ĐAM MÊ NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG”

Trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại, không ít nhạc cụ truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số đứng trước nguy cơ mai một. Tuy nhiên, ở huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, việc bảo tồn và phát huy giá trị các nhạc cụ truyền thống vẫn được các nghệ nhân tích cực đẩy mạnh. Đặc biệt, không chỉ các nghệ nhân lớn tuổi mà các bạn trẻ cũng đã và đang tiếp nối những giá trị văn hoá mà ông cha để lại.

Anh Pơ Loong Phước, ở thôn Ga Lêê, xã Tà Bhing là một điển hình như thế. Bằng sự đam mê, nhiệt huyết của tuổi trẻ, Pơ Loong Phước đang góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc qua việc biểu diễn và chế tác nhạc cụ truyền thống. CM “Câu chuyện ở Gươl” tuần này, PV A Viết Sĩ có cuộc trao đổi với anh Pơ Loong Phước, người đam mê nhạc cụ truyền thống Cơ Tu. 

PV: Xin chào anh Pơ Loong Phước. Thưa anh! Từ khi nào anh biết chơi và chế tác nhạc cụ truyền thống và ai là người chỉ dạy cho anh?

Anh Pơ Loong Phước: Từ nhỏ tôi đã đam mê nhạc cụ truyền thống. Học đến lớp 10 vì điều kiện khó khăn nên tôi bỏ học và cũng từ đó bắt đầu tìm hiểu kỹ hơn về các loại nhạc cụ Cơ Tu. Hồi nhỏ tôi thường xuyên đi theo các nghệ nhân trong thôn, xã để vừa xem họ đan lát, chơi và chế tác nhạc cụ, qua đó tôi vừa học hỏi. Chỗ nào tôi không biết thì nhờ họ chỉ dạy, họ cũng nhiệt tình chỉ cho tôi. Nói chung, từ năm 2015 là tôi đã biết chơi và chế tác nhạc cụ rồi.

PV: Trong khi không nhiều người cùng trang lứa mặn mà với nhạc cụ truyền thống, vì sao anh lại yêu thích công việc này?

Anh Pơ Loong Phước: Nói thật, tôi không chỉ yêu thích nhạc cụ mà tất cả văn hoá truyền thống của người Cơ Tu tôi đều yêu thích cả. Tôi muốn những giá trị văn hoá truyền thống được lưu giữ và phát huy hơn nữa, không để bị mai một. Những gì mà ông cha để lại chúng ta phải biết trân trọng và giữ gìn. Đặc biệt, nhạc cụ với tôi nó ăn sâu vào máu rồi. Khi tôi biết chơi nhạc cụ thì tôi lại thích chế tác nữa. Tôi luôn tìm tòi và học hỏi để tích luỹ kinh nghiệm.

PV: Thưa anh! Đến nay, anh có thể chơi và chế tác được bao nhiêu nhạc cụ dân tộc Cơ Tu?

Anh Pơ Loong Phước: Nói chung, rất nhiều nhạc cụ của người Cơ Tu như đàn 2 dây, khèn, a’bel, a’xăng, cr’dool... tôi đều chơi và chế tác được hết. Chỉ có khèn là tôi chưa làm được nhưng ngược lại tôi chơi khá ổn. Ngoài chế tác nhạc cụ ra tôi còn biết đan lát nữa, như gùi đàn bà (zong), gùi đàn ông (t’lếêc) và các loại nia, mâm, giỏ... tôi đều làm được. Thật sự, cuộc sống của tôi không thể thiếu nhạc cụ và nghề đan lát được.

PV: Theo anh, điều khó khăn nhất trong chế tác nhạc cụ của người Cơ Tu là gì?

Anh Pơ Loong Phước: Về sự khó khăn trong chế tác nhạc cụ Cơ Tu thì cũng tuỳ loại nhạc cụ. Nhưng nếu chúng ta làm quen rồi, thêm tay nghề tốt và có nhiều kinh nghiệm thì cũng không khó khăn nhiều. Như tôi giờ thấy làm cũng đơn giản, như đàn 2 dây, a’bel, a’xăng hay thậm chí đan lát gùi, nia tôi thấy làm không khó khăn lắm, chỉ hơi tốn thời gian thôi. Chỉ có khèn là tôi thấy khó làm thôi, tìm nguyên vật liệu cũng khó mà đòi hỏi nhiều công đoạn lẫn thời gian nữa. Vì thế mà đến giờ tôi chưa thể chế tác được loại nhạc cụ khèn này.

PV: Anh không chỉ chế tác nhạc cụ vì đam mê mà còn để bán cho khách du lịch nữa, đúng không ạ?

Anh Pơ Loong Phước: Đúng vậy. Trước đây tôi làm nhạc cụ chỉ để thoả niềm đam mê và sử dụng cho mục đích cá nhân thôi. Về sau được nhiều người biết đến và đặt hàng, nhất là khách du lịch. Bên Dự án FIDR của Nhật Bản cũng có đặt mua, cũng vui vì có thêm thu nhập. Ngoài ra, từ năm 2023 tôi có tham gia bên Hợp tác xã đan lát truyền thống của xã, mỗi tuần các thành viên tập trung đan lát đều đặn. Tham gia ở đây cũng có nhiều lợi ích, vừa làm đúng với đam mê của mình mà vừa có thể bán sản phẩm kiếm thêm thu nhập. Đặc biệt, trong các lễ hội lớn như âm vang cồng chiêng, hội chợ của xã, huyện tổ chức... chúng tôi đều mang các sản phẩm đan lát của mình giới thiệu và bán cho khách nữa.

PV: Với anh, nhạc cụ truyền thống có ý nghĩa như thế nào trong đời sống của người Cơ Tu?

Anh Pơ Loong Phước: Nói chung, nhạc cụ truyền thống của mỗi dân tộc đều mang một ý nghĩa đặc biệt khác nhau. Của người Cơ Tu cũng vậy, trong đời sống văn hoá không thể thiếu nhạc cụ. Nếu không có tiếng đàn, tiếng khèn, cồng chiêng... thì rất nhàm chán, một phần nào đó mất đi giá trị văn hoá truyền thống. Giờ các nghệ nhân ngày càng lớn tuổi, không còn nhiều, lớp trẻ cần bảo tồn và phát huy để nhạc cụ truyền thống người Cơ Tu không bị mai một.

PV: Vâng! Tiếp tục cuộc trò chuyện, chúng ta gặp gỡ ông Trần Ngọc Hùng, Trưởng phòng VH-TT huyện Nam Giang. Thưa ông! Là một người còn trẻ, nhưng Pơ Loong Phước lại am hiểu và đam mê văn hoá truyền thống của đồng bào mình. Ông đánh giá như thế nào về những đóng góp của bạn trẻ này trong việc góp phần gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu?

Ông Trần Ngọc Hùng: Pơ Loong Phước sinh năm 1995, nhưng mọi người có thể bắt gặp hình ảnh của anh ấy ở các phóng sự, clip liên quan đến bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống trên địa bàn huyện Nam Giang và xã Tà Bhing. Pơ Loong Phước có thể nói là một nhân vật hiếm hoi của huyện Nam Giang, là một trong những bạn trẻ rất đam mê văn hoá truyền thống cũng như các loại hình nghệ thuật truyền thống của người Cơ Tu. Là một nhân tố rất quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống. Anh ấy có khả năng sử dụng các loại nhạc cụ như đàn 2 dây, tù và, khèn... ngoài ra có thể hát lý, nói lý và đan lát nữa.

PV: Ông có điều gì muốn nhắn nhủ đến Pơ Loong Phước cũng như các bạn trẻ Cơ Tu ngày nay trong việc bảo tồn văn hóa của đồng bào mình?

Ông Trần Ngọc Hùng: Đối với Pơ Loong Phước tuôi luôn động viên và chia sẻ với bạn ấy phải luôn cố gắng phát huy những gì mình đã làm được, không ngừng học hỏi tìm tòi thêm nhiều cái mới, cái hay hơn nữa. Bên cạnh đó, truyền đạt lại ngọn lửa đó cho các bạn trẻ khác, đặc biệt là các bạn học sinh tiểu học và THCS. Ngoài ra, với các bạn trẻ hiện nay, tôi mong các bạn hãy biết trân trọng và yêu văn hoá của mình như bạn Pơ Loong Phước, giữ gìn văn hoá truyền thống mà cha ông để lại. Tôi mong thời gian tới có thêm nhiều Pơ Loong Phước hơn nữa.

PV: Vâng! Cảm ơn ông Trần Ngọc Hùng và anh Pơ Loong Phước về cuộc trao đổi này!

(Thực hiện: A Viết Sĩ)

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC