Tỉnh n’nâu t’bhlâng choh bhrợ đhị zâp vel, bhươl, tổ dân phố vêy 1 đong ăt bhrợ za zum. Đhị zr’lụ da ding ca coong Quảng Nam, đong ăt bhrợ za zum bơơn choh bhrợ năc Gươl - năc đhr’niêng bh’rợ tơợ a hay âng ma nưih Cơ Tu.
Tơơp c’moo đâu, đong ăt bhrợ za zum coh tổ dân phố Gừng, thị trấn Prao, chr’hoong da ding ca coong Đông Giang bơơn pa luih đươi dua dhị râu hâng hơnh âng đha nuôr Cơ Tu coh đâu.
Đong ăt bhrợ za zum ta bhrợ cơnh Gươl, c’leh văn hóa tơợ ahay âng ma nưih Cơ Tu coh tỉnh Quảng Nam. Đong n’nâu bơơn choh bhrợ đhị đhăm bhưah k’noọ 400 mét vuông, zên 2,5 tỷ đồng tơợ zên Bh’rợ xa nay cr’noọ cr’niêng k’tiêc k’ruung pa dưr tr’mông tr’meh - pr’ăt tr’nơt zr’lụ đha nuôr acoon coh lâng da ding ca coong cr’chăl 2021-2025. Đong bơơn choh pa dưr bhrợ crêê cr’noọ âng đha nuôr coh đâu.
T’cooh Alăng Thiệu, Tổ trưởng Tổ dân phố Gừng, thị trấn Prao, chr’hoong Đông Giang đoọng năl, l’lăm a hay, zâp g’luh họp đha nuôr năc ta bhrợ đhị Gươl k’tứi, xiên xoọn k’đhap k’ra. Nâu câi, vêy đong ăt bhrợ za zum bhưah ga măc, năc cớ ặt đhị m’pâng, pa bhlâng liêm buôn ha đha nuôr:
“Tơợ bêl bơơn k’rang choh bhrợ đoọng đong ăt bhrợ za zum âng vel năc liêm buôn ha đha nuôr họp hành, pa chung bh’rợ. Bêl vêy đhr’niêng bh’rợ âng vel công bhrợ đhị đâu, zư đơc văn hóa lang a hay. Đha nuôr pa bhlâng bhui har. Chăp hơnh Đảng, Nhà nước âi k’rong choh bhrợ đong ăt bhrợ za zum”.
Tơợ t’ngay vêy đong ăt bhrợ za zum âng vel, đha nuôr vêy đhị hop, prá xay c’lâng bhrợ cha, tr’zooi pa dưr tr’mông, t’bil ha ul pa xiêr đha rưt, zư đơc c’leh văn hóa Cơ Tu. T’mêê đâu, tơợ zên Dự án 6 âng Bh’rợ xa nay cr’noọ cr’niêng k’tiêc k’ruung pa dưr tr’mông tr’meh - pr’ăt tr’nơt zr’lụ đha nuôr acoon coh lâng da ding ca coong ooy “Zư đơc, pa dưr chr’năp văn hóa liêm pr’hay âng apêê acoon coh p’têêt lâng pa dưr du lịch”, Tổ dân phố Gừng, thị trấn Prao, chr’hoong Đông Giang bơơn zooi đoọng muy c’bhuh tr’coó xa nul Cơ Tu, pa zêng 1 bêệ chiing lâng 5 bêệ cha gâr. Moot apêê t’ngay x’ría tuần, t’cooh vel Cơlâu Nhím, coh tổ dân phố Gừng, thị trấn Prao, chr’hoong Đông Giang đh’rưah lâng apêê coh c’bhuh đhưưng xí âng tổ dân phố tươc đong ăt bhrợ za zum pa choom tân tung da dă, prá pr’ma bhrợ bh’nooch lâng pa choom đợ tr’coó xa nul âng acoon coh đay.
T’cooh vel Cơlâu Nhím c’moo đâu 70 c’moo công năc ma nưih lưch loom chăp kiêng lâng choom cha ơh bâc tr’coó xa nul âng ma nưih Cơ Tu. Ađoo bhui har tu đợ chr’năp âng văn hóa acoon coh đay bơơn Nhà nước k’rang k’rong zư đơc. T’cooh vel Cơlâu Nhím bh’nhăn bhui har lâh bêl ting t’ngay ting vêy bâc p’niên kiêng pa choom cha ơh tr’coó xa nul âng acoon coh đay, doó dzợ k’pân bil pât:
“Tân tung da dă, prá pr’ma bhrợ bh’nooch năc đoo đhr’niêng bh’rợ tơơ ahay âng ma nưih Cơ Tu. Nâu câi zư đơc bh’rợ n’năc, pa choom đoọng cớ ha coon cha chau. Tu cơnh đêêc vêy đong ăt bhrợ za zum zâp ngai k’rong chô ooy đâu prá pr’ma, bhrợ bh’nooch, muy bơr ngai piah n’jưh, đhưưng cha gâr, n’toong chiing, pooh bhr’nooh c’bhọor, r’dợ bơơn choom zư đơc bh’rợ tr’nêng âng lang aconh abhươp ahay”.
Đông Giang năc muy coh bâc vel đong da ding ca coong tỉnh Quảng Nam bhrợ liêm bh’rợ k’rong bhrợ apêê cr’noọ bh’rợ zư đơc văn hóa, pa ghit năc choh bhrợ apêê đong ăt bhrợ za zum âng ma nưih Cơ Tu đhị vel, bhươl, tổ dân phố. Tươc đâu, tơợ zên Bh’rợ xa nay cr’noọ cr’niêng k’tiêc k’ruung pa dưr tr’mông tr’meh - pr’ăt tr’nơt zr’lụ đha nuôr acoon coh lâng da ding ca coong cr’chăl 2021-2025, chr’hoong n’nâu bhrợ pa dưr, đươi dua 27 đong ăt bhrợ za zum coh vel bhươl, tổ dân phố cơnh lâng pa zêng zên lâh 70 tỷ đồng. Đong ăt bhrợ za zum bơơn bhrợ têng ting cơnh Gươl, năc c’leh đhr’niêng bh’rợ âng ma nưih Cơ Tu coh Quảng Nam. Zên bhrợ zâp đong ăt bhrợ za zum tơợ 2,1 tỷ tươc 2,5 tỷ đồng, ga măc tơợ 200 tươc 300 ma nưih tơt.
T’cooh Hồ Hiệp, Giám đốc Ban K’đhơợng lêy bhrợ dự án k’rong bhrợ - pa dưr c’bhuh k’tiêc chr’hoong Đông Giang đoọng năl, cr’chăl xay bhrơh đong ăt bhrợ za zum, đha nuôr vel đong pa bhlâng xơợng đươi, bâc ngai dzợ đoọng k’tiêc, căh đơp zên chroot. Tu cr’noọ xa nay la lua, bơơn đha nuôr xơợng đươi tu cơnh đêêc nâu đoo năc muy coh apêê dự án, c’bhuh xa nay k’rong bhrợ âng Bh’rợ xa nay cr’noọ cr’niêng k’tiêc k’ruung pa dưr tr’mông tr’meh - pr’ăt tr’nơt zr’lụ đha nuôr acoon coh lâng da ding ca coong vêy đợ pay đoọng zên liêm choom bhlâng:
“N’đăh choh bhrợ đong ăt bhrợ za zum bơơn đha nuôr xơợng đươi. Đoọng choh bhrợ, muy bơr đhị đha nuôr dzợ pay đoọng k’tiêc. Chr’hoong t’bhlâng, zâp vel, bhươl t’bhlâng vêy 1 đong ăt bhrợ za zum”.
Xang 3 c’moo xay bhrợ Bh’rợ xa nay cr’noọ cr’niêng k’tiêc k’ruung n’đăh pa dưr tr’mông tr’meh - pr’ăt tr’nơt zr’lụ đha nuôr acoon coh lâng da ding ca coong cr’chăl 2021-2025, tỉnh Quảng Nam âi bơơn bhrợ lâh 313 c’bhuh bh’rợ, coh đêêc vêy 56 đong ăt bhrợ za zum vel bhươl. Năc ting đhr’niêng bh’rợ, pr’ăt tr’mông âng ting c’bhuh acoon ma nưih năc ta bhrợ đong ăt bhrợ za zum bơơn choh bhrợ liêm glăp.
Đong ăt bhrợ za zum năc đhị buôn hop hành, ăt bhrợ bh’rợ za zum âng vel, đoọng k’đhơợng pa dưr bh’rợ đoàn kết, xay bhrợ liêm choom bh’rợ xay p’too xơợng đươi apêê c’lâng xa nay âng Đảng, Nhà nước. Đong ăt bhrợ za zum âi pa dưr bh’nơơn đươi dua bâc cr’noọ xa nay, pa zum bhrợ đong g’đach boo tuh,. Muy bơr đhị dzợ đươi dua đhị ra pă pa căh bh’nơơn bh’rợ; đhị zư đơc apêê tr’coó xa nul, pr’đươi pr’dua âng đha nuôr acoon coh tỉnh Quảng Nam. T’cooh Hà Ra Diêu, Phó Trưởng Ban Acoon coh tỉnh Quảng Nam đoọng năl, đong ăt bhrợ za zum năc muy coh bâc bh’rợ âng dự án ăt đhị Bh’rợ xa nay cr’noọ cr’niêng k’tiêc k’ruung vêy đợ pay đoọng zên liêm bhlâng, tu bhrợ crêê cr’noọ cr’niêng âng đha nuôr, bơơn đha nuôr mr’cơnh xơợng đươi:
“Pr’đơợ k’rong bhrợ đhị Dự án Bh’rợ xa nay cr’noọ cr’niêng k’tiêc k’ruung pa dưr tr’mông tr’meh pr’ăt tr’nơt zr’lụ đha nuôr acoon coh lâng da ding ca coong năc cr’đơơng tươc tr’mông tr’meh pr’ăt tr’nơt coh zr’lụ đha nuôr acoon coh lâng da ding ca coong, chroi đoọng bhrợ tr’xăl zr’lụ vel bhươl coh da ding ca coong”./.
QUẢNG NAM MỖI THÔN, BẢN CÓ 1 NHÀ SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG
Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 và lồng ghép nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh Quảng Nam triển khai xây dựng nhà sinh hoạt công đồng thôn, bản. Tỉnh này phấn đấu xây dựng tại mỗi thôn, bản, tổ dân phố có 1 nhà sinh hoạt cộng đồng. Tại vùng miền núi Quảng Nam, nhà sinh hoạt cộng đồng được thiết kế theo kiến trúc Gươl, nhà truyền thống của người Cơ Tu.
Đầu năm nay, nhà sinh hoạt cộng đồng ở tổ dân phố Gừng, thị trấn Prao, huyện miền núi Đông Giang được khánh thành đưa vào sử dụng trong niềm vui mừng, tự hào của đồng bào Cơ Tu nơi đây.
Nhà sinh hoạt cộng đồng được thiết kế theo kiến trúc Gươl, là biểu tượng, văn hóa truyền thống của người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam. Nhà sinh hoạt cộng đồng được xây dựng trên diện tích gần 400 m2, kinh phí 2,5 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025. Nhà sinh hoạt cộng đồng được đưa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân nơi đây.
Ông A Lăng Thiệu, Tổ trưởng Tổ dân phố Gừng, thị trấn Prao, huyện miền núi Đông Giang cho biết, trước đây, mỗi lần họp dân phải tổ chức tại nhà Gươl truyền thống, chật chội và bất tiện. Bây giờ, có nhà sinh hoạt cộng đồng rộng rãi, nằm ở vị trí trung tâm, rất thuận tiện cho người dân đi lại:
“Từ khi được quan tâm hỗ trợ làm nhà sinh hoạt cộng đồng rất thuận lợi cho bà con đến họp hành, tập huấn. Khi có phong tục hay tổ chức tiệc của thôn cũng tổ chức tại đây, giữ bản sắc văn hóa, truyền thống. Bà còn rất là phấn khởi, cảm ơn Đảng, Nhà nước đã đầu tư nhà sinh hoạt cộng đồng”.
Từ ngày có nhà sinh hoạt cộng đồng, bà con có nơi hội họp, bàn cách làm ăn, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn bản sắc văn hóa Cơ Tu. Mới đây, từ nguồn vốn Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi về "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch", Tổ dân phố Gừng, thị trấn Prao, huyện Đông Giang được hỗ trợ một bộ nhạc cụ truyền thống của người Cơ Tu, gồm 1 chiêng lớn và 5 cái trống. Vào các ngày cuối tuần, già làng Ca Lâu Nhím, ở tổ dân phố Gừng, thị trấn Prao, huyện Đông Giang cùng các thành viên trong đội múa cồng chiêng của tổ dân phố đến nhà sinh hoạt cộng đồng để tập múa, hát Tung tung da dá, nói lý, hát lý và tập chơi các nhạc cụ dân tộc mình.
Già làng Ca Lâu Nhím năm nay 70 tuổi cũng là nghệ nhân rất đam mê, am hiểu và chơi thành thạo được nhiều nhạc cụ truyền thống của ngươi Cơ Tu. Ông rất mừng vì những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình được nhà nước quan tâm đầu tư bảo tồn. Già làng Ca Lâu Nhím càng vui hơn khi ngày càng có nhiều giới trẻ quan tâm học chơi các loại nhạc cụ dân tộc mình, không còn sợ bị mai một:
“Truyền thống của người Cơ Tu có điệu Tung tung da dá, nói lý hát lý. Hôm nay bảo tồn truyền thống ấy, xây dựng lại, ôn lại, truyền lại cho các cháu. Cho nên có nhà sinh hoạt cộng đồng mọi người tập trung về đây nói lý, hát lý, một số đánh đàn, đánh chiêng, đánh trống, dần dần từng bước ôn lại truyền thống của cha ông để lại”.
Đông Giang là một trong số địa phương miền núi tỉnh Quảng Nam làm tốt công tác đầu tư các hạng mục bảo tồn văn hóa, cụ thể là xây dựng các nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng Cơ Tu tại thôn, bản khu phố. Đến nay, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện này xây dựng, đưa vào sử dụng 27 nhà sinh hoạt cộng đồng ở thôn, bản, tổ dân phố với tổng kinh phí hơn 70 tỷ đồng. Nhà sinh hoạt cộng đồng được thiết kiến theo kiến trúc Gươl, là biểu tượng, văn hóa truyền thống của người Cơ Tu ở Quảng Nam. Kinh phí làm mỗi nhà sinh hoạt cộng đồng từ 2,1 tỷ đến 2,5 tỷ đồng, quy mô từ 200 đến 300 chỗ ngồi.
Ông Hồ Hiệp, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng - Phát triển quỹ đất huyện Đông Giang cho biết, quá trình triển khai làm nhà sinh hoạt cộng đồng, người dân địa phương rất hưởng ứng, nhiều người còn hiến đất, không nhận tiền đền bù. Vì nhu cầu thiết thực, được người dân ủng hộ cao nên đây là một trong các dự án, danh mục đầu tư thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có tỷ lệ giải ngân tốt nhất:
“Về xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng được người dân ủng hộ. Để xây dựng, một số nơi người dân hiến đất để làm. Huyện phấn đấu, mỗi thôn bản thôn cố gắng phải có 1 nhà sinh hoạt cộng đồng”.
Sau 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, tỉnh Quảng Nam đã xây dựng được hơn 313 danh mục công trình, trong đó có 56 nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, bản. Tùy theo phong tục tập quán, văn hóa, nếp sinh hoạt của từng dân tộc mà kiến trúc nhà sinh hoạt cộng đồng được thiết kế phù hợp.
Nhà sinh hoạt cộng đồng là nơi tổ chức hội họp, sinh hoạt, tổ chức các hoạt động văn hóa để duy trì tinh thần đoàn kết, triển khai có hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Nhà sinh hoạt cộng đã phát huy hiệu quả sử dụng đa mục đích, kết hợp làm nhà tránh trú bão lụt. Một số nơi còn sử dụng làm nơi trưng bày tư liệu, hình ảnh; cất giữ, bảo tồn các loại nhạc cụ truyền thống, đồ dùng sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam. Ông Hà Ra Diêu, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam cho biết, nhà sinh hoạt cộng đồng là một trong số các công trình, danh mục dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia này có tỷ lệ giải ngân rất tốt, vì đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân, được nhân dân đồng thuận rất cao:
“Nguồn lực đầu tư thực hiện tại Dự án Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tác động trực tiếp đến kinh tế, xã hội, văn hóa trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới ở miền núi”./.
Viết bình luận