Bh’nơơn n’nâu, lâh râu t’bhlâng âng Đảng bộ, chính quyền lâng đha nuôr apêê vel đong, vêy râu chroi đoọng căh hăt âng c’bhuh t’cooh vel, ma nưih vêy bâc ngai chăp coh đha nuôr acoon coh.
T’cooh Bhling Bloó coh vel Bhơ Hôồng, chr’val Sông Kon, chr’hoong Đông Giang c’moo đâu âi lâh 70 c’moo n’đhang vêy lâh 50 c’moo ăt ma mông lâng bh’rợ taanh dzăc Cơ Tu. T’cooh Bhling Bloó xay moon, hơnh bhlâng năc bêl vel Bhơ Hôồng, chr’val Sông Kôn bhrợ du lịch vel bhươl, apêê bh’nơơn taanh dzăc Cơ Tu bơơn bâc ngai năl tươc lâng pay câl. Bơơn năl râu cr’noọ, t’cooh âi bhriêl g’lăng bhrợ t’vaih bâc bh’nơơn lâng pâ tứi bâc cơnh liêm glăp ha t’mooi chơơih pay, đươi dua. Zâp c’moo t’cooh bhrợ dâng 40 bh’nơơn zâp râu, cơnh t’lêêch, zong, apâ, hađiing, a pươih, n’dzay… cơnh lâng chrnăp pa câl tơợ 250 r’bhâu tươc 1,5 ưc đồng ting bh’nơơn, pr’loọng đong t’cooh n’jưah vêy râu pa chô, n’jưah chroi zư đơc, xay pa căh c’leh bh’rợ lang aconh abhươp tươc lâng t’mooi. “Bâc ngai t’cooh cơnh azi năc lưch loom pa choom đoọng ha pêê ngai kiêng pa choom bh’rợ. tu apêê ngai taanh dzăc đhị vel Bhơ Hôòng zêng âi t’cooh đhur. Azi rơơm kiêng apêê pr’châc p’niên pay bh’rợ âng aconh abhươp đoọng zư đơc bh’rợ lang a hay âng ma nưih Cơ Tu”.
T’cooh Bhling Bloó căh muy năc ma nưih choom taanh dzăc năc dzợ choom cha ơh zâp râu tr’coó xa nul âng acoon coh đay. T’cooh công năc ma nưih bâc ngai chăp, ma mông liêm ta nih, lưch loom tu vel ma nang đoọng cacoon cha chau, đha nuôr ma ting lêy đươi bhrợ. Coh bh’rợ zư đơc bh’rợ taanh dzăc Cơ Tu, t’cooh năc muy coh bâc ngai zooi chính quyền vel đong pa choom đoọng ha pr’châc p’niên ng’cơnh taanh dzăc.
Đhị chr’hoong da ding ca coong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, t’ruih đha đhâm cơ Tu Alăng Blong k’đươi pa chô jâp bêl diic điêl nhi đoo tr’lơi công bơơn bâc ngai đooc nha nhac moon. Năc n’dơ bâc diic điêl Cơ Tu n’lơơng dzợ tr’vay lin đhị Tòa năc tu đong n’jưih ăt moon pa chô jâp n’đhang đong n’đăh đil căh tộ. T’cooh vel Bhơnươch Buh, coh vel Arui, chr’val Dang, chr’hoong Tây Giang đoọng năl, lâh đhr’niêng tooh jâp cr’van, xooc coh vel đong dzợ vêy đhr’năng tr’pay diic điêl bêl p’niên nhum, pa đhơch đươi ooy ma nưih ma dang bêl jeh ca ay, bêl đong vêy bh’rợ chr’năp năc a ộm cha cha bâc t’ngay… Pa dưr bh’rợ âng đay, t’cooh vel Bhơnươch Buh da doong đooc p’too moon đha nuôr lơi jợ đợ đhr’niêng bh’rợ căh liêm, zư đơc đợ văn hóa chr’năp liêm âng acoon coh đay. T’cooh vel Bhơnươch Buh xay moon; c’la t’cooh công ta luôn lươt l’lăm coh G’luh t’đang moon “Pa zêng đha nuôr đoàn kết pa dưr văn hóa” p’too moon cacoon cha chau g’đach bh’rợ tr’nêng môp lêt, đhr’niêng bh’rợ căh liêm: “Coh vel zi cơnh lâng bh’rợ căh crêê acu ta luôn đooc p’too moon đha nuôr. Cơnh bh’rợ tr’pay diic điêl bêl p’niên nhum, acu p’too moon đha nuôr căh đơc dưr vaih. Cơnh c’moo a hay vel Arui vêy apêê tr’pay diic điêl căh âi zâp c’moo ta đoọng, azi bil bâc cr’chăl xay bhrợ, xang bêl xang năc acu vêy yêm ăt tơt. Acu công da doong p’too moon đha nuôr oó lâh đươi dua ooy abhô dang, năc p’zay pa bhrợ ta têng, pa dưr tr’mông tr’meh. Đhêêng cơnh vel Arui zi bêl acu bhrợ t’cooh vel năc đha nuôr doó dzợ ngai lâh đươi ooy abhô dang”.
Đhị bh’rợ chr’năp, p’rá âng apêê t’cooh vel, ma nưih bâc ngai chăp, bâc đhr’niêng bh’rợ căh liêm crêê coh zr’lụ da ding ca coong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam âi r’dợ bơơn lơi jợ, apêê chr’năp văn hóa liêm crêê bơơn k’đhơợng zư. T’cooh Bhling Mia, Bí thư Huyện ủy Tây Giang moon ghit: “Apêê t’cooh vel căh muy lươt p’too moon t’bil lơi đhr’niêng bh’rợ căh crêê liêm, năc apêê dzợ p’too moon bhrợ pa dưr vel bhươl t’mêê, pa dưr tr’mông tr’meh, k’đhơợng nhâm yêm têêm vel bhươl. Apêê ăt ma mông liêm lâng đha nuôr vêy chr’năp lâng p’rá âng apêê đoo, bơơn đha nuôr xơợng đươi. K’noọ tươc chr’hoong vêy bhrợ lớp pa dưr pa liêm c’năl z’hai ha c’bhuh t’cooh vel, ma nưih vêy bâc ngai chăp đoọng apêê đoo pa dưr liêm lâh bh’rợ, chr’năp coh bh’rợ p’too moon đha nuôr”.
Tỉnh Quảng Nam xooc vêy 386 t’cooh vel, ma nưih bâc ngai chăp coh đha nuôr acoon coh. Bâc c’moo ha nua, pr’dưr pr’dzoọng zr’lụ đha nuôr acoon coh coh tỉnh vêy bâc râu tr’xăl t’mêê, pr’ăt tr’mông đha nuôr tr’xin bơơn ha dưr dal, văn hóa âng đha nuôr bơơn k’đhơợng zư lâng pa dưr… Đợ bh’nơơn n’năc, lâh đhị râu k’rang âng Đảng lâng Nhà nước, vêy râu chroi đoọng căh hăt âng c’bhuh t’cooh vel, ma nưih bâc ngai chăp đhị đha nuôr acoon coh. T’cooh Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đoọng năl: Tỉnh âi bhrợ k’zêt lơp pa choom đoọng, ha dưr dal c’năl z’hai p’too moon ha c’bhuh t’cooh vel, ma nưih bâc ngai chăp coh vel bhươl: “Acu lêy, coh zr’lụ dha nuôr acoon coh, đha nuôr apêê đoo pa bhlâng chăp xơợng t’cooh vel, ma nưih chr’năp. Tu cơnh đêêc, ha dang bh’rợ âng t’cooh vel, ma nưih bâc ngai chăp la lua liêm ta nih năc nâu đoo đhị zay truih p’too moon đha nuôr liêm choom bhlâng. Azi công da doong lum prá, hơnh deh đợ ngai liêm ta nih coh zr’lụ đha nuôr acoon coh. Đhị đêêc, pa dưr bh’rợ chr’năp âng apêê đoo coh bh’rợ lơi jợ apêê đhr’niêng bh’rợ, zư đơc văn hóa liêm pr’hay âng đha nuôr”./.
PHÁT HUY VAI TRÒ GIÀ LÀNG, NGƯỜI UY TÍN TRONG BẢO TỒN VĂN HÓA VÙNG ĐỒNG BÀO DTTS
Được sự đầu tư từ các chương trình, dự án, những năm gần đây, đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi, vùng cao tỉnh Quảng Nam đã có nhiều khởi sắc, các giá trị văn hóa truyền thống được lưu giữ và bảo tồn. Kết quả này, ngoài sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và người dân các địa phương, có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ già làng, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số.
Ông Bhling Bloó ở thôn Bhơ Hôồng, xã Sông Kôn, huyện Đông Giang năm nay đã hơn 70 tuổi nhưng có hơn hơn 50 năm gắn bó với nghề đan lát Cơ Tu. Ông Bhling Bloó bộc bạch, mừng nhất là khi làng Bhơ Hôồng, xã Sông Kôn làm du lịch cộng đồng, các sản phẩm đan lát Cơ Tu được nhiều người biết đến và đặt mua. Nắm bắt thị hiếu, ông linh động tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng về chủng loại và kích thước phù hợp cho du khách lựa chọn, sử dụng. Bình quân mỗi năm ông làm khoảng 40 sản phẩm các loại, như gùi nam - nữ, nong, nia, giỏ, mâm cơm... Với giá bán từ 250 nghìn đồng đến 1,5 triệu đồng tùy loại sản phẩm, gia đình ông vừa có nguồn thu nhập, vừa góp phần bảo tồn, giới thiệu, quảng bá nét nghề truyền thống của cha ông tới du khách. “Những người già như chúng tôi sẵn sàng truyền dạy, hướng dẫn cho những người có tâm huyết và muốn học nghề. Bởi những người đan lát tại thôn Bhơ Hôồng đều đã lớn tuổi. Chúng tôi mong muốn các bạn trẻ học lấy cái nghề của cha ông để mà bảo tồn, gìn giữ truyền thống của dân tộc Cơ Tu”.
Ông Bhling Bloó không chỉ là nghệ nhân giỏi đan lát mà còn biết chơi các loại nhạc cụ truyền thống. Ông cũng là người uy tín, sống mẫu mực, hết long vì cộng đồng để con cháu, dân làng noi theo. Trong lĩnh vực bảo tồn, gìn giữ nghề đan lát Cơ Tu, ông là một trong những người hỗ trợ chính quyền địa phương truyền dạy tận tình cho giới trẻ kỹ thuật đan lát.
Tại huyện vùng cao Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, câu chuyện chàng trai Cơ Tu A Lăng Blong đòi lại của khi vợ chồng ra Tòa ly dị vẫn được nhiều người nhắc đến. Thậm chí, nhiều đôi vợ chồng Cơ Tu khác còn cãi vã ầm ĩ trước Tòa chỉ vì nhà trai quyết tâm đòi lại lễ vật đã cho khi cưới nhưng nhà gái không chịu trả. Già làng Bhơ Nướch Buh, ở thôn A Rui, xã Dang, huyện Tây Giang cho biết, ngoài tục thách cưới, đòi của, hiện ở địa phương vẫn còn tồn tại nhiều hủ tục như tảo hôn, cúng bái khi ốm đau, khi nhà có việc hiếu, hỉ thì uống rượu nhiều ngày … Phát huy vai trò của mình, già làng Bhơ Nướch Buh thường xuyên tuyên truyền, vận động bà con loại bỏ hủ tục ra khỏi cuộc sống, giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình. Già làng Bhơ Nướch Buh chia sẻ: bản thân ông cũng luôn gương mẫu thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng văn hóa”, nhắc nhở con cháu tránh xa các tệ nạn, phong tục lạc hậu. “Ở thôn chúng tôi đối với những việc làm không đúng tôi thường xuyên nhắc nhở bà con. Như việc tảo hôn, tôi tuyên truyền, vận động bà con không để xảy ra. Như năm vừa rồi thôn A Rui có trường hợp tảo hôn, chúng tôi tốn rất nhiều công sức giải quyết, sau khi xong rồi tôi mới yên tâm được. Tôi cũng thường xuyên nhắc nhở bà con đừng tin vào cúng bói, mà hãy tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Riêng thôn A Rui chúng tôi khi tôi còn làm già làng thì chắc chắn bà con không tin vào thầy bà, cúng bói.”
Thông qua vai trò, tiếng nói của các già làng, người có uy tín, nhiều hủ tục ở vùng cao Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã dần được xóa bỏ, các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp được giữ gìn và phát huy. Ông Bling Mia, Bí thư Huyện ủy Tây Giang khẳng định. “Các già làng không chỉ đi vận động xóa bỏ hủ tục mà họ còn tuyên truyền vận động xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh trật tự ở địa phương. Họ gần gũi với bà con và có uy tín nên tiếng nói của họ rất quan trọng, được bà con tin và nghe theo. Sắp tới huyện sẽ tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ già làng, người có uy tín để họ thực hiện tốt hơn công tác tuyên truyền vận động.”
Tỉnh Quảng Nam hiện có 386 già làng, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. Những năm qua, diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh có nhiều khởi sắc, đời sống người dân từng bước được nâng cao, văn hóa truyền thống của các dân tộc được gìn giữ và phát huy... Những kết quả đó, bên cạnh sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, có đóng góp không nhỏ của đội ngũ già làng, người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số. Ông Lê Văn Dũng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam cho biết: tỉnh đã tổ chức hàng chục lớp tập huấn, nâng cao kiến thức tuyên truyền, vận động cho đội ngũ già làng, người có uy tín ở cơ sở: “Tôi thấy rằng, ở vùng đồng bào DTTS, người dân họ rất tin tưởng già làng, người có uy tín. Vì vậy, nếu vai trò của già làng, người có uy tín thật sự mẫu mực thì đây là kênh tuyên truyền, vận động bà con hiệu quả nhất. Chúng tôi cũng thường xuyên gặp mặt, biểu dương những tấm gương sáng trong vùng đồng bào DTTS. Qua đó, phát huy vai trò của họ trong việc xóa bỏ các hủ tục, gìn giữ, bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào./.”
Viết bình luận