Lâh mơ, Ban Acoon coh tỉnh Quảng Nam ta luôn xay moon zập xa nay ta nih đăh đhr’năng thời sự, đăh pr’ặt tr’mông đhanuôr lâng t’vaih pr’đơợ đoọng ha t’cooh bhươl lướt l’lêy, pa choom kinh nghiệm tơợ đhr’năng lalua. Tơợ đêêc, zooi k’bhuh t’cooh bhươl, ma nuyh bấc ngai chăp pa dưr c’rơ chr’năp âng đay đhị vel đong.
Pazêng t’ngay x’rịa c’xêê 10, đhơ pleng boo đhí, k’zệt cha năc t’cooh bhươl, ma nuyh bấc ngai chăp đhị chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam cung k’rong chô ooy thị trấn Thạnh Mỹ pâh lớp tập huấn “Pa dưr dal c’năl đoọng ha ma nuyh bấc ngai chăp đhị zr’lụ đhanuôr acoon coh tỉnh Quảng Nam c’moo 2024”.
T’cooh bhươl Doãn Phú, đhị vel Rô, chr’val Cà Dy, chr’hoong Nam Giang p’loon đhị cr’chăl đhêy đọc tài liệu ooy Luật k’tiếc k’bunh t’mêê. T’cooh Phú truih, c’la t’cooh ơy k’đơợng lêy 4 tu bhiệc tr’bơơn tơợ dzợ p’niên k’tứi đhị vel đong. Đăn đâu bhlầng nắc coon âng t’cooh Đinh Văn Tem căh zập c’moo ha dợ ơy k’nặ tr’pay. Apêê cán bộ chr’val ơy xay moon, t’cooh cung ơy tước đong pra xay tu bhiệc nâu. Lâng chr’năp âng ma nuyh bấc ngai chăp, t’cooh năc dzợ ting bhlêh lơi bấc tu bhiệc tr’zêệng k’tiếc k’bunh đhị vel đong. Ting pâh lớp tập huấn g’luh nâu, t’cooh Doãn Phú vêy ting năl bấc rau liêm choom đoọng ha bh’rợ t’pâh đhanuôr đhị vel bhươl: “Lớp tập huấn nâu đoọng pa choom c’năl ha pazêng apêê vêy bấc ngai chăp xay moon đoọng ha đhanuôr năl xa nay pháp luật âng nhà nước. Rau bơr nắc xay moon đăh pháp luật. Tơợ đêêc, đay chô bhrợ pa dưr vel bhươl t’mêê, tập huấn nâu đoọng xay moon, pa zưm lâng cán bộ vel xay moon ha dang bhlưa apêê pr’loọng đong vêy rau căh ơy yêm loom, căh tệêm ngăn đhị vel đong căh cợ tr’zêệng k’tiếc k’bunh”.
Chr’hoong Nam Giang xoọc vêy 68 cha nắc ma nuyh bấc ngai chăp zr’lụ đhanuôr acoon coh đhị apêê vel bhươl. Cr’chăl hay, k’bhuh nâu ơy vaih nắc xr’loac têy dal âng cấp ủy, chính quyền đhị vel bhươl coh bh’rợ t’pâh đhanuôr bhrợ têng liêm c’lâng xa nay âng Đảng, chính sách, pháp luật âng Nhà nước; k’rong pa dưr pr’ặt tr’mông cung cơnh tệêm ngăn pr’ặt tr’nớt, bhrợ têng vel bhươl t’mêê. Bhiệc ta luôn pa dưr dal c’năl năc zooi apêê vêy bấc ngai chăp pa dưr dal lâh mơ chr’năp âng đay đhị bh’rợ t’pâh moon đoọng ha đhanuôr ting xơợng cơnh xa nay pháp luật, pa zay pa dưr bhrợ têng cha pa xiêr đha rựt.
Đh’rưah lâng bhiệc tập huấn, đơơng pazêng c’năl đoọng ha ma nuyh vêy bấc ngai chăp, chr’hoong Nam Giang dzợ bhrợ apêê g’luh tước l’lêy, pa choom kinh nghiệm cr’noọ bh’rợ bhrợ têng cha vêy pa chô bh’nơơn dal đhị apêê chr’hoong coh tỉnh lâng tỉnh lơơng. Tơợ đêêc t’vaih c’lâng đoọng k’bhuh ma nuyh vêy bấc ngai chăp giao lưu, prá xay, pa choom kinh nghiệm tơợ đhr’năng lalua coh bhrợ têng đoọng chô đươi dua đhị vel đong.
Tơợ bêl ơy lướt l’lêy, prá xay lâng pa choom kinh nghiệm, t’cooh Zơ Râm Năng đhị vel A Liêng, chr’val TaBhing, chr’hoong Nam Giang ơy đươi dua coh đhr’năng lalua, tơợp xăl cơnh bhrợ têng, băn choh âng pr’loọng đong đơơng chô bh’nơơn dal. Đh’rưah lâng đêêc, t’cooh Zơ Râm Năng dzợ pa zay t’pâh đhanuôr đươi dua kỹ thuật đhị bhrợ têng lâng pa dưr kinh tế, z’lâh đha rựt: “Năl ghit zập c’lâng xa nay âng Đảng, pháp luật âng Nhà nước, pa bhlầng nắc cr’noọ bh’rợ âng k’tiếc k’ruung pa dưr pr’ặt tr’mông đhanuôr acoon coh đoọng pa dưr dal tr’mông tr’meh âng đhanuôr. Chr’năp bh’rợ âng t’cooh bhươl, manuyh bấc ngai chăp nắc xay moon đoọng ha zập lang đhanuôr bhrợ têng đoọng ta bil ha ul pa xiêr đha rựt, z’lâh đha rựt đanh mâng, oọ đương g’nưm tơợ cấp piing, ma bhrợ ma cha”.
Cr’chăl hay, vêy bấc t’cooh bhươl, ma nuyh bấc ngai chăp coh đhanuôr acoon coh đhị tỉnh Quảng Nam ơy pa zay zooi bhrợ têng, zooi pazêng ngai lưm k’đhap đha rựt. C’moo 2020, chr’hoong da ding ca coong Phước Sơn crêê bil bal ngân tu pleng k’tiếc căh liêm. Cr’chăl zập đăh c’lâng crêê hư, bấc vel bhươl đăh da ding ca coong crêê tr’pác, đong xang t’râh, h’kâh lưch. Năc apêê t’cooh bhươl lâng ma nuyh bấc ngai chăp ơy pa zưm lâng k’bhuh chức năng chấc lêy cơnh đoọng đhanuôr tước ặt đhị tệêm ngăn năc cơnh đhị apêê trường học, trụ sở Ủy ban Nhân dân chr’val. Boo tuh ơy lâh, đoọng vêy đhị bhrợ vel bhươl t’mêê, bấc t’cooh bhươl, ma nuyh bấc ngai chăp ơy tình nguyện đoọng k’tiếc k’bunh, bhươn tược âng đong đay, t’vaih pr’đơợ bhrợ têng zr’lụ ặt t’mêê, zooi đhanuôr pa dưr cớ pr’ặt tr’mông t’mêê.
T’cooh Nguyễn Quảng, Bí thư Huyện ủy Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đoọng năl, vel đong xoọc vêy 54 t’cooh bhươl, ma nuyh bấc ngai chăp coh zr’lụ đhanuôr acoon coh. Pazêng c’moo a hay, chr’hoong ta luôn pa dưr dal c’năl đoọng pa dal chr’năp âng apêê đhị vel bhươl: “Zập c’moo, chr’hoong zêng t’vaih pr’đơợ đoọng tr’lưm, prá xay, năl cr’noọ cr’niêng rơơm kiêng âng apêê t’cooh bhươl. Tơợ đhr’năng nắc đoo nắc vêy cơnh t’vaih pr’đơợ đh’rưah lâng t’cooh bhươl bhrợ têng liêm zập xa nay crêê ta nih âng đhanuôr đhị chr’hoong đươi bhrợ”.
Tỉnh Quảng Nam xoọc vêy k’nặ 400 ma nuyh vêy bấc ngai chăp đhị zr’lụ đhanuôr acoon coh. Pa dưr chr’năp âng đay, apêê t’cooh bhươl, ma nuyh vêy bấc ngai chăp vaih nắc c’lâng p’tệêt chr’năp bhlầng zooi đơơng zập c’lâng xa nay âng Đảng, chính sách pháp luật âng Nhà nước tước lâng đhanuôr đâh loon lâng vêy pa chô bh’nơơn dal. Tỉnh Quảng Nam ta luôn k’rang zooi apêê nắc t’cooh bhươl, ma nuyh bấc ngai chăp.
T’cooh Hồ Xuân Danh, Phó Chánh Văn phòng Ban Acoon coh tỉnh Quảng Nam đoọng năl, tỉnh Quảng Nam bhrợ liêm choom zập chế độ, chính sách ting Quyết định 28 âng Thủ tướng Chínhphủ cơnh apêê chế độ tước l’lêy, tập huấn, lưm t’mooh bêl ca ay jeh. Zập t’cooh bhươl zêng bơơn pa choom, pa dưr dal c’năl: “Cơnh lâng bh’rợ tập huấn đoọng ha ma nuyh vêy bấc ngai chăp đhị tỉnh nắc Ban Acoon coh tỉnh bhrợ têng tơợ pr’đơợ xa nay số 1 âng tiểu dự án số 1 âng dự án 10. Bh’rợ xay moonn đhanuôr ting bhrợ têng zập c’lâng xa nay âng Đảng lâng nhà nước. pa bhlầng nắc xay moon bhrợ têng xa nay bh’rợ âng k’tiếc k’ruung pa dưr pr’ặt tr’mông đhanuôr acoon coh lâng da ding ca coong cr’chăl 2021 – 2025. Đh’rưah lâng đêêc nắc dzợ k’dua Công an xay moon pa xoọng đhr’năng pr’ặt tr’nớt đhị vel đong”.
Pazêng c’moo đăn đâu, zr’lụ đhanuôr acoon coh âng tỉnh Quảng Nam ơy vêy bấc rau tr’xăl liêm choom. Pazêng bh’nơơn năc đoo vêy chroi k’rong ga mắc chr’năp âng apêê t’cooh bhươl, ma nuyh vêy bấc ngai chăp đhị zr’lụ đhanuôr acoon coh./.
QUẢNG NAM BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC, NÂNG CAO VAI TRÒ ĐỘI NGŨ NGƯỜI CÓ UY TÍN
Tỉnh Quảng Nam thường xuyên gặp mặt, đối thoại, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của các già làng, người có uy tín. Ngoài ra, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam thường xuyên cung cấp thông tin cần thiết về tình hình thời sự, vấn đề kinh tế-xã hội và tạo điều kiện cho già làng đi tham quan, học tập kinh nghiệm từ thực tiễn. Từ đó giúp đội ngũ già làng, người có uy tín phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ của mình tại cơ sở.
Những ngày cuối tháng 10, bất chấp mưa gió, hàng chục già làng người có uy tín ở huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam cũng tề tựu về thị trấn Thạnh Mỹ dự lớp tập huấn “Bồi dưỡng kiến thức cho người có uy tính trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam năm 2024”.
Già làng Doãn Phú, ở Làng Rô, xã Cà Dy, huyện Nam Giang tranh thủ giờ giải lao đọc thêm tài liệu về Luật Đất đai mới. Ông Phú kể, cá nhân ông đã ngăn chặn được 4 vụ kết hôn sớm ở địa phương. Gần nhất là con của ông Đinh Văn Tem chưa đủ tuổi nhưng chuẩn bị kết hôn. Được sự động viên của cán bộ xã, ông đã khuyên nhủ gia đình ngăn chặn vụ tảo hôn này. Với vai trò là người có uy tín, ông còn đứng ra hòa giải rất nhiều vụ tranh chấp đất đai tại địa phương. Dự lớp tập huấn lần này, ông Doãn Phú học được nhiều điều bổ ích cho việc vận động quần chúng ở thôn: “Lớp tập huấn này để trang bị kiến thức cho những người có uy tín tuyên truyền vận động cho nhân dân để hiểu được pháp luật của nhà nước. Thứ hai là tuyên truyền về pháp luật. Từ đó mình về xây dựng nông thôn mới, tập huấn này để tuyên truyền, phối hợp với cán bộ thôn tuyên truyền nếu giữa các gia đình có xích mích, mất trật tự hay vấn đề tranh chấp đất đai”.
Huyện Nam Giang hiện có 68 người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại các thôn, làng. Thời gian qua, đội ngũ này đã trở thành cánh tay nối dài của cấp ủy, chính quyền ở cơ sở trong việc vận động người dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tập trung phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cũng như đảm bảo an ninh trật tự, xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Việc thường xuyên bồi dưỡng, cập nhật kiến thức sẽ giúp người có uy tín phát huy tốt vai trò vận động bà con tuân thủ pháp luật, thay đổi tư duy, tích cực phát triển sản xuất để giảm nghèo.
Cùng với việc tập huấn, cung cấp những kiến thức cơ bản cho người có uy tín, huyện Nam Giang còn tổ chức các chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả tại các huyện trong và ngoài tỉnh. Qua đó, tạo cơ hội để đội ngũ người có uy tín giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ thực tiễn trong sản xuất để về áp dụng tại địa phương.
Sau khi được đi tham quan, trao đổi và học tập kinh nghiệm, ông Zơ Râm Năng, ở thôn A Liêng, xã TaBhing, huyện Nam Giang đã vận dụng vào thực tế, tiên phong thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của gia đình đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cùng với đó, ông Zơ Râm Năng còn tích cực vận động bà con áp dụng kỹ thuật vào sản xuất phát triển kinh tế, vươn lên để thoát nghèo: “Phải nắm chắc các chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước, đặc biệt là chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân. Vai trò của già làng, người có uy tín phải tuyên truyền các tầng lớp nhân dân thực hiện nhằm mục đích xóa đói giảm nghèo, thoát nghèo bền vững, đừng có trông chờ ỷ lại cấp trên, phải tự lực, tự cường”.
Thời gian qua, có rất nhiều già làng, người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiếu số tại tỉnh Quảng Nam đã tích cực hỗ trợ, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Năm 2020, huyện miền núi Phước Sơn bị thiệt hại nặng nề bởi thiên tai, bão lũ. Thời điểm các tuyến đường bị lũ chia cắt, nhiều bản làng các xã vùng cao bị cô lập, hư hỏng nhà cửa. Chính các già làng và người có uy tín đã phối hợp với lực lượng chức năng tìm cách đưa người dân đến trú tránh an toàn tại các điểm trường học, trụ sở Ủy ban Nhân dân xã. Bão lũ qua đi, để có nơi lập làng mới, nhiều già làng và người có uy tín đã tình nguyện nhường đất đai, vườn tược, tạo điều kiện xây dựng các khu tái định cư, giúp cộng đồng tái thiết cuộc sống mới.
Ông Nguyễn Quảng, Phó Bí thư Huyện ủy Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam cho biết, địa phương hiện có 54 già làng, người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số. Những năm qua, huyện luôn quan tâm động viên và bồi dưỡng kiến thức để phát huy tốt vai trò của họ tại cơ sở: “Hàng năm, huyện đều tạo điều kiện để gặp gỡ trao đổi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các già làng. Trên tinh thần đó có điều kiện tiếp tục cùng với các già làng giải quyết tốt các nhu cầu chính đáng của nhân dân trên địa bàn huyện”.
Tỉnh Quảng Nam hiện có gần 400 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Phát huy vai trò của mình, các già làng, người có uy tín trở thành kênh kết nối quan trọng giúp chuyển tải chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với cộng đồng kịp thời và có hiệu quả. Tỉnh Quảng Nam thường xuyên quan tâm hỗ trợ đội ngũ già làng, người có uy tín.
Ông Hồ Xuân Danh, Phó Chánh Văn phòng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam cho biết, tỉnh Quảng Nam thực hiện tốt các chế độ, chính sách theo Quyết định 28 của Thủ tướng Chính phủ như các chế độ tham quan, tập huấn, thăm hỏi khi ốm đau. Các già làng cũng được cập nhật thường xuyên thông tin, kiến thức: “Đối với việc tập huấn cho người có uy tín trên địa bàn tỉnh thì Ban Dân tộc tỉnh tổ chức trên cơ sở nội dung số 1 của tiểu dự án 1 thuộc dự án 10. Công tác tuyên truyền vận động cho người dân thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước. Đặc biệt là tuyên truyền thực hiện chương trình triển khai chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025. Bên cạnh đó còn mời công an báo cáo thêm tình hình kinh tế xã hội an ninh tại địa phương”.
Những năm gần đây, diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh Quảng Nam có nhiều khởi sắc. Những kết quả đó có đóng góp không nhỏ của đội ngũ già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số./.
Viết bình luận