RÂU CĂH LIÊM TƠỢ BH’RỢ P’NIÊN ĐƠƠH PAY K’DIIC K’ĐIÊL ĐHỊ ZR’LỤ DA DING K’COONG
Thứ sáu, 08:08, 08/11/2024 Kim Thu Kim Thu
P’niên đơơh pay k’diic k’điêl lâng tr’pay diic điêl coh bhuh xoỌng năc đơc lơi râu căh liêm bấc pa bhlâng, bhrợ râu căh crêê ngân bhlâng ooy c’rơ âng apêê k’căn lâng p’niên k’tứi, bhrợ t’vaih râu căh liêm ooy c’rơ âng acoon manuyh, râu liêm choom âng acoon manuyh.

Đhr’năng n’nâu công pa xiêr râu pa dưr âng pr’ắt tr’mông coh pazêng zr’lụ đhanuôr acoon coh lâng da ding k’coong coh prang k’tiếc k’ruung. Coh pazêng chr’hoong da ding k’coong âng tỉnh Quảng Nam, hân đhơ đhr’năng p’niên đơơh pay k’diic k’điêl lâng tr’pay diic điêl coh bhuh xoọng doọ dzợ vaih k’rơ hân đhơ cơnh đêêc năc dzợ đhị đâu, đhị tôh dzợ u vaih m’bứi, bhrợ t’vaih zr’năh k’đhap ha pr’loọng đong lâng ha xã hội.

 

 

Đhr’nong đong zir hư âng A Lăng Thị Nơ (18 c’moo) năc đhị toor k’ruung Đắc Mi âng cr’noon Cà Lai, chr’hoong da ding k’coong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Coh đhr’nong đong zir n’năc ađoo k’căn dzợ p’niên k’óp k’coon mơ 2 c’moo năc hát bha dơng, hân đhơ cơnh đêêc k’coon công căh tộ đhêy ren.

Bran mặt âng ađoo k’căn n’nâu năc ng’lêy gâm pa bhlâng, A Lăng Thi Nơ xay truih, c’moo ađoo 16 c’moo, xoọc học trung học phổ thông năc vêy a chăc k’đhap, tu cơnh đêêc năc đhêy học pay k’diic. N’niên k’coon bêl dzợ x’dơơr, c’năl ooy xa nay bh’rợ âng manuyh k’căn căh vêy, k’coon năc ta luôn jeh k’ăy, pr’ắt tr’mông âng pr’loọng đong A Lăng Thị Nơ dưr ta bhúch bấc râu: “K’coon cu căh râu cha. Kiêng câl đoọng ha k’coon đợ chr’na a yêm năc công căh vêy zên ng’câl. Xa nấp âng k’coon cu năc zêng apêê tơợ lơơng đoọng, acu căh vêy zên prặ chêêc câl. Acu căh n’năl cơnh ha ắt k’coon bêl ađoo jeh k’ăy, năc zêng da dếch ha ắt.”

Ch’ngai tơợ đong A Lăng Thị Nơ mơ bơr pêê cây số, A Lăng Thị Lan hân đhơ t’mêê muy zệt ch’pắt, muy zệt t’pâl c’moo năc ơy vêy k’coon mơ 4 c’moo. Bêl dzợ p’niên “Cha căh ơy k’bhộ, xay bhrợ căh ơy choom”, Lan năc dưr bhrợ đợ bh’rợ tr’nêng ha lêệng âng manuyh k’điêl, k’căn. Căh vêy thu nhập, ta bhúch cha, ta bhúch đăh coh zập c’moo, pr’ắt tr’mông âng diic điêl Lan ta luôn vaih tr’vey tr’lin: “Bêl dzợ lướt học năc sướng pa bhlâng, bơơn lướt cha ơh bấc ooy. Nâu cơy vêy k’coon năc ha ắt k’coon, k’rang lêy k’coon, zr’năh xr’dô pa bhlâng. Căh dzợ cơnh ahay dzợ!”

Đhị chr’val Cà Dy, chr’hoong Nam Giang, bh’rợ p’niên tr’kiêng đơơh năc bhrợ t’vaih đhr’năng p’niên đơơh pay k’diic k’điêl cơnh A Lăng Thị Lan lâng A Lăng Thị Nơ năc êêh dzợ râu đơ chrih. A noo Ka Hiên Thọ, Trưởng cr’noon Pà Ong, chr’val Cà Dy, prá xay, coh cr’chăl ahay, ađoo công ơy đh’rưah lâng pazêng hội, đoàn thể prá xay, ta đang moon, zâl cha groong bấc bh’rợ p’niên đơơh pay k’diic k’điêl căh crêê c’moô. T’mêê đâu bhlâng, năc 2 học sinh lớp 9 năc Ka Pu L. lâng Bhnướch Thị Q. coh cr’noon n’nâu xang bêl lơi học năc k’nặ tr’pay diic điêl năc đơợh ta cha groong liêm choom: “Azi prá xay ooy xa nay p’niên đơơh pay k’diic k’điêl lâng pazêng apêê p’niên đơơh vêy ch’roonh. Râu bơr cậ năc p’too, pa choom đhanuôr xơợng đươi xa nay pr’ắt tr’mông văn hoá coh zr’lụ ắt mamông, căh choom bhrợ bhiệc bhan pay k’diic k’điêl đoọng ha k’coon bêl căh ơy pậ banh cơnh xa nay phap luật. L’lăm ahay, ha dang p’niên đơơh vêy ch’roonh năc k’conh k’căn công bhrợ bhiệc bhan pay k’diic k’điêl, năc nâu cơy pháp luật căh dzợ đoọng, bhươl cr’noon vêy trách nhiệm lướt xay truih, p’too pa choom, ha dang căh đươi năc xay moon ooy cấp m’piing đoọng toom ting cơnh xa nay xay moon”.

P’căn A Rất Thị Hoa, Chủ tịch Hội Liên hiệp pân đil chr’hoong Nam Giang prá xay, tơợ c’moo 2021 tước nâu cơy, đhị vel đong vêy 51 apêê p’niên đơơh pay k’diic k’điêl, doọ vêy tr’pay diic điêl coh bhuh xoọng. Ha dang cơnh l’lăm ahay, bấc j’niêng cr’bưn cơnh nhăn jập bấc, zư đớc cr’van… bhrợ t’vaih đhr’năng p’niên đơơh pay k’diic k’điêl, tr’pay diic điêl coh bhuh xoọng, năc nâu cơy, đhr’năng n’nâu bấc bhlâng năc tu p’niên đơơh tr’kiêng, lâh vêy a chăc k’đhap bêl dzợ năc học sinh. Đoọng cha groong, pa xiêr, t’hước ooy xa nay năc t’bil lơi đhr’năng p’niên đơơh pay k’diic k’điêl, coh pazêng c’moo ahay, Hội Liên hiệp pân đil chr’hoong Nam Giang ơy bhrợ k’rơ bh’rợ xay truih zâl cha groong đhr’năng p’niên đơơh pay k’diic k’điêl tước ooy đhanuôr.

Ting cơnh p’căn A Rất Thị Hoa, coh 2 c’moo 2023 lâng 2024, Hội công ơy bhrợ t’vaih 15 “Tổ truyền thông coh bhươl cr’noon” đhị pazêng bhươl cr’noon lâng bhrợ 5 “Câu lạc bộ thủ lĩnh” coh pazêng trường học. Tơợ đêêc, t’bhlâng bhrợ k’rơ bh’rợ xay truih xa nay pháp luật, coh đêêc vêy Luật tr’pay diic điêl pr’loọng đong lâng Luật Râu ma mơ mr’cơnh bhlưa pân juyh pân đil tước ooy zập pr’loọng đong đhanuôr: “Coh zr’lụ đhanuôr acoon coh đhị đâu, bấc apêê ađhi tr’kiêng tơợ bêl dzợ học lớp 9, xang n’năc tước ooy lớp 10 năc lâh vêy a chăc k’đhap năc apêê ađhi đhêy học. Tu cơnh đêêc, azi pazum đh’rưah lâng trường bhrợ t’vaih câu lac bộ thủ lĩnh đoọng t’bhlâng bhrợ k’rơ bh’rợ xay truih, pa dưr dal c’năl đoọng ha apêê ađhi. Azi công lướt xay moon, p’too pa choom tước ooy zập bhươl cr’noon ooy xa nay zâl cha groong p’niên đơơh pay k’diic k’điêl lâng tr’pay diic điêl coh bhuh xoọng đoọng t’bil lơi đhr’năng n’nâu. Hân đhơ cơnh đêêc, nhà trường, k’conh k’căn học sinh lâng pazêng vel đong năc đh’rưah ting prá xay, p’too moon năc xa nay bh’rợ lướt xay moon, p’too pa choom năc vêy bơơn liêm choom.”

Đơơh pay k’diic k’điêl, bấc p’niên x’dơơr coh zr’lụ da ding k’coong năc bil bh’rợ học hành, c’rơ âng apêê k’căn công đhur, k’coon năc oom oóch. Nâu đoo công năc râu zr’năh k’đhap đoọng xay bhrợ xay bhrợ cr’noọ xa nay liêm crêê ha xã hội, pa dưr pr’ắt tr’mông đoọng ha đhanuôr da ding k’coong, zr’lụ đhanuôr acoon coh, pa bhlâng năc ha pân đil lâng p’niên k’tứi.

Ting cơnh p’căn Đặng Thị Lệ Thuỷ, Chủ tịch Hội Liên hiệp pân đil tỉnh Quảng Nam, đhị pazêng zr’lụ đhanuôr acoon coh đhị tỉnh năc dzợ vêy đợ j’niêng cr’bưn căh liêm crêê. Đh’rưah lâng n’năc, cr’noọ xa nay chăp pân juh lâh mơ pân đil dzợ u vaih bấc coh zập ngai. Coh zr’lụ ch’ngai bha dăh pr’ắt tr’mông dzợ bấc râu zr’năh k’đhap, pân đil căh lâh bơơn xơợng pazêng râu xa nay, cr’noọ k’chít, k’pân dzợ u vaih. Nâu đoo năc râu zr’năh k’đhap đoọng zâl cha groong, t’hước t’bil lơi đhr’năng p’niên đơơh pay k’diic k’điêl lâng tr’pay diic điêl coh bhuh xoọng đhị zr’lụ đhanuôr acoon coh. P’căn Đặng Thị Thuỷ prá xay xay, đoọng xay bhrợ xa nay bh’rợ râu ma mơ mr’cơnh bhlưa pân juyh pân đil coh zr’lụ đhanuôr acoon coh, tr’nơớp năc bhrợ t’vaih râu liêm crêê đoọng pân đil ting pâh học tập, pa dưr dal c’năl; zooi apêê ađhi amoó pa dưr kinh tế, nhâm mâng râu bơơn pay pa chô; vêy bơơn zư lêy a chăc a zân bêl vêy a chăc k’đhap… Ting n’năc, đh’rưah pa dưr xa nay bh’rợ âng cấp uỷ, chính quyền vel đong lâng pazêng hội, đoàn thể coh bh’rợ xay truih, p’too pa choom, xay bhrợ xa nay bh’rợ râu ma mơ mr’cơnh bhlưa pân juyh pân đil coh zr’lụ đhanuôr acoon coh:

P’căn Đặng Thị Thuỷ prá xay p’xoọng: Coh cr’chăl ha y, Hội Liên hiệp pân đil tỉnh Quảng Nam t’bhlâng bhrợ xa nay bh’rợ Dự án 8, “Xay bhrợ xa nay bh’rợ râu ma mơ mr’cơnh bhlưa pân juyh pân đil lâng xay bhrợ đợ xa nay bh’rợ đơơh hân đoọng ha pân đil lâng p’niên k’tứi” coh Xa nay bh’rợ cr’noọ cr’niêng k’tiếc k’ruung pa dưr pr’ắt tr’mông zr’lụ đhanuôr acoon coh lâng da ding k’coong cơnh lâng xa nay ghít liêm, ta nih, crêê cơnh lâng đhr’năng la lua âng pazêng vel đong: “Azi lướt xay truih, p’too, pa choom pa dưr c’năl âng pân đil, đươi ooy râu yêm loom âng pân đil năc đoọng prá xay ooy râu liêm choom âng xa nay bh’rợ. Azi công t’bhlâng bhrợ k’rơ bh’rợ zooi pân đil pa dưr, pa dưr manuyh pân đil cơnh coh lang c’xêê c’moo t’mêê lâng bhrợ đợ bh’rợ pa dưr dal quyền xa nay bh’rợ kinh tế đoọng ha pân đil, bhrợ t’vaih râu liêm buôn đoọng apêê ađhi amoó pa dưr kinh tế, t’bil lơi đharựt nhâm mâng. Ting n’năc, xay moon đợ chính sách crêê tước ooy pân đil, p’niên k’tứi, pr’loọng đông lâng râu ma mơ mr’cơnh bhlưa pân juyh lâng pân đil”./.

HỆ LỤY TỪ NẠN TẢO HÔN VÀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG Ở VÙNG CAO

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã để lại những hệ lụy nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe bà mẹ và trẻ em, làm suy giảm giống nòi, chất lượng dân số. Thực trạng này cũng kéo lùi sự phát phát triển kinh tế xã hội của các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên cả nước. Tại các huyện miền núi, vùng cao tỉnh Quảng Nam, mặc dù nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết đã có giảm nhưng vẫn còn xảy ra âm ỷ, để lại nhiều hậu quả đáng tiếc cho gia đình và xã hội.

Ngôi nhà rách nát, tạm bợ của A Lăng Thị Nơ (18 tuổi) nằm bên dòng sông Đắc Mi thuộc thôn Cà Lai, huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Trong căn nhà nhỏ tuềnh toàng, ẩm thấp, người mẹ trẻ ôm đứa con 2 tuổi ầu ơ, dỗ dành nhưng đứa trẻ vẫn không nín khóc.

Ánh mắt buồn rười rượi nhìn xa xăm, A Lăng Thị Nơ kể, năm 16 tuổi, đang học trung học phổ thông thì em trót mang bầu nên phải nghỉ học để lấy chồng. Sinh con khi tuổi đời còn quá trẻ, thiếu kiến thức làm mẹ, đứa trẻ đau ốm triền miên, cuộc sống gia đình A Lăng Thị Nơ lâm vào cảnh túng quẩn, thiếu trước hụt sau:  “Con em không có gì để ăn. Muốn mua cho con đồ ăn bổ dưỡng cũng không có tiền để mua. Quần áo của con cũng toàn họ cho cả, mình chẳng có tiền mua. Em không biết chăm sóc con khi đau ốm, bà nội cháu phải chăm hết.”

Cách nhà A Lăng Thị Nơ khoảng vài cây số, A Lăng Thị Lan dù chỉ mới đôi mươi nhưng cũng đã là mẹ của đứa con 4 tuổi. Ở cái tuổi “Ăn chưa no lo chưa tới”, Lan đã phải gồng gánh trách nhiệm nặng nề của một người vợ, người mẹ. Không có thu nhập, thiếu thốn quanh năm, cuộc sống vợ chồng Lan thường xuyên rơi vào bế tắc: “Hồi đi học thì cũng sướng, được đi đây đi đó. Bây giờ có con rồi thì phải chăm con, lo cho con, cực lắm. Không được như hồi xưa nữa!”

Tại xã Cà Dy, huyện Nam Giang, việc yêu đương sớm dẫn đến tảo hôn như A Lăng Thị Lan và A Lăng Thị Nơ không phải là chuyện hiếm. Anh Ka Hiên Thọ, Trưởng thôn Pà Ong, xã Cà Dy, cho biết, thời gian qua, bản thân anh đã phối hợp cùng các hội, đoàn thể tuyên truyền, vận động, ngăn chặn nhiều vụ kết hôn không đúng độ tuổi. Mới đây nhất, trường hợp 2 học sinh lớp 9 là Ka Pu L. và Bhnướch Thị Q. ở địa bàn thôn sau khi bỏ học có ý định kết hôn cũng đã được ngăn chặn thành công: “Chúng tôi tuyên truyền về nạn tảo hôn đối với những thanh niên yêu đương sớm. Thứ 2 là tuyên truyền bà con chấp hành nếp sống văn hóa khu dân cư, không cưới vợ, gả chồng cho con khi chưa đủ tuổi. Trước đây, nếu yêu đương sớm thì cha mẹ vẫn tổ chức cưới, nhưng nay pháp luật không cho phép, thôn có trách nhiệm tuyên truyền, nhắc nhở, nếu không tuân thủ thì báo lên cấp trên để xử lý”.

Bà A Rất Thị Hoa, Chủ tịch Hội LHPN huyện Nam Giang cho biết, từ năm 2021 đến nay, tại địa phương có 51 trường hợp tảo hôn, không có hôn nhân cận huyết thống. Nếu như trước đây, nhiều hủ tục như thách cưới, đòi của, giữ của… dẫn đến việc tảo hôn, hôn nhân cận huyết, thì nay, thực trạng này chủ yếu do các bạn trẻ yêu đương sớm, lỡ mang thai ở lứa tuổi học sinh. Để ngăn ngừa, hạn chế, tiến tới xóa bỏ nạn tảo hôn, trong những năm qua, Hội LHPN huyện Nam Giang đã đẩy mạnh công tác truyền thông phòng chống tảo hôn đến mọi tầng lớp nhân dân.

Theo bà A Rất Thị Hoa, trong 2 năm 2023 và 2024, Hội cũng đã thành lập 15 “Tổ truyền thông cộng đồng” tại các thôn và xây dựng 5 “Cậu lạc bộ thủ lĩnh” trong các trường học. Qua đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật, trong đó có Luật Hôn nhân gia đình và Luật Bình đẳng giới đến từng hộ dân: “Ở vùng DTTS trên này, nhiều em yêu đương từ khi còn học lớp 9, sau đó đến lớp 10 thì lỡ mang bầu nên các em bỏ học. Vì vậy chúng tôi phối hợp với các trường thành lập các câu lạc bộ thủ lĩnh để qua đó đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các em. Chúng tôi cũng tuyên truyền đến từng thôn bản về tảo hôn và hôn nhân cận huyết để chấm dứt tình trạng này. Tuy nhiên, nhà trường, phụ huynh và địa phương cần gắn kết với nhau thì công tác tuyên truyền mới hiệu quả.”

Kết hôn sớm, nhiều trẻ vị thành niên miền núi, vùng cao phải dở dang việc học hành, sức khỏe mẹ giảm sút, con cái còi cọc, suy dinh dưỡng. Đây cũng là rào cản để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội, nâng cao đời sống cho người dân miền núi, vùng DTTS, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

Theo bà Đặng Thị Lệ Thủy, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Quảng Nam, tại các vùng DTTS trong tỉnh vẫn tồn tại nhiều tập tục lạc hậu. Cùng với đó, tâm lý trọng nam khinh nữ đã ăn sâu bén rễ trong cộng đồng. Ở nhiều vùng sâu, vùng xa điều kiện kinh tế khó khăn, phụ nữ ít được tiếp cận với thông tin, tâm lý vẫn còn tự ti, mặc cảm… Đây chính là rào cản để phòng chống, tiến tới xóa bỏ nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở vùng đồng bào DTTS. Bà Đặng Thị Thủy cho rằng, để thực hiện bình đẳng giới ở vùng DTTS, trước hết phải tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia học tập, nâng cao trình độ, nhận thức; giúp chị em phát triển kinh tế, ổn định thu nhập; có điều kiện chăm sóc sức khỏe sinh sản… Bên cạnh đó, cũng cần phát huy vai trò của cấp ủy, chính quyền địa phương và các hội, đoàn thể trong tuyên truyền, thực hiện bình đẳng giới, xóa bỏ định kiến giới ở vùng DTTS.

Bà Đặng Thị Thủy cho biết thêm: Thời gian tới, Hội LHPN tỉnh Quảng Nam tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Dự án 8, "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với những nội dung cụ thể, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế ở các địa phương: "Chúng tôi tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của phụ nữ, lấy sự hài lòng của phụ nữ làm thước đo để đánh giá phong trào. Chúng tôi đẩy mạng công tác hỗ trợ phụ nữ phát triển, xây dựng gười phụ nữ thời địa mới và tổ chức các hoạt động nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, tạo điều kiện để chị em phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững. Đồng thời, đề xuất các chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em, gia đình và bình đẳng giới"./.

Kim Thu

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC