PA DƯR PA XỚC PR’ẮT TR’MUNG TƠỢ BH’NƠƠN PR’ĐƯƠI OCOP
Thứ sáu, 08:36, 22/11/2024 Kim Thu Kim Thu
Tơợ vel đông Nghệ An moót ooy chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam bhrợ thuê t’bơơn t’mung xang nặc ặt bhrợ cha cóh đâu, tước đâu, anoo Nguyễn Văn Thắng (39 c’moo) ơy đh’rứah lâng bơr pêê pr’loọng đhanuôr cóh chr’val Cà Dy, chr’hoong Nam Giang bhrợ pa dưr liêm choom bh’rợ pa dưr pa xớc pr’ắt tr’mung tơợ bh’nơơn pr’đươi OCOP p’riêng lêệ a’ọc tăm.

Thương hiệu ting t’ngay ting vêy bấc ta mooi năl tước, vêy zooi đoọng pr’loọng đông anoo pa dưr thu nhập, dưr zi lấh liêm choom ooy pr’ắt tr’mung. Ahêê đh’rứah chấc lêy năl đắh bhiệc bhrợ têng cha âng pr’loọng đông anoo Nguyễn Văn Thắng đhị bha ar xrặ âng PV t’ruíh ớ.

 

 

 

N’niên cóh mưy pr’loọng đông đha rứt, bấc đhi noo cóh chr’hoong Yên Thành, tỉnh Nghệ An, bêl 12 c’moo, p’niên Nguyễn Văn Thắng nắc đhêy học, ting apêê lướt pa bhrợ cóh da ding k’coong Nam Giang chấc bhrợ thuê t’bơơn t’mung. Đợ c’moo c’xêê nắc, Thắng bhrợ zâp râu bh’rợ tơợ pếch bhrợ vàng, phụ hồ tước ooy bhiệc lướt trêếh c’rêê, bơơn a’tơợng đơơng chô pa câl, hân đhơ cơnh đêếc zên bơơn bhrợ cắh ha mơ.

C’moo 2012, Thắng pay mưy pân đil mr’đoo vel bhrợ k’điêl, xang nặc pa choom bh’rợ mộc, rơơm kiêng têêm ngăn pr’ắt tr’mung đoọng k’rang lêy ha k’coon. Bhrợ bh’rợ nâu, bơơn lướt bấc ooy, anoo lêy cóh Nam Giang vêy bấc pr’loọng đông băn a’ọc tăm, m’ma a’ọc cóh vel đông, lêệ a’yêm vêy bấc ngai kiêng đươi. Nắc anoo xay moon lâng k’điêl vặ zên ngân hàng xang nặc đh’rứah lâng zâp pr’loọng đhanuôr cóh vel đông bhrợ pa dưr HTX Dịch vụ lâng Thương mại Cà Dy, k’rong câl máy móc, bhrợ têng bh’nơơn pr’đươi p’riêng lệê a’ọc tăm:

“Bơơn Trung tâm pa dưr pa xớc vel bhươl miền Trung xay moon đoọng lâng chi ol đoọng c’lâng lướt nắc acu kiêng bhlâng. Xang bêl lướt pa choom đắh bh’rợ lêy bhrợ lêệ a’ọc tăm nắc acu cắh dzợ bhrợ bh’rợ mộc, lêy bhrợ a’ọc tăm t’priêng. Ooy cr’chăl bhrợ, nắc lêy pay đợ a’ọc lêệ, ha dang a’ọc n’xiêng nắc bhrợ cắh yêm, cắh liêm choom. Tu cơnh đêếc, acu ta luôn lêy chấc pay a’coon a’ọc liêm choom lâng lêy cha mêết, ooy cr’chăl bhrợ đoọng bh’nơơn pr’đươi bhrợ liêm choom”.

Cr’chăl bhrợ têng pr’đươi p’riêng lêệ a’ọc tăm, anoo Nguyễn Văn Thắng p’ghít lêy bhrợ pa dưr chất lượng pr’đươi lâng bhiệc lêy chấc pay đợ a’ọc liêm glặp, tr’xăl gia vị, lêy pa liêm đắh nhiệt độ, cr’chăl t’ngay lêy t’priêng đoọng lêệ r’boọt đha hưm... Cơnh bêl ahay, lêệ a’ọc ta lục đường nắc xoọc đâu xăl lâng đác a’mát đoọng bh’nơơn pr’đươi crêê cơnh da ding k’coong. C’moo 2023, bh’nơơn pr’đươi p’riêng lêệ a’ọc tăm ơy ta moon bơơn chuẩn OCOP 3 sao, bhrợ pr’đơợ đoọng ha noo Nguyễn Văn Thắng lâng zâp apêê cóh hợp tác xã bhrợ t’bhứah bh’rợ, p’cắh, xay moon bh’nơơn pr’đươi tước bấc ta mooi cóh tỉnh lâng tỉnh lơơng. Xọoc, bh’nơơn pr’đươi p’riêng lêệ a’ọc tăm Nam Giang cắh mưy pa câl cóh vel đông nắc dzợ pa câl cóh zâp thành phố ga mắc cơnh Đà Nẵng, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Anoo Nguyễn Văn Thắng moon, bhiệc p’riêng lêệ a’ọc t’priêng bơơn ta moon nắc bh’nơơn pr’đươi OCOP ơy zooi đoọng HTX bhrợ têng, pa dưr thu nhập ha zâp apêê pa bhrợ cóh đâu:

“Vêy chứng nhận bh’nơơn pr’đươi OCOP nắc manứih đươi dua tin đươi pr’đươi liêm sạch ơy cha mêết lêy. Tơợ đêếc, bh’nơơn pr’đươi lêy bhrợ pa câl bấc lấh mơ, pr’đươi lêy pa gơi đơơng cung têêm ngăn lấh, manứih đươi dua xay moon liêm choom. Lấh mơ p’cắh bh’nơơn pr’đươi ooy Facebook, Zalo, acu cung bơơn pa choom lâng k’noọ tước đâu bhrợ mưy kênh Yotube đoọng ha bh’nơơn pr’đươi p’riêng lêệ a’ọc, đoọng apêê câl đươi năl tước ooy cr’chăl lêy băn, c’roọl bh’năn, lêệng bhrợ tước bêl bhrợ liêm xang ha cơnh”.

Đh’rứah lâng zư lêy, bhrợ t’bhứah đhị bhrợ têng p’riêng lêệ a’ọc nâu, anoo Nguyễn Văn Thắng dzợ chóh 2 hécta keo, 1 hécta bhươn tơơm cha p’lêê cơnh sầu riêng, chrun, píh bhung, chanh... đoọng pa dưr thu nhập lấh mơ. Anoo dzợ k’rong bhrợ pa dưr c’roọl bh’năn, băn 40 p’nong xong a’tao đoọng bhrợ m’ma pa câl ooy đhanuôr cóh zr’lụ đâu. Ting cơnh anoo Nguyễn Văn Thắng, băn xong a’tao cung nắc mưy bh’rợ liêm choom, tu zâp c’moo mưy p’nong xong a’tao a’căn pa cala mơ 15 tước 20 ực đồng, ha dợ zên ch’na đoọng băn mơ 600 r’bhâu đồng. Ooy đâu, m’ma xong a’tao rứah tước ooy nắc pa câl lứch mơ đêếc, cắh zâp đoọng pa câl ooy thị trường. Anoo Nguyễn Văn Thắng moon, tơợ bhiệc pa dưr pa xớc bh’nơơn pr’đươi OCOP lêệ a’ọc p’riêng lâng ch’chóh, băn a’xong a’tao, zâp c’moo pr’loọng đông vêy pa chô lấh 300 ực đồng.

Ting cơnh t’coóh Nguyễn Văn Phi, Chủ tịch UBND chr’val Cà Dy, chr’hoong Nam Giang, anoo Nguyễn Văn Thắng nắc manứih vêy bấc cr’noọ cr’niêng đắh bhrợ têng cha. Vel đông ta luôn bhrợ pr’đơợ đoọng HTX Dịch vụ lâng Thương mại Cà Dy ting pấh pa dưr pa xớc, p’cắh, t’bhứah thị trường pa câl bh’nơơn pr’đươi OCOP:

“Lêệ a’ọc t’pêng âng HTX nâu nắc váih anoo Thắng manứih bhriêl ta bách lâng thị trường, anoo ta luôn chô ooy thành phố Đà Nẵng lâng zâp vel đông lơơng đoọng chấc lêy, xay moon p’cắh lâng pa câl bh’nơơn pr’đươi. Đắh chr’val ta luôn pa zưm lâng HTX đoọng chấc lêy zên zooi đoọng, bhrợ pr’đơợ ha zâp apêê ting pấh bhrợ lêy pa choom, pa đăn lâng thị trường. Bêl lướt hội chợ, đợc p’cắh, chr’val zooi đoọng đhanuôr đắh zên ặt cha, lướt vốch đoọng đhanuôr vêy pr’đơợ lêy p’cắh bh’nơơn pr’đươi âng đay”.

Bhrợ pa dưr pa xớc bh’nơơn pr’đươi OCOP g’nưm ooy râu liêm choom ơy váih cóh vel đông xoọc nắc c’lâng lướt vêy bấc cha nặc manứih, doanh nghiệp, HTX cóh zr’lụ da ding k’coong, zr’lụ đhanuôr acoon cóh lêy pay đoọng pa dưr chr’nắp bh’nơơn pr’đươi, pa dưr thu nhập. Đhị chr’hoong da ding k’coong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, xoọc vêy 8 bh’nơơn pr’đươi ta moon bơơn chuẩn OCOP 3 sao pa zêng chi đhung Ađhiir, búah Tà Vạc cất Nam Giang, prí c’ruôr púah pa goóh, Trà a’tuông tăm, bhoóh prớ Nam Giang t’moót cóh tọ, a’điu, a’băng púah pa goóh lâng a’ọc p’riêng. T’coóh A Rất Ben, Phó phòng Nông nghiệp lâng pa dưr pa xớc vel bhươl chr’hoong Nam Giang đoọng năl, ooy c’moo đâu, đh’rứah lâng bhiệc pa dưr dal chất lượng zâp bh’nơơn pr’đươi OCOP ơy váih, vel đông bhrợ pa dưr 6 bh’nơơn pr’đươi OCOP 3 sao pa zêng lêệ a’ọc p’riêng, pô đu đủ chong lâng đác a’mát, mắm a’bhêy vel đông, a’vị đêệp bhrông, búah ch’ngor, bhoóh prớ rang ray Thảo Nguyên:

“Nam Giang cung cơnh vel đông lơơng, bhiệc xay bhrợ bh’nơơn pr’đươi OCOP bhrợ pr’đơợ liêm buôn đoọng ha zâp apêê ting pấh bhrợ. Cơnh bêl ahay, bh’nơơn pr’đươi âng đhanuôr cắh bơơn p’cắh bhứah nắc bêl váih pr’đươi OCOP nắc bhiệc p’cắh liêm buôn lấh. Chr’hoong ơy pa zưm lâng zâp sở ngành âng tỉnh lêy đơơng c’léh cha nụp, cr’liêng xa nay zâp bh’nơơn pr’đươi OCOP cóh trang web âng chr’hoong cung cơnh zâp sở, ngành đoọng vêy bấc ngai năl. Chr’hoong dzợ pa zưm lâng bơr pêê đhị pa câl pr’đươi bhrợ pr’đơợ đoọng ha zâp c’la bhrợ têng xay moon, p’cắh bh’nơơn pr’đươi bấc lấh mơ”./.

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỪ SẢN PHẨM OCOP

Từ quê hương Nghệ An vào huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam làm thuê kiếm sống rồi dừng chân lập nghiệp, đến nay, anh Nguyễn Văn Thắng (39 tuổi) đã cùng 1 số hộ dân ở xã Cà Dy, huyện Nam Giang xây dựng thành công mô hình phát triển kinh tế từ sản phẩm OCOP thịt heo đen xông khói. Thương hiệu  ngày càng được nhiều khách hàng biết đến đã giúp gia đình anh nâng cao thu nhập, vươn lên khấm khá. Chúng ta cùng tìm hiểu về cách làm kinh tế của gia đình anh Nguyễn Văn Thắng qua bài viết của PV Chương trình nhé.

Sinh ra trong một gia đình nghèo, đông anh em ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, mới 12 tuổi, cậu bé Nguyễn Văn Thắng đã phải nghỉ học, theo người quen lưu lạc vào tận vùng núi Nam Giang làm thuê kiếm sống. Những năm tháng đó, Thắng làm đủ nghề từ đào đãi vàng, phụ hồ đến lên rừng lấy mây, bứt đót về bán nhưng thu nhập chẳng đáng là bao.

Năm 2012, Thắng lập gia đình với một cô gái cùng quê, rồi học nghề mộc, mong muốn ổn định kinh tế để chăm lo cho con cái. Làm nghề này, được đi nhiều nơi, anh nhận thấy ở Nam Giang có rất nhiều hộ chăn nuôi heo đen, giống heo bản địa, thịt chắc, ngon, ngọt, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Thế là anh bàn với vợ vay vốn ngân hàng rồi cùng các hộ dân địa phương liên kết thành lập HTX Dịch vụ và Thương mại Cà Dy, đầu tư máy móc, sản xuất sản phẩm thịt heo đen xông khói.

“Được Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung giới thiệu và vẽ cho mình con đường đi thì tôi rất thích. Sau khi đi học quy trình làm thịt heo đen về thì tôi nghỉ nghề mộc, chuyển hẳn qua làm thịt heo đen xông khói. Quá trình làm, mình phải chọn con heo nạc, nếu heo mỡ thì làm ra sản phẩm sẽ rất xấu, không đạt chất lượng. Vì vậy, tôi luôn tự mình đi chọn con heo có chất lượng và kiểm tra, kiểm soát quá trình làm để sản phẩm làm ra ưng ý.”

Quá trình sản xuất sản phẩm thịt heo đen xông khói, anh Nguyễn Văn Thắng chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách lựa chọn nguyên liệu đạt chuẩn, thay đổi gia vị, điều chỉnh nhiệt độ, thời gian sấy để thịt vừa độ mềm và ngon hơn… Đơn cử như trước đây, thịt heo được ướp với đường thì nay thay bằng mật ong để sản phẩm mang đậm hương vị núi rừng. Năm 2023, sản phẩm thịt heo đen xông khói đã được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao, tạo điều kiện cho anh Nguyễn Văn Thắng cùng các thành viên hợp tác xã mở rộng sản xuất, quảng bá, giới thiệu sản phẩn đến nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh. Hiện, sản phẩm thịt heo đen xông khói Nam Giang không chỉ bán ở địa phương mà còn được tiêu thụ ở các thành phố lớn như Đà Nẵng, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Anh Nguyễn Văn Thắng cho rằng, việc sản phẩm thịt heo đen xông khói được công nhận là sản phẩm OCOP đã giúp HTX mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập cho các thành viên:

“Được chứng nhận là sản phẩm OCOP thì người tiêu dùng sẽ tin tưởng là hàng sạch, đã qua kiểm nghiệm. Từ đó sản phẩm mình bán được nhiều hơn, hàng gửi đi cũng an toàn hơn, người tiêu dùng phản hồi lại là quá tốt. Ngoài quảng bá sản phẩm qua Facebook, Zalo, tôi cũng đã được học và sắp tới sẽ mở một kênh Youtobe cho sản phẩm thịt heo đen xông khói, để người tiêu dùng biết được quá trình chăn nuôi, chuồng trại, giết mổ cho đến lúc ra sản phẩm.”

Cùng với duy trì và mở rộng sản xuất sản phẩm thịt heo đen xông khói, anh Nguyễn Văn Thắng còn trồng 2 héc ta keo, 1 héc ta vườn cây ăn trái như sầu riêng, xoài, bưởi, chanh…để tăng thu nhập. Anh còn đầu tư xây dựng chuồng trại, nuôi 40 con chồn hương để nhân giống bán cho người dân trong vùng. Theo anh Nguyễn Văn Thắng, nuôi chồn hương cũng là 1 nghề rất tiềm năng, vì mỗi năm, 1 con chồn mẹ có thể cho thu nhập từ 15 đến 20 triệu đồng, mà tiền thức ăn cho nó chỉ hết khoảng 600 ngàn đồng. Trong khi đó, con giống chồn hương đẻ đến đâu bán hết đến đấy, không đủ cung cấp cho thị trường. Anh Nguyễn Văn Thắng chia sẻ, từ việc phát triển sản phẩm OCOP thịt heo đen xông khói và trồng trọt, chăn nuôi chồn hương, mỗi năm gia đình anh có nguồn cho thu hơn 300 triệu đồng.

 

Theo ông Nguyễn Văn Phi, Chủ tịch UBND xã cà Dy, huyện Nam Giang, anh Nguyễn Văn Thắng là người có nhiều đam mê trong phát triển kinh tế. Địa phương luôn tạo mọi điều kiện để HTX Dịch vụ và Thương mại Cà Dy tham gia xúc tiến, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP:

 “Thịt heo đen xông khói của Hợp tác xã này thì có anh Thắng là người nhanh nhạy với thị trường, anh thường xuyên về thành phố Đà Nẵng và các địa phương khác để kết nối, giới thiệu và bán sản phẩm. Về phía xã cũng thường xuyên phối hợp với HTX để tìm nguồn kinh phí hỗ trợ, tạo điều diện cho các thành viên tham gia tập huấn, tiếp cận thị trường. Khi đi hội chợ, trưng bày, xã hỗ trợ bà con kinh phí ăn, ở đi lại để bà con có điều kiện quảng bá sản phẩm của mình.”

Xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP dựa vào tiềm năng, thế mạnh ở địa phương đang là hướng đi được nhiều cá nhân, doanh nghiệp, Hợp tác xã ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số lựa chọn để gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập. Tại huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, hiện có 8 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao gồm, túi A ĐHir, rượu Tà vạc cất Nam Giang, chuối rừng khô, Trà đậu đen, Muối đặc sản Nam Giang đóng hộp, Dưa kiệu A Điu, Măng nứa khô và thịt heo đen xông khói. Ông A Rất Ben, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nam Giang cho biết, trong năm nay, cùng với việc nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP đã có, địa phương xây dựng 6 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao gồm, thịt heo đen gác bếp, hoa đu đủ đực ngâm mật ong, mắm cải địa phương, nếp than đỏ, rượu nếp tăm, muối ớt rang rây Thảo Nguyên.

“Nam Giang cũng như địa phương khác, việc triển khai thực hiện sản phẩm OCOP tạo điều kiện rất thuận lợi cho các chủ thể tham gia. Ví dự như trước đây, sản phẩm của bà con chưa được quảng bá rộng rãi thì khi trở thành sản phẩm OCOP thì hình thức quảng bá sẽ thuận lợi hơn. Huyện đã phối hợp với các sở ngành của tỉnh tiến hành đưa hình ảnh, nội dung thông tin các sản phẩm OCOP lên trang Web của huyện cũng như các sở, ngành để nhiều người biết. Huyện còn liên kết với 1 số điểm bán hàng để tạo điều kiện cho các chủ thể giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm được nhiều hơn”./.

         

Kim Thu

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC