Đông Giang: ZƯ LÊY BH’RỢ TAANH N’ĐOOH A’DOOH ĐH’RƯAH LÂNG PA DƯR DU LỊCH
Thứ năm, 08:40, 08/08/2024 Hôih Nhàn Hôih Nhàn
Coh pazêng c’moo ahay, chr’hoong da ding k’coong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam bhrợ bấc bh’rợ đoọng zư lêy lâng pa dưr râu chr’năp âng bh’rợ taanh n’đooh a’dooh âng đhanuôr Cơ Tu. Đươi vêy cơnh đêêc, năc ting chrooi đoọng râu chr’năp coh bh’rợ bhrợ têng ta luôn, pa dưr bhươl cr’noon bh’rợ tr’nêng ty đanh đh’rưah lâng pa dưr du lịch.

 

 

Coh pazêng t’ngay doọ trơ vâng bh’rợ ha rêê đhuốch, lâh 35 apêê ađhi a moó coh Tổ hợp tác taanh n’đooh a’dooh Cơ Tu cr’noon Đh’rôông - A Reh, chr’val Tà Lu, chr’hoong Đông Giang năc tợt taanh n’đooh a’dooh coh Gươl cơnh ty đanh ahay.

Amoó Bhling Thị Treng, Tổ trưởng Tổ hợp tác taanh n’đooh a’dooh Cơ Tu cr’noon Đh’rôông - A Reh, chr’val Tà Lu prá xay: Vêy cr’chăl, bh’rợ taanh n’đooh a’dooh Cơ Tu vêy cơnh k’nặ bil tu căh dzợ lâh ngai xấp n’đooh a’dooh acoon coh đay. Coh t’tun, đươi vêy đợ xa nay bh’rợ, dự án pa dưr cớ, zư lêy bh’rợ taanh n’đooh a’dooh, bấc pân đil coh cr’noon Đh’rôông - A Reh năc t’taanh cớ. Tổ hợp tác taanh n’đooh a’dooh âng cr’noon công k’đơơng t’pâh bấc p’niên pân đil ting taanh n’đooh a’dooh. Xoọc đâu, Tổ hợp tác ơy bhrợ lâh 20 râu pr’đươi bhrợ c’kir pa câl đoọng ha ta mooi du lịch, cơnh: n’đooh, a’dooh pân đil pân juyh, g’hur, c’têệng, khăn bha lếp coh pa pan, pazêng râu ch’đhung. Lâh ng’pa câl đhị đêêc, Tổ hợp tác năc dzợ bhrợ t’đui ooy cr’noọ k’dua âng apêê nhăn câl coh pazêng thành phố cơnh: Hội An, Đà Nẵng, Hà Nội.

Amoó Bhling Thị Treng bhui har prá xay chính quyền vel đong xoọc bhrợ Gươl t’mêê vêy chr’năp lâh 2 tỷ đồng xăl ha đong p’căh pr’đươi ty đanh ahay, ting n’năc bhrợ t’vaih zr’lụ đoọng apêê ađhi amoó xay p’căh lâng taanh n’đooh a’dooh liêm crêê lâh mơ: “Vêy p’xoọng râu bơơn pay pa chô năc zập ngai zêng bhui har, pa bhlâng năc bơơn xay p’căh đoọng bấc ngai bơơn n’năl bh’rợ taanh n’đooh a’dooh cơnh ty đanh ahay. Acu rơơm kiêng bơơn lướt la lêy bấc lâh mơ bhươl cr’noon bhrợ bh’rợ taanh n’đooh a’dooh âng pazêng acoon coh xang n’năc chô bhrợ têng, bhrợ t’vaih bấc pr’đươi đoọng pa câl ha ta mooi bấc lâh mơ.”

Đhị cr’noon Bhơ Hôồng, chr’val Sông Kôn, ta luôn 2 t’ngay zập tuần, apêê taanh n’đooh a’dooh cr’noon Bhơ Hôồng lâng lâh 20 cha năc ađhi amoó năc chô coh đong đh’rơơng đhị cr’noon taanh n’đooh a’dooh lâng p’căh pazêng râu n’đooh a’dooh cơnh ty đanh ahay âng đhanuôr Cơ Tu.

Cr’noon du lịch bhươl cr’noon Bhơ Hôồng năc dzợ zư đớc bấc râu văn hoá liêm pr’hay âng manuyh Cơ Tu cơnh: bh’rợ cha ha roo t;mêê, prá pr’ma, bhrợ bh’noóch, tân tâng da dặ, taanh n’đooh a’dooh… Ting t’ngay vêy bấc ta mooi du lịch coh k’tiếc k’ruung lâng tơợ k’tiếc k’ruung n’lơơng tước la lêy. Coh đêêc, pazêng râu n’đooh a’dooh âng manuyh Cơ Tu vêy ta mooi chăp kiêng pa bhlâng, tu cha năm, pr’họm zêng vêy ta taanh bhrợ cơnh ty đanh ahay. Amoó Bhling Thị Xiếc prá xay, coh cr’chăl ahay, Apêê taanh n’đooh a’dooh coh cr’noon Bhơ Hôồng bơơn ting pâh bấc hội chợ, triển lãm, pazêng lớp pa choom taanh n’đooh a’dooh, tơợ đêêc, apêê ađhi amoó bơơn pr’choom, prá xay kinh nghiệm, pa dưr râu liêm choom coh bh’rợ tr’nêng, ting n’năc năc bơơn xay p’căh n’đooh a’dooh Cơ Tu tước ooy bấc ơl apêê ta mooi coh k’tiếc k’ruung lâng bha lang k’tiếc: “Tơợ n’nâu a’tôôh azi t’bhlâng k’dua p’xoọng apêê ađhi amoó ting pâh taanh n’đooh a’dooh, pa bhlâng năc đợ apêê pân niên pân đil đoọng bh’rợ taanh n’đooh a’đooh âng Cơ Tu doọ choom bil. Ting n’năc, công bhrợ t’vaih p’xoọng thu nhập, pa xiêr bh’rợ taanh ha rêê đhuốch. C’la cu bhrợ nhóm trưởng năc công t’bhlâng prá xay, ta đang moon apêê ađhi amoó t’taanh.”

Ting cơnh p’căn Đinh Thị Ngơi, Chủ tịch UBND chr’val Sông Kôn, chr’hoong Đông Giang, apêê taanh n’đooh a’dooh cr’noon Bhơ Hôồng vêy ta pazao đoọng ooy Hội Liên hiệp pân đil chr’val k’đhơợng lêy. Coh cr’chăl ahay, chr’val ooy zooi máy móc vêy chr’năp lâh 40 ức đồng ha apêê taanh n’đooh a’dooh, bhrợ t’vaih râu liêm crêê đoọng apêê ađhi amoó t’bhlâng taanh n’đooh a’dooh. Xoọc đâu, chr’val Sông Kôn ơy ta đang moon chr’hoong Đông Giang bhrợ đong xay p’căh pr’đươi OCOP đhị chr’val. Bêl vêy đong p’căh pr’đươi, năc đợ n’đooh a’dooh âng apêê ađhi amoó bhrợ năc vêy ta xay p’căh bhưah bấc ooy lâh mơ. “Tước nâu cơy UBND chr’val ơy bhrợ bhiệc lâng pazêng pr’loọng đong, bh’rợ pa tơơi cr’van pay pa chô k’tiếc công ơy xang, đươbng bh’rợ bhrợ têng hơơ ạ, đhị đâu công năc đhị đoọng apêê ađhi amoó taanh n’đooh a’dooh. Lâng chr’val năc pay đợ zên n’đăh xa nay văn hoá coh zập c’moo đoọng k’rong bhrợ ooy xa nay bh’rợ crêê tước ooy ng’taanh n’đooh a’dooh crêê cơnh cr’noọ đươi dua âng apêê ađhi amoó, cơnh pazêng râu máy móc, máy i ih, máy vắt sổ… đoọng bhrợ đh’rưah bhlưa ng’taanh lâng têy năc dzợ vêy ng’đươi máy móc.”

C’moo 2014, bh’rợ taanh n’đooh a’dooh âng 3 chr’hoong Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, tỉnh Quảng Nam năc vêy Bộ VHTT lâng DL xay moon năc “C’kir văn hoá phi vật thể âng k’tiếc k’ruung”. Năc đhị chr’hoong Đông Giang xoọc vêy 2 bhươl cr’noon bhrợ bh’rợ taanh n’đooh n’dooh xoọc pa bhrợ, năc Cr’noon taanh n’đooh a’dooh cơnh ty đanh Đhrôồng - A Reh, chr’val Tà Lu lâng cr’noon Bhơ Hôồng, chr’val Sông Kôn.

Cr’chăl c’moo 2023 - 2025, c’lâng bh’rợ tước c’moo 2030, chr’hoong Đông Giang năc t’bhlâng xrặ pa liêm, bhrợ t’vaih sách kỹ thuật taanh, đợ cha năm coh n’đooh a’dooh; Pa dưr bh’rợ taanh n’đooh a’dooh coh pazêng chr’val, thị trấn, pazêng cr’noon, tổ dân phố vêy bấc manuyh choom taanh. Chr’hoong Đông Giang công xay bhrợ ta luôn, pa dưr râu liêm choom âng bhươl cr’noon du lịch pa têệt lâng bh’rợ taanh n’đooh a’dooh cơnh ty đanh năc cr’noon Đh’rôồng- A Reh, chr’val Tà Lu lâng cr’noon Bhơ Hôồng, chr’val Sông Kôn.

Coh xa nay bh’rợ âng dự án 6 “Zư lêy, pa dưr pazêng râu chr’năp văn hoá ty đanh liêm pr’hay âng pazêng acoon coh đh’rưah lâng pa dưr du lịch” âng Xa nay bh’rợ cr’noọ cr’niêng K’tiếc k’ruung pa dưr pr’ắt tr’mông zr’lụ đhanuôr acoon coh lâng da ding k’coong, chr’hoong Đông Giang công ơy bhrợ pazêng lớp tập huấn, pa choom bh’rợ taanh n’đooh a’dooh đoọng ha apêê ađhi amoó coh pazêng chr’val, thị trấn coh chr’hoong.

Ting cơnh t’cooh Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Đông Giang, bh’rợ zư lêy bh’rợ taanh n’đooh a’dooh cơnh ty đang âng đhanuôr Cơ Tu đh’rưah lâng pa dưr du lịch bhươl cr’noon năc c’lâng bh’rợ crêê liêm bhlâng căh muy ng’zư lêy râu chr’năp pr’hay âng văn hoá la lay âng đhanuôr acoon coh, ting n’năc dzợ bhrợ t’vaih bh’rợ tr’nêng, pa dưr thu nhập đoọng ha pr’loọng đong: “Azi t’bhlâng xay bhrợ bh’rợ pa choom bh’rợ tr’nêng ty đanh đoọng pa dưr râu liêm choom bh’rợ tr’nêng, bhrợ t’vaih pazêng râu pr’đươi liêm choom, bhrợ t’vaih ghít râu chr’năp pr’hay văn hoá âng acoon coh. Pa liêm, t’bấc pazêng râu pr’đươi; pa liêm bh’rợ taanh đoọng pa xiêr đợ cr’chăl ng’taanh pazêng râu pr’đươi. Chêêc zr’lụ pa câl pazêng râu pr’đươi, xay p’căh pazêng râu n’đooh a’dooh tước ooy ta mooi. Chêêc n’năl cr’noọ cr’niêng âng manuyh đươi dua đoọng bhrợ t’vaih đợ pr’đươi crêê cơnh ha zập ngai; pa dưr cớ pazêng bhươl cr’noon taanh n’đooh a’dooh dưr vaih zr’lụ tước la lêy ha ta mooi du lịch. Ch’mêệt lêy bhrợ t’vaih zr’lụ xay p’căh pazêng pr’đươi văn hoá, pr’đươi OCOP, chr’noh chr’bêệt đh’rưah lâng du lịch”./.

Đông Giang: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm gắn với phát triển du lịch

Những năm qua, huyện miền núi Đông Giang, tỉnh Quảng Nam thực hiện nhiều giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Cơ Tu. Nhờ đó, góp phần tích cực trong việc duy trì, phát triển làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch.

Những ngày nông nhàn, hơn 35 chị em trong Tổ hợp tác dệt thổ cẩm Cơ Tu thôn Đh’rôông- A Reh, xã Tà Lu, huyện Đông Giang lại ngồi dệt thổ cẩm dưới mái nhà Gươl truyền thống.

Chị Bhling Thị Treng, Tổ trưởng Tổ hợp tác dệt thổ cẩm Cơ Tu thôn Đh’rôông - A Reh, xã Tà Lu cho hay: Có thời gian, nghề dệt thổ cẩm Cơ Tu gần như mai một vì không còn nhiều người mặc trang phục truyền thống. Về sau, nhờ có các chương trình, dự án  khôi phục, bảo tồn nghề truyền thống, nhiều phụ nữ ở làng Đh’rôông- A Reh đã quay lại với khung cửi. Tổ hợp tác dệt thổ cẩm của làng cũng thu hút các thành viên trẻ tham gia. Hiện, Tổ hợp tác chuyên sản xuất gần 20 mặt hàng lưu niệm bán cho khách du lịch, như: váy, áo nam nữ, tấm tút (tấm vải thổ cẩm lớn), nịt, khăn trải bàn, túi ví các loại. Ngoài bán tại chỗ, Tổ hợp tác còn sản xuất theo đơn đặt hàng của nhiều khách hàng ở các thành phố như: Hội An, Đà Nẵng, Hà Nội.

Chị Bhling Treng phấn khởi cho hay chính quyền địa phương đang đầu tư xây dựng Gươl mới trị giá hơn 2 tỷ đồng thay thế nhà trưng bày cũ, đồng thời tạo điều kiện để chị em có nơi giới thiệu và dệt thổ cẩm tốt hơn. “Có thêm thu nhập ai cũng mừng nhưng phấn khởi nhất là được nhiều người biết dệt để duy trì nghề truyền thống. Tôi mong muốn được tham quan nhiều làng nghề dệt thổ cẩm các dân tộc khác học hỏi rồi về áp dụng, tạo ra sản phẩm phong phú, đa dạng phục vụ nhu cầu khách hàng hơn.”

Tại thôn Bhơ Hôồng, xã Sông Kôn, đều đặn 2 ngày mỗi tuần, nhóm dệt thổ cẩm thôn Bhơ Hôồng với hơn 20 chị em lại tập trung ở nhà sàn giữa làng để dệt và trưng bày các sản phẩm thổ cẩm truyền thống Cơ Tu.

Làng du lịch cộng đồng Bhơ Hôồng vẫn giữ được nhiều nét văn hóa đặc trưng của người Cơ Tu như: lễ hội mừng lúa mới, hát lý, nói lý, múa tân tung da dá, nghề dệt thổ cẩm… Ngày càng có nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm. Trong đó, các sản phẩm thổ cẩm Cơ Tu được du khách yêu thích, bởi hoa văn, màu sắc đều được dệt theo lối truyền thống. Chi Bhling Thị Xiếc chia sẻ, thời gian qua, Nhóm dệt thổ cẩm thôn Bhơ Hôồng được tham gia nhiều hội chợ, triển lãm, các lớp tập huấn, từ đó, chị em được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao tay nghề, đồng thời có cơ hội giới thiệu thổ cẩm Cơ Tu đến với đông đảo du khách trong nước và quốc tế. “Thời gian tới chúng tôi tiếp tục vận động thêm chị em tham gia vào nhóm dệt thổ cẩm, đặc biệt là các bạn trẻ để nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Cơ Tu không bị mai một. Bên cạnh đó, cũng tạo nguồn thu nhập thêm cho các hộ gia đình, giảm bớt việc phát nương làm rẫy. Bản thân là nhóm trưởng tôi cũng tiếp tục tuyên truyền, vận động các chị em”.

Theo bà Đinh Thị Ngơi, Chủ tịch UBND xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, nhóm dệt thổ cẩm thôn Bhơ Hôông được giao cho Hội Liên hiệp phụ nữ xã quản lý. Thời gian qua, xã đã hỗ trợ máy móc trị giá hơn 40 triệu đồng cho nhóm dệt, tạo điều kiện để chị em duy trì nghề dệt thổ cẩm. Hiện, xã Sông Kôn đã kiến nghị huyện Đông Giang xây dựng địa điểm giới thiệu sản phẩm OCOP trên địa bàn xã. Khi có nơi trưng bày, sản phẩm thổ cẩm của chị em sẽ được giới thiệu, quảng bá rộng rãi hơn. “Đến nay UBND xã đã làm việc với các hộ gia đình, công tác giải phóng mặt bằng đã xong, chờ chủ trương xây dựng, đây cũng là địa điểm cho các chị em dệt thổ cẩm. Đối với xã sẽ cân đối các nguồn văn hoá hàng năm đưa vào các hạng mục đầu tư liên quan đến dệt mà chị em đang cần, như các loại máy móc, máy may, máy vắt sổ…nhằm kết hợp giữa dệt thủ công và máy móc”.

Năm 2014, nghề dệt thổ cẩm của 3 huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, tỉnh Quảng Nam đã được Bộ VHTT và DL công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”. Riêng tại huyện Đông Giang hiện có 2 làng nghề dệt thổ cẩm đang hoạt động, đó là Làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống Đhrôồng- A Reh, xã Tà Lu và thôn Bhơhôồng, xã Sông Kôn.

Giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030, huyện Đông Giang tiếp tục biên soạn hoàn chỉnh, phát hành sách kỹ thuật dệt, hệ thống hoa văn trên sản phẩm dệt; Phát triển nghề dệt thổ cẩm tại các xã, thị trấn, các thôn, tổ dân phố có điều kiện. Huyện Đông Giang cũng duy trì, phát triển, nâng cao hiệu quả, chất lượng làng du lịch cộng đồng gắn với phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống thôn Đhrồông Aréh, xã Tà Lu và thôn Bhơhôồng, xã Sông Kôn.

Trong khuôn khổ dự án 6 “Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện Đông Giang cũng đã tổ chức các lớp tập huấn, truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho chị em ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Theo ông Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, việc bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Cơ Tu gắn với phát triển du lịch cộng đồng là hướng đi đúng không chỉ bảo tồn giá trị văn hóa đặc trưng của đồng bào, mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập cho hộ gia đình. “Chúng tôi thúc đẩy công tác đào tạo nghề truyền thống để nâng cao tay nghề, tạo ra những sản phẩm chất lượng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Cải tiến, đa dạng hóa các mẫu mã; cải tiến kỹ thuật dệt nhằm rút ngắn thời gian dệt cho từng sản phẩm. Tìm đầu ra cho sản phẩm; tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm dệt tới du khách. Tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng để làm ra các sản phẩm phù hợp cho cộng đồng; xây dựng các làng nghề thổ cẩm thành các điểm đến tham quan cho khách du lịch. Khảo sát hình thành điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm văn hóa, sản phẩm OCOP, nông sản gắn với du lịch và nông nghiệp”./.

Hôih Nhàn

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC