PA DƯR CR’NOỌ CHĂP KIÊNG VĂN HOÁ TY ĐANH HA LANG P’NIÊN
Thứ bảy, 08:00, 14/09/2024 PV Kim Cương PV Kim Cương
Co Tu.VOV.VN: Coh pazêng bh’rợ văn hoá, nghệ thuật bhươl cr’noon coh chr’hoong da ding k’coong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam ting t’ngay vêy bấc apêê p’niên ting pâh

 

Bấc apêê ađhi năc t’mêê 11 - 12 c’moo năc ơy choom Tân tung - da dặ, pazêng apêê ađhi ta ha lâh mơ công ơy pa choom n’đhưưng ch’gâr, n’toong chiing căh cậ prá pr’ma, bhrợ bh’noóch. Nâu đoo năc râu chr’năp đoọng ha bh’rợ zư lêy văn hoá, công năc c’lâng bh’rợ crêê liêm âng pazêng đơn vị, vel đong coh bh’rợ pazum têy pa dưr apêê t’béch g’lăng ooy văn hoá. 

 

Pazêng t’ngay tr’nơớp c’moo học 2024 - 2025, ađhi Zơrâm Niên, học sinh lớp 7, Trường THCS Phan Châu Trinh chr’val Sông Kôn bhui har bơơn tr’lum cớ apêê pr’zớc lâng thầy cô. Xa nay âng Niên xay truih ooy apêê pr’zớc năc đợ t’ngay đhêy hè đh’rưah lâng đhanuôr cr’noon Bhlô Bền pa choom Tân tung - Da dặ đoọng biểu diễn đhị Bhiệc bhan Văn hoá ty đanh Cơ Tu chr’val Sông Kôn g’luh 4 bêl đêêc ahay.

Zơrâm Niên prá xay, tơợ bêl k’tứi năc ơy bơơn lêy zập ngai Tân tung - Da dặ, hát pr’hát acoon coh… Coh pr’loọng đong, pa bhướp, da dích, k’conh k’căn zêng n’năl t’nơớt, ha hát lâng ta luôn ting pâh coh pazêng g’luh bhiệc bhan, cr’chăl Tết căh cậ bêl vêy ta mooi du lịch tước lêy, chêêc n’năl. Tu cơnh đêêc, bêl xơợng k’căn ta mooh kiêng ting pâh căh năc ađhi moon kiêng lâng ting đh’rưah lâng k’căn pa choom ha hát, t’nơớt. Crêê bêl 7h30 zập ha dum, Niên tước ooy đong sinh hoạt bhươl cr’noon đh’rưah lâng zập ngai pa choom cơnh tân tung, cơnh k’đhơợng g’hêl, cooih, pa choom đh’rưah liêm choom lâng apêê n’lơơng… Xang k’nặ 2 c’xêê pa choom, ađhi ơy choom Tân tung. Nâu đoo công năc râu bhui har âng ađhi xay truih lâng apêê pr’zớc:

“Pa choom tân tung năc nhưh bhlâng, bêl pa choom năc ta nih đha nâng, năc bêl pa choom mơ ooy năc lêy bhui har mơ đêêc, năc kiêng lâh mơ, tu cơnh đêêc acu doọ lơi g’luh pa choom hân đoo. Bhui har bhlâng bêl c’bhuh zi bơơn ting pâh Tân tung - Da dặ đhị bhiệc bhan vêy bấc apêê pr’zớc coh lớp tước lêy. Tu cơnh đêêc đoo bêl tước ooy trường, apêê pr’zớc haanh deh bhlâng, zập ngai zêng ta mooh h’cơnh choom bơơn ting pâh, pa choom u nhưh doọ, mơ đanh năc vêy choom tân tung… Acu bhui har pa bhlâng, bhui har lâh mơ tu coh lớp năc muy acu n’năl tân tung lâng bơơn ting pâh bhiệc bhan ga măc cơnh đâu. Acu rơơm kiêng năc bơơn ting pâh bấc lâh mơ pazêng bh’rợ tr’nêng văn hoá cơnh đêêc” - Zơrâm Niên prá xay. 

Xang cr’chăl đhêy hân noo ch’noọng ắt lâng pr’loọng đong, ađhi Alăng Hiếu, học sinh lớp 12, Trường THPT Quang Trung thị trấn Prao bhui har bêl bơơn chô cớ ooy trường học lâng tr’lum pazêng apêê coh Câu lạc bộ Prá pr’ma - bhrợ bh’nooch Cơ Tu. Alăng Hiếu prá xay, tr’nơớp tu k’chít năc ađoo căh ting pâh, năc bêl lêy apêê pr’zớc sinh hoạt lêy pr’hay năc ha dợ kiêng. C’moo lớp 11, ađhi nhăn ting pâh ooy Câu lạc bộ prá pr’ma, bhrợ bh’noóch, xang n’năc tu t’béch năc ađoo dưr vaih manuyh bha lâng. Alăng Hiếu bhui har, lâng ađoo zập g’luh pa choom prá pr’ma, bhrợ bh’noóch năc muy pr’học ooy cr’noọ xa nay chăp hơnh acoon manuyh, bơơn n’năl ghít ooy râu chr’năp pr’hay âng acoon coh đay. Pa choom prá pr’ma, bhrợ bh’noóch tr’nơớp năc zooi apêê pa dưr râu chăp kiêng âng c’la đay, ooy ha y chroo năc ting zư lêy, chr’va pazêng râu chr’năp văn hoá ty đanh tước ooy zập ngai.

“Coh tr’nơớp acu lêy công k’đhap tu n’jưah hát n’jưah k’noọ ooy cr’liêng xa nay đoọng ng’bi hr’cơnh choom pr’véch. Hân đhơ cơnh đêêc, bêl xơợng apêê g’lăng z’hai, t’cooh bhươl pa choom năc xơợng pr’hay ting t’ngay năc acu kiêng. Tơợ đêêc, acu t’bhlâng ting pa choom. Acu c’jệ lâh mơ năc bơơn đớp ch’ner P’zương đhị Bh’rợ tr’thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh đoọng ha học sinh THPT c’moo học 2023 - 2024 bêl đêêc ahay. Râu đâu bhrợ p’xoọng cr’noọ t’bhlâng lâng chr’va xa nay chăp hơnh tước ooy apêê pr’zớc n’lơơng lâng zư lêy pazêng râu chr’năp pr’hay văn hoá ty đanh âng acoon coh đay” - Alăng Hiếu prá xay.

Thầy Alăng Quốc Quyết, Phó Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ prá pr’ma, bhrợ bh’noóch Trường THPT Quảng Trung, chr’hoong Đông Giang prá xay, câu lạc bộ prá pr’ma, bhrợ bh’noóch vêy ta bhrợ t’vaih coh x’rịa c’moo 2019 lâng ting pâh zooi âng pazêng apêê g’lăng z’hai, manuyh vêy bấc ngai chăp, manuyh n’năl ooy văn hoá đhanuôr Cơ Tu. Zập c’moo học, câu lạc bộ xay moon cr’noọ bh’rợ t’pâh k’dâng 50 học sinh ting pâh, năc zập c’moo công z’lâh tơợ 10 tước 20 ađhi. Lâh Câu lạc bộ prá pr’ma, bhrợ bh’noóch, nhà trường ta luôn bhrợ bh’rợ pa choom hát pr’hát acoon coh, Tân tung - Da dặ, zêệ bhrợ chr’na đha năh, p’căh xa nấp acoon coh coh pazêng g’luh tr’thi đhị trường lâng âng ngành giáo dục: “Coh Gươl ty đanh, coh pazêng c’moo ahay, thầy lâng trò nhà trường bhrợ pazêng g’luh học prá pr’ma, bhrợ bh’noóch năc apêê t’cooh bhươl, manuyh n’năl ooy nghệ thuật văn hoá Cơ Tu pa choom. Xoọc đâu, bấc học sinh ơy choom n’năl lâng pa choom prá xay lâng n’juông pr’ma ba buôn. Nhà trường lêy bh’rợ n’nâu năc crêê cơnh, doọ bil bấc zên prặ ting n’năc râu liêm choom coh bh’rợ pa choom cr’noọ chăp hơnh văn hoá ty đanh đoọng ha học sinh. Coh cr’chăl ha y, nhà trường năc prá xay, bhrợ têng bh’rợ ngoại khoá ooy văn hoá, cơnh piah n’jưl, plong khèn, n’toong chiing, đhưưng ch’gâr… đoọng h’cơnh ooy choom zư đớc pazêng râu chr’năp pr’hay liêm pr’hay âng đhanuôr Cơ Tu coh vel đong”.

Bh’rợ zư lêy lâng pa dưr pazêng râu đơ chr’năp pr’hay văn hoá ty đanh âng đhanuôr Cơ Tu coh chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam coh pazêng c’moo ahay ơy pa dưr râu liêm choom ghít bhlâng đươi ooy bh’rợ văn hoá coh bhươl cr’noon, chr’val, trường học. Ting cơnh t’cooh Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Đông Giang, coh vel đong 11 chr’val, thị trấn ơy bhrợ t’vaih 45 c’bhuh tân tung, da dặ, n’đhưưng n’toong, câu lạc bộ prá pr’ma, bhrợ bh’noóch; pazêng chr’val công ơy pa dưr cớ bh’rợ taanh n’đooh a dooh, bhuôih caih âng manuyh Cơ Tu năc vêy hội đồng cấp chr’hoong xay moon liêm choom…

T’cooh Đỗ Hữu Tùng prá xay, Tân tung - Da dặ, bh’rợ prá pr’ma, bhrợ bh’noóch, taanh n’đooh a dooh âng manuyh Cơ Tu năc vêy Bộ Văn hoá, Thể thao lâng Du lịch xay moon năc c’kir văn hoá phi vật thể cấp k’tiếc k’ruung. Tu cơnh đêêc, bh’rợ zư lêy pa dưr pazêng râu đơ chr’năp văn hoá âng manuyh Cơ Tu ta luôn vêy chr’hoong xay moon năc bh’rợ bha lâng đh’rưah lâng pa dưr kinh tế, xã hội: “Coh cr’chăl ahay, chr’hoong ơy t’bhlâng lâng xay bhrợ liêm choom bh’rợ zư lêy, pa dưr pazêng râu chr’năp văn hoá ty đanh đươi ooy pazêng râu zên xa nay bh’rợ, dự án âng tỉnh, trung ương. Bhui har bhlâng coh xoọc đâu năc đhanuôr coh pazêng bhươl cr’noon, chr’val, trường học pazum têy coh bh’rợ zư lêy pazêng râu chr’năp ty đanh vel đong. Coh ha y chroo, chr’hoong t’bhlâng xay bhrợ cơnh Nghị quyết âng Huyện uỷ, HĐND chr’hoong ooy bh’rợ zư lêy, pa dưr pazêng râu chr’năp văn hoá ty đanh đhị vel đong. Vel đong công t’bhlâng bhrợ k’rơ bh’rợ zư lêy văn hoá vật thể cơnh Gươl, moong, tr’coọ xa nul, căh cậ bhrợ pazêng râu sách văn hoá đoọng zooi ooy bh’rợ pa choom coh pazêng trường học”./.

Ươm mầm tình yêu văn hóa truyền thống cho giới trẻ

Trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật cộng đồng ở huyện vùng cao Đông Giang, tỉnh Quảng Nam dần xuất hiện nhiều gương mặt trẻ tham gia. Nhiều em chỉ mới 11 - 12 tuổi đã thành thục điệu múa Tân tung - da dặ, các em lớn hơn cũng đã tập tành đánh trống, chiêng hay nói lý, hát lý. Đây là tín hiệu vui cho công tác bảo tồn văn hóa, cũng là hướng đi đúng của các đơn vị, địa phương trong việc chung tay nuôi dưỡng tài năng văn hóa trẻ.

Những ngày đầu năm học 2024 - 2025, em Zơrâm Niêm, học sinh lớp 7, Trường THCS Phan Châu Trinh xã Sông Kôn phấn khởi được gặp lại bạn bè và thầy cô. Câu chuyện Niên kể với các bạn xoay quanh những ngày hè cùng người dân thôn Bhlô Bền tập luyện Tân tung - Da dặ để biểu diễn tại Lễ hội Văn hóa truyền thống Cơ Tu xã Sông Kôn lần thứ 4 vừa qua.

Zơrâm Niêm chia sẻ, từ bé em đã được nhìn mọi người múa Tân tung - Da dặ, hát dân ca... Trong gia đình, ông bà, bố mẹ đều biết múa, hát và thường xuyên trình diễn tại các lễ hội, dịp Tết hay khi có khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm. Vì thế, khi nghe mẹ hỏi có muốn tham gia không em liền gật đầu và theo mẹ cùng tập luyện. Cứ đúng 7h30 mỗi đêm, Niêm có mặt tại nhà sinh hoạt cộng đồng thôn cùng mọi người tập luyện các động tác xoay chuyển, nghiêng người, vung khiêng, giáo, phối hợp với bạn diễn cho đều.... Sau gần 2 tháng tập luyện, em đã múa thuần thục điệu Tân tung - Da dặ. Đây cũng là niềm tự hào mà em khoe với các bạn. 

“Tập luyện rất mệt, phải nghiêm túc nhưng càng tập lại càng thấy vui, càng thích nên em không bỏ lỡ buổi tập nào. Vui nhất là ngày đội em trình diễn Tân tung – Da dặ tại lễ hội có nhiều bạn trong lớp em tới xem. Nên khi đến trường, các bạn khen quá trời, ai cũng hỏi làm sao mà được tham gia thế, tập có mệt không, bao lâu thì múa được... Em cảm thấy rất tự hào, vui nữa vì trong lớp chỉ có mình em biết múa và được tham gia lễ hội lớn như vậy. Em hy vọng sẽ được tham gia nhiều hơn các hoạt động văn hóa như vậy” - Zơrâm Niêm chia sẻ. 

Sau những ngày hè bên gia đình, em Alăng Hiếu, học sinh lớp 12, Trường THPT Quang Trung ở thị trấn Prao phấn khởi được quay lại trường học và gặp gỡ các thành viên Câu lạc bộ Nói lý - hát lý Cơ Tu. Alăng Hiếu chia sẻ, ban đầu vì ngại nên em không tham gia, nhưng khi xem các bạn sinh hoạt thấy hay rồi thích. Năm lớp 11, em đăng ký tham gia Câu lạc bộ nói lý, hát lý, sau đó vì có năng khiếu nên đã trở thành thành viên chủ lực.

Alăng Hiếu tự hào, với em mỗi buổi tập nói lý, hát lý là một bài học về tinh thần dân tộc, được trở về với cội nguồn của mình. Học nói lý, hát lý trước tiên giúp em thỏa niềm đam mê của bản thân, xa hơn là góp phần gìn giữ, lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống đến mọi người: “Ban đầu em thấy cũng rất khó vì vừa hát vừa suy nghĩ từ ngữ để ví von sao cho xuôi vần, xuôi câu. Tuy nhiên, khi nghe các nghệ nhân, già làng truyền dạy thì lại càng thấy hay rồi thích dần. Từ đó, em quyết tâm theo học cho được. Em bất ngờ hơn khi nhận được giải Khuyến khích tại Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh THPT năm học 2023 -2024 vừa qua. Điều này tiếp cho em thêm động lực và lan tỏa tình yêu đến nhiều bạn cùng yêu và gìn giữa các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình".

 

Thầy Alăng Quốc Quyết, Phó Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ nói lý, hát lý  Trường THPT Quang Trung, huyện Đông Giang cho biết, câu lạc bộ nói lý, hát lý thành lập cuối năm 2019 với sự hỗ trợ của các nghệ nhân, người có uy tín, am hiểu văn hóa dân tộc Cơ Tu. Mỗi năm học, câu lạc bộ đặt chỉ tiêu thu hút khoảng 50 học sinh tham gia, nhưng năm nào cũng vượt từ 10 đến 20 em. Ngoài Câu lạc bộ nói lý hát lý, nhà trường thường xuyên tổ chức dạy hát dân ca, múa Tân tung - Da dặ, chế biến các món ẩm thực, trình diễn trang phục truyền thống thông qua các cuộc thi tại trường và của ngành giáo dục: “Dưới mái Gươl truyền thống, những năm qua, thầy và trò nhà trường tổ chức định kỳ các buổi học nói lý, hát lý với sự hướng dẫn, truyền đạt từ các già làng uy tín, am hiểu nghệ thuật văn hóa Cơ Tu. Hiện nay, nhiều học sinh đã có khả năng nghe - hiểu và tập tành câu chuyện bằng những câu lý đơn giản. Nhà trường cũng nhận thấy cách làm này rất phù hợp, ít tốn kém nhưng mang lại hiệu quả lớn trong việc giáo dục tình yêu văn hóa truyền thống cho học sinh. Thời gian tới, nhà trường tiếp tục đề xuất, tổ chức các buổi ngoại khóa về văn hóa, như dạy đánh đàn, thổi khèn, trống chiêng... để làm sao lưu giữ được các giá trị tốt đẹp của đồng bào Cơ Tu trên địa bàn”. 

 

Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam những năm qua đã phát huy hiệu quả rõ rệt thông qua hoạt động văn hóa cộng tại làng, xã, trường học. Theo ông Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, trên địa bàn 11 xã, thị trấn đã thành lập 45 đội múa trống chiêng, câu lạc bộ nói lý, hát lý; các xã cũng đã khôi phục được nghề dệt thổ cẩm. Ngoài ra, ngành văn hóa cũng đã tổ chức ghi âm hàng chục bài tế, cúng của người Cơ Tu được hội đồng cấp huyện nghiệm thu và công nhận...

Ông Đỗ Hữu Tùng cho biết, điệu múa Tân tung - Da dặ, nghệ thuật nói lý - hát lý, nghề dệt thổ cẩm của người Cơ Tu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Do vậy, công tác bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa của người Cơ Tu luôn được huyện xác định là nhiệm vụ trọng tâm cùng với phát triển kinh tế, xã hội: “Thời gian qua, huyện đã nỗ lực và làm tốt công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống thông qua các nguồn vốn chương trình, dự án của tỉnh, trung ương. Mừng nhất hiện nay là người dân ở các làng, xã, trường học chung tay trong công tác bảo tồn các giá trị truyền thống địa phương. Tới đây, huyện tiếp tục cụ thể hóa các Nghị quyết của Huyện ủy, HĐND huyện về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn. Địa phương cũng sẽ đẩy mạnh công tác bảo tồn văn hóa vật thể như Gưol, moong, nhạc cụ, hay ban hành các loại sách văn hóa để hỗ trợ công tác giảng dạy trong các trường học./.

PV Kim Cương

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC