Amoó Hồ Thị Chúc, ặt đhị vel Paris Kavin, chr’val Lâm Đớt, chr’hoong da ding ca coong A Lưới tước lâng bh’rợ taanh Zèng tơợ a đoo đhêệng 23 c’moo. Đhơ choom taanh zi lưa lâh apêê pr’zơc lơơng ha dợ amoó nắc vêy pa chô bh’nơơn tơợ bh’rợ pa dưr chr’năp t’la Zèng cơnh lâng taanh bhrợ cơnh liêm t’mêê âng đay.
Amóo Chúc xay moon, amoó nắc ma nuyh Cơ Tu ặt đhị chr’val Hồng Thượng, chô bhrợ ma mai âng ma nuyh Tà Ôi đhị chr’val Lâm Đớt. Pr’loọng đong k’diic nắc vêy truyền thống taanh Zèng tơợ ahay nắc pazêng pân đil coh đong zập ngai zêng choom taanh. Mamông coh đong k’diic, bấc chu a moó xơợng k’chít tu a đay căh choom taanh. Cơnh lâng pr’chăp chô ooy đong apêê nắc ting bhrợ cơnh apêê, amoó nắc tơợp pa choom taanh. Bơơn da da pa choom, a moó Chúc pa zay lâh mơ lâng r’dợ choom taanh pazêng t’la Zèng liêm, mâng. Đhơ cơnh đêêc, cơnh amoó Hồ Thị Chúc moon, a đay bhrợ bh’rợ taanh bhrợ Zèng nâu nắc bêl ting apêê a ngăh coh vel lướt pa câl Zèng t’bơơn zên. Zập g’luh lướt, amoó bơơn ting năl bấc rau tơợ bọop p’rá chroi k’rong âng ma nuyh câl. Tơợ đêêc, amoó pa chăp xơợng bhrợ cơnh t’mêê pazêng t’la Zèng đoọng liêm crêê cơnh đhr’năng đươi dua âng tr’mông tr’meh lang nâu kêi: “Pr’họom t’la Zèng âng ma nuyh Tà Ôi nắc n’tăm – n’bhrôông đơ bhlầng, lâng pr’đhang tơơm n’loong, a đhăh dzăm, acoon ma nuyh lâng pazêng pr’đhang ơy loih lâng pr’ặt tr’mông. Bấc chu lêy t’la Zèng zập đoong ahêê taanh k’nặ tr’cơnh cơnh. Pô xr’rặ cung vêy bhrợ t’vaih lalay cơnh pr’đhang ch’tur, pha lê, bông tuyết… đoọng t’pâh lang p’niên ting đươi. Đh’rưah lâng đêêc nắc cơnh ra pặ rau pa chăm Zèng đoọng liêm. Pr’đoọng bhlầng nắc pazêng cơnh bhrợ t’vaih pazêng cơnh bhrợ âng cu bấc ngai kiêng. Acu rơơm kiêng, Zèng bơơn đươi dua căh muy đhị cr’chăl lễ, tết nắc zêng coh pr’ặt tr’mông cơnh c’xu”.
Đh’rưah lâng cơnh bhrợ t’vaih rau liêm t’mêê đăh pô xr’xrặ, pr’họom, pr’đhang, amoó Hồ Thị Chúc dzợ bhrợ pazêng ch’đhung, a dooh tơợ Zèng, ih pa xoọng lâng bhai n’ty buôn đươi đoọng bhrợ vaih rau liêm t’mêê, lalay cơnh âng xa nập. C’moo 2017, a moó nắc quyết định tơợp bhrợ cửa hàng kinh doanh Zèng đhị đong. Amoó bhrợ t’vaih trang facebook vêy đh’nơc “THỔ CẨM A LƯỚI Chúc” đoọng pa căh zập pr’đươi Zèng đoọng ha pêê tỉnh, thành phố coh đêêc vêy Quảng Nam, Đà Nẵng vêy bấc ma nuyh kiêng đươi bhlầng. Zập c’xêê amoó Hồ Thị Chúc pa chô tơợ 8 – 10 ức đồng tơợ bhiệc pa câl zập pr’đươi tơợ Zèng. Đhanuôr coh zr’lụ cung vêy pa xoọng bhiệc bhrợ, pa chô thu nhập tơợ k’rong câl a din âng amoó đoọng k’rang pr’ặt tr’mông.
Lâh mơ bhrợ têng, kinh doanh Zèng đhị đong, amoó Hồ Thị Chúc dzợ k’đhơợng bhrợ Phó Giám đốc HTX bhrợ têng lâng pa câl a din A Lưới. Nâu nắc muy coh pazêng HTX ga mắc, ha dưr k’rơ đhị A Lưới lâng lâh 70 cha nắc ting pâh bhrợ lâng k’zệt pr’loọng pa zưm bhrợ têng pa câl Zèng đhị zập chr’val coh prang chr’hoong. Amoó Hồ Thị Hương, Giám đốc HTX bhrợ têng lâng pa câl a din A Lưới đoọng năl, HTX vêy c’nặt ha dưr cơnh t’ngay đâu nắc pazêng rau pa zay âng zập ngai, pa bhlầng nắc amoó Hồ Thị Chúc: “Amoó Chúc nắc muy coh pazêng ma nuyh đa đâh, pa bhriêl a đoo vêy bấc rau cr’noọ pr’chăp đoọng pa dưr HTX. Amoó kiêng bhlầng bh’rợ Zèng nâu lâng rơơm bơơn bhrợ pa dưr bh’rợ taanh a din ty chr’năp coh đhăm k’tiếc âng vel đong. Năc tu cơnh đêêc amoó ơy tơợp bhrợ cha lâng pazêng t’la Zèng âng ma nuyh Tà Ôi. Rau k’rơ pa zay âng amoó Chúc căh muy đơơng chô bh’nơơn ha c’la đay nắc dzợ zooi bấc apêê lơơng vêy bhiệc bhrợ, pa dal thu nhập tơợ pazêng đơn hàng âng amoó đơơng chô”.
Rau liêm choom xoọc tr’nơợp âng amoó Hồ Thị Chúc nắc ơy pa dưr pr’đơợ tước zập pân đil đh’rưah lâng rau chăp kiêng tơợp bhrợ cha tơợ pazêng t’la Zèng ty chr’năp. Ting cơnh p’căn Lê Thị Quỳnh Tường, Chủ tịch Hội Liệp hiệp Pân đil A Lưới, đhị vel đong pazêng apêê vel bhươl zêng vêy k’bhuh pân đil taanh a din. Ha dợ rau k’đhap k’ra bhlầng cơnh lâng bh’rợ taanh a din nâu nắc đhị pa câl. Chr’hoong A Lưới cung ơy vêy chính sách zooi, pa choom cơnh taanh bhrợ cơnh liêm t’mêê… tơợ zập đăh zên, xa nay bh’rợ, dự án. Đh’rưah nắc ta luôn đơơng zập pr’đươi Zèng âng đhanuôr pa căh đhị zập hội chợ, vel bh’rợ tr’nêng đhị thành phố Huế, Đà Nẵng, Thành phố HCM…
P’căn Lê Thị Quỳnh Tường xay moon ghit, Hội Pân đil A Lưới ta luôn t’vaih zập pr’đơợ, zooi hội viên pa đăn lâng zập tơợ zên vặ đoọng k’rong bhrợ, t’bhưah zập cr’noọ bh’rợ bhrợ têng:“Pazêng c’moo hay, Hội nắc ơy p’loon tơợ zập zên zooi pân đil pa dưr kinh tế, pa xiêr đha rựt đanh mâng, cơnh zên zooi tơợp bhrợ cha, zooi hợp tác xã, pr’loọng bhrợ t’bhưah zr’lụ bhrợ têng… Đăh Hội Pân đil cung tín chấp lâh 221 tỷ đồng lâng Ngân hàng Chính sách t’vaih pr’đơợ đoọng ha pân đil vặ zên. Lâh mơ, Hội dzợ pa zưm lâng apêê đơn vị bhrợ têng apêê lớp tập huấn, pa choom kỹ thuật, xay moon zập cr’noọ bh’rợ liêm choom, bh’nơơn dal… đoọng zooi pân đil pa dưr pr’ặt tr’mông./.
Nắm bắt xu hướng nâng tầm giá trị cho tấm Zèng
Thiết kế hoa văn mới lạ, trẻ trung cho các sản phẩm Zèng là cách chị Hồ Thị Chúc, 30 tuổi, ở xã Lâm Đớt, huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người Tà Ôi trong cuộc sống hiện đại. Các sản phẩm độc, lạ của chị Chúc được rất nhiều bạn trẻ yêu thích, nhờ vậy, giúp chị sống tốt với nghề, bà con trong vùng cũng có nguồn thu nhập từ việc bán thổ cẩm.
Chị Hồ Thị Chúc, ở làng Paris Kavin, xã Lâm Đớt, huyện vùng cao A Lưới đến với nghề dệt Zèng truyền thống khi đã bước vào tuổi 23. Tuy muộn hơn bạn bè đồng trang lứa nhưng chị lại khá thành công trong việc nâng tầm sản phẩm Zèng bằng sự sáng tạo, độc đáo của riêng mình.
Chị Chúc chia sẻ, chị là người Cơ Tu ở xã Hồng Thượng, làm dâu trong một gia đình người Tà Ôi ở xã Lâm Đớt. Gia đình chồng có truyền thống dệt Zèng lâu đời nên những người phụ nữ trong nhà đều dệt thổ cẩm rất giỏi. Sống cùng nhà chồng, nhiều lúc chị cảm thấy tự ti, lạc lỏng vì bản thân không biết dệt. Với suy nghĩ “nhập gia tùy tục”, chị bắt đầu làm quen với khung cửi, sợi len, hạt cườm,... Được mẹ chồng chỉ dẫn, chị Chúc nỗ lực học tập và tay nghề không ngừng nâng lên, dần dệt được những tấm Zèng bền, đẹp, chắc chắn. Tuy nhiên, theo chị Hồ Thị Chúc, cơ duyên khiến chị gắn bó với Zèng là từ những lần theo chân cô, dì trong làng đi bán Zèng kiếm thu nhập. Mỗi chuyến đi, chị học hỏi rất nhiều điều qua lời nhận xét, góp ý của khách hàng. Từ đó, chị nảy sinh ý tưởng làm mới các tấm Zèng cho phù hợp với thị hiếu và cuộc sống hiện đại. “Màu sắc tấm Zèng của người Tà Ôi chủ yếu là đen - đỏ chủ đạo, họa tiết thực vật, động vật, con người với khung hình quen thuộc các hình tháp, hình thoi và đường thẳng. Nhiều lúc nhìn các tấm Zèng cái nào cũng na ná giống nhau. Từ những lời góp ý của khách, tôi bắt đầu cải tiến màu sắc của những tấm Zèng, với trắng, xanh, vàng, tím mà vẫn giữ nguyên màu đỏ-đen chủ đạo. Hoa văn cũng được cải tiến với hình ngôi sao, pha lê, bông tuyết... để thu hút giới trẻ. Cùng với đó là cách phối họa tiết Zèng lên trang phục nhìn rất cuốn hút. May mắn là những thiết kế của mình được nhiều người thích. Tôi mong muốn, Zèng được sử dụng không chỉ mỗi dịp lễ, tết mà ngay cả trong cuộc sống thường nhật”.
Cùng với những sáng tạo về hoa văn, màu sắc, chị Hồ Thị Chúc còn thực hiện những bộ váy, áo từ Zèng, phối thêm chất liệu vải truyền thống để tạo điểm nhấn, nét độc đạo cho trang phục. Năm 2017, chị quyết định khởi nghiệp với cửa hàng sản xuất, kinh doanh Zèng tại nhà. Chị lập trang facebook có tên gọi “THỔ CẨM ALƯỚI Chúc” để giới thiệu, quảng bá các sản phẩm Zèng đến các tỉnh, thành phố, trong đó Quảng Nam, Đà Nẵng có đông khách hàng nhất. Bình quân mỗi tháng, chị Hồ Thị Chúc thu lợi nhuận từ 8-10 triệu đồng từ việc bán các sản phẩm làm từ Zèng. Người dân trong vùng cũng có thêm việc làm, nguồn thu nhập từ việc thu mua thổ cẩm của chị để trang trải cuộc sống.
Ngoài sản xuất, kinh doanh Zèng tại nhà, chị Hồ Thị Chúc còn đảm nhận vai trò Phó Giám đốc HTX Sản xuất và phân phối thổ cẩm A Lưới. Đây là một trong những HTX lớn, phát triển mạnh ở A Lưới với hơn 70 thành viên cùng hàng chục hộ liên kết cung cấp Zèng ở khắp các xã trên địa bàn huyện. Chị Hồ Thị Hương, Giám đốc HTX Sản xuất và phân phối thổ cẩm A Lưới cho biết, HTX có bước phát triển như ngày nay là cả quá trình nỗ lực, cố gắng của tất cả thành viên, đặc biệt là chị Hồ Thị Chúc: “Chị Chúc là một trong những thành viên năng động, nghị lực, có nhiều ý tưởng, đóng góp cho sự phát triển của HTX. Chị có niềm đam mê với Zèng và mong ước được gắn bó và sống bằng nghề dệt thổ cẩm truyền thống này ngay trên mảnh đất quê hương. Chính vì thế chị đã chọn khởi nghiệp với những tấm Zèng của đồng bào Tà Ôi. Sự nỗ lực của chị Chúc không chỉ mang lại thành quả cho bản thân mà còn giúp nhiều người có việc làm, tăng thu nhập từ những đơn hàng do chị mang về”.
Thành công bước đầu của chị Hồ Thị Chúc đã truyền động lực, sự tự tin đến nhiều phụ nữ có cùng đam mê khởi nghiệp từ những đường kim, mũi chỉ trên các tấm thổ cẩm truyền thống. Theo bà Lê Thị Quỳnh Tường, Chủ tịch Hội LHPN A Lưới, tại địa phương, hầu hết các thôn, bản đều có nhóm, tổ phụ nữ gắn bó với nghề dệt thổ cẩm. Tuy nhiên, khó khăn nhất đối với nghề dệt Zèng truyền thống là đầu ra sản phẩm. Huyện A Lưới cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ, đào tạo, tập huấn kỹ thuật, cải tiến mẫu mã sản phẩm... thông qua các nguồn vốn, chương trình, dự án. Đồng thời, thường xuyên đưa các sản phẩm Zèng của bà con trưng bày, quảng bá, giới thiệu tại các hội chợ, làng nghề tại thành phố Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh...
Bà Lê Thị Quỳnh Tường nhấn mạnh, Hội Phụ nữ A Lưới luôn tạo điều kiện, giúp hội viên tiếp cận các nguồn vốn vay để đầu tư, mở rộng các mô hình sản xuất: “Những năm qua, Hội đã tranh thủ từ các nguồn vốn hỗ trợ giúp phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, như nguồn hỗ trợ khởi nghiệp, hỗ trợ hợp tác xã, hộ gia đình mở rộng sản xuất.... Về phía Hội Phụ nữ cũng tín chấp hơn 221 tỷ đồng với Ngân hàng Chính sách tạo điều kiện cho phụ nữ vay vốn. Ngoài ra, Hội còn phối hợp với các đơn vị tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, tư vấn các mô hình sản xuất phù hợp, hiệu quả... để hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế”./.
Viết bình luận