ĐHANUÔR SƠN LA PA DƯR DAL BH’NƠƠN CHR’NOH
Thứ ba, 09:49, 10/09/2024 Trấn Long Trấn Long
Pazêng c’moo đăn đâu, chr’noh chr’bêệt âng tỉnh Sơn La ơy bấc ngai kiêng đươi, căh muy bhrợ liêm zập đoọng ha ma nuyh đươi coh k’tiếc k’ruung hêê nắc bấc rau cung bơơn apêê thị trường k’đhap coh bha lang k’tiếc đươi dua.

 

 

 

Pazêng t’ngay đâu, pr’loọng đong anoo Nguyễn Minh Hiếu ặt đhị chr’val Mường Sang, chr’hoong Mộc Châu, tỉnh Sơn La pa đấc pooc k’tiếc, plum bạt coh tơơm, choh pazêng m’bhộc dâu tây. Anoo Hiếu xay moon, c’moo 2020, pr’loọng đong anoo k’rong bhrợ 2 tỷ đồng đoọng choh dâu tây pa zưm bhrợ du lịch chấc năl. Đươi vêy quy trình bhrợ têng hữu cơ, đh’rưah lâng pleng k’tiếc liêm coh đâu ơy zooi dâu tây ha dưr liêm, p’lêê đoọm, ngam, bơơn thị trường kiêng. Lâng đợ zên tơợ 150 r’bhầu đồng tước 300 r’bhầu đồng/kg, dâng zập hân noo, bhươn dâu tây âng pr’loọng đong vêy pa chô 4 tỷ đồng: “Bhươn dâu tây vêy rau lalay lâng apêê bhươn lơơng, nắc căh vêy choh ting chr’năp ty đanh, ha dợ t’hước tước choh ting pr’đơợ Organic, năc liêm crêê pr’đơợ hữu cơ bha lang k’tiếc; pa bhlầng nắc đoọng t’bấc bh’nơơn tơơm choh lâng lêy bhrợ cơnh liêm sạch đoọng vêy pazêng pr’đươi liêm choom bhlầng, bêl t’mooi âm cha nắc hay tước du lịch Mộc Châu”.

Căh muy xăl cr’noọ bhrợ têng, tơợ bhiệc chơih pay m’ma, xăl cr’noọ bh’rợ liêm choom lâng đhr’năng lalua đhị vel đong, tước đươi dua quy tình bhrợ têng liêm sạch, tệêm ngăn ting pr’đơợ VietGAP, GlobanGAP… apêê pr’loọng đhanuôr, hợp tác xã đhị Sơn La ơy t’bhlầng đươi dua khoa học công nghệ đhị bhrợ têng, đoọng bhrợ têng pr’đươi sạch, yêm, tệêm ngăn, bhrợ têng liêm cơnh ma nuyh đươi dua coh k’tiếc k’ruung hêê lâng ooy k’tiếc k’ruung lơơng.

T’cooh Hà Văn Sơn, Giám đốc hợp tác xã Nông nghiệp tệêm ngăn Chiềng Hặc, chr’hoong Yên Châu, tỉnh Sơn La đoọng năl, hợp tác xã xoọc vêy k’nặ 15 héc ta xoài ting pr’đơợ VietGAP lâng đoọng mã số zr’lụ choh đơơng pa câl ooy k’tiếc k’ruung lơơng. Lâh mơ, hợp tác xã dzợ pa têệt pa zưm lâng 30 pr’loọng choh 25 héc ta xoài. Apêê bh’nơơn p’lêê âng hợp tác xã bơơn đơơng pa câl ooy thị trường k’tiếc k’ruung lơơng nắc pa căh c’leh đươi xơợng pazêng c’rơ pa zay âng apêê thành viên coh đhr’năng xăl cơnh bhrợ têng: “Đọong bhrợ liêm bh’rợ hàng hóa liêm pr’đơợ đơơng pa câl ooy k’tiếc k’ruung lơơng, hợp tác xã a zi nắc ơy pa căh tơợ tơợp c’moo lêy bhrợ cơnh quy trình, pr’đơợ VietGAP lâng ting pr’đơợ mã số zr’lụ choh đoọng bhrợ têng đơơng pa câl ooy k’tiếc k’ruung lơơng; pa dưr dal bh’nơơn pr’đươi nắc bh’rợ liêm choom bhlầng âng hợp tác xã đoọng bhrợ têng đơơng pa câl ooy k’tiếc k’ruung lơơng”.

C’moo 2024, pazêng bh’nơơn chr’noh âng tỉnh Sơn La lêy bơơn mơ 2,5 ức tấn, coh đêêc p’lêê p’coo moon đơc bơơn k’nặ 400.000 tấn. Prang tỉnh lêy pa dưr cớ zr’lụ choh bhrợ đoọng ha pêê đong máy ga mắc cơnh: Doveco Sơn La, ICFood Vân Hồ, NaFoods Tây Bắc… Ting cơnh t’cooh Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, vel đong t’bhlầng pa choom, zooi apêê pr’loọng đhanuôr, doanh nghiệp, hợp tác xã đươi dua zập  bh’rợ kỹ thuật liêm choom, công nghệ dal đhị bhrợ têng đoọng pa dưr dal bh’nơơn chr’noh. Đh’rưah, pa ghit bh’rợ cha mêệt lêy bh’nơơn chr’noh, tơợ c’nặt choh bhrợ, pay bh’nơơn tước zư lêy, bhrợ têng oọ đơc pazêng zr’lụ choh lơơng bhrợ vaih rau căh liêm crêê tước bh’nơơn chr’noh: “Sơn La nắc thước tước bhrợ têng ha rêê đhuôch Hữu Cơ, t’vaih pazêng pr’đươi liêm choom bhlầng đoọng ha ma nuyh đươi dua chơih pay pazêng bh’nơơn pr’đươi âng Sơn La. C’lâng lêy bhrợ nắc ting chr’năp bh’nơơn, tu pa căh chr’năp vêy ma nuyh đươi dua vêy đươi nắc siêu thị vêy choom pa câl, ha dợ ma nuyh đươi dua căh đươi nắc căh choom pa câl đoọng ha ngai”.

Bh’nơơn chr’noh Sơn La ơy moon ghit chr’năp, t’bhưah thị trường k’rong câl; apêê pr’loọng đhanuôr, doanh nghiệp, hợp tác xã ơy pa ghit coh bhiệc pa dưr dal bh’nơơn pr’đươi lâng pa căh chr’năp tr’haanh âng pr’đươi. Nâu nắc muy coh pazêng pr’đơợ chr’năp, đơơng chr’noh Sơn La đơơng pa câl ch’ngai, bhưah lâh mơ tước bấc k’tiếc k’ruung lơơng, zooi đhanuôr bhrợ cha ca van coh đhăm k’tiếc âng vel đong./.

NÔNG DÂN SƠN LA NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NÔNG SẢN TỪ VÙNG TRỒNG

Những năm gần đây, nông sản của tỉnh Sơn La đã chiếm được sự tin dùng của khách hàng, không chỉ đáp ứng tiêu dùng trong nước mà nhiều mặt hàng còn chinh phục được các thị trường khó tính trên thế giới. Kết quả này là nhờ ngành nông nghiệp và nông dân địa phương không ngừng thay đổi tư duy canh tác, tiến đến sản xuất nông nghiệp an toàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. 

Những ngày này, gia đình anh Nguyễn Minh Hiếu ở xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La tất bật xới đất, phủ bạt gốc, trồng những mầm dâu tây. Anh Hiếu chia sẻ, năm 2020, gia đình anh đầu tư 2 tỷ đồng để trồng dâu tây kết hợp du lịch trải nghiệm. Nhờ áp dụng quy trình sản xuất hữu cơ, cùng với sự ưu đãi của thiên nhiên, khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây đã giúp dâu tây phát triển tốt, quả chín căng mọng, có vị ngọt thanh, được thị trường ưa chuộng. Với mức giá giao động từ 150 ngàn đồng đến 300 ngàn đồng/kg, trung bình mỗi vụ, vườn dâu tây cho gia đình thu nhập gần 4 tỷ đồng: “Vườn dâu tây có điểm khác biệt với các vườn khác, là mình không trồng theo kiểu truyền thống, mà tiến tới trồng theo chuẩn Organic, có nghĩa là chuẩn hữu cơ của thế giới; chủ yếu để tăng năng xuất cây trồng và tiến tới sản phẩm sạch, sạch thật sự để có những sản phẩm tốt nhất, khi du khách thưởng thức sẽ nhớ đến hương vị của du lịch Mộc Châu.”

Không ngừng thay đổi tư duy sản xuất, từ việc chọn giống, chuyển đổi mô hình sản xuất phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, cho đến áp dụng quy trình sản xuất sạch, an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP... các hộ nông dân, hợp tác xã ở Sơn La đã tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nhằm tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Ông Hà Văn Sơn, Giám đốc hợp tác xã Nông nghiệp an toàn Chiềng Hặc, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La cho biết, hợp tác xã hiện có gần 15 héc ta xoài theo tiêu chuẩn VietGap và cấp mã số vùng trồng xuất khẩu. Ngoài ra, hợp tác xã còn liên kết với 30 hộ dân trồng 25 héc ta xoài. Các sản phẩm hoa quả của hợp tác xã được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài là minh chứng ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực của các thành viên trong quá trình chuyển đối cơ cấu sản xuất: “Để làm tốt công tác sản xuất hàng hóa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, hợp tác xã chúng tôi đã đề ra ngay từ đầu năm sẽ sản xuất theo quy trình, tiêu chuẩn VietGAP và theo tiêu chuẩn mã số vùng trồng để phục vụ xuất khẩu; nâng cao chất lượng sản phẩm lên là mục tiêu lớn nhất của hợp tác xã để phục vụ thị trường xuất khẩu.”

Năm 2024, tổng sản phảm nông sản của tỉnh Sơn La ước đạt khoảng 2,5 triệu tấn, trong đó sản phẩm trái cây dự kiến gần 400.000 tấn. Toàn tỉnh tiếp tục duy trì phát triển nguyên liệu cho các nhà máy chế biến lớn, như: Doveco Sơn La, ICFood Vân Hồ, NaFoods Tây Bắc... Theo ông Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, địa phương đang tiếp tục đẩy mạnh hướng dẫn, hỗ trợ các hộ dân, doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông sản. Đồng thời, chú trọng công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm, từ khâu trồng trọt, thu hoạch đến bảo quản, chế biến, không để những vùng trồng tự phát gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm: “Sơn La sẽ hướng tới con đường sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tạo ra những sản phẩm tốt nhất để người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm của Sơn La. Con đường bắt buộc phải sản xuất theo chất lượng, bởi vì minh chứng một điều người tiêu dùng có dùng thì siêu thị mới bán được, còn người tiêu dùng không dùng thì không bán cho ai được.”

Nông sản Sơn La đã khẳng định thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ; các hộ nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã đã chủ động trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và quảng bá thương hiệu sản phẩm. Đây là một trong những tiền đề quan trọng, đưa nông sản Sơn La tiếp tục “cất cánh” vươn tới nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, giúp người nông dân làm giàu trên mảnh đất quê hương./.

 

Trấn Long

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC