ĐHANUÔR K’COONG CH’NGAI KHÁNH HOÀ TR’XĂL BHIỆC CHÓH BHRỢ TING C’LÂNG HỮU CƠ
Thứ sáu, 19:05, 13/09/2024 VOV Miền Trung VOV Miền Trung
Co Tu.VOV.VN: Bhrợ têng ha rêê đhuốch ting c’lâng hữu cơ xoọc bơơn đhanuôr da ding k’coong tỉnh Khánh Hoà lêy pay xăl bhrợ. Cắh mưy têêm ngăn đoọng ha môi trường lâng manứih đươi dua, c’lâng bh’rợ bhrợ têng nâu zooi đoọng manứih bhrợ têng pa dưr dal bh’nơơn bh’rợ bhrợ cha.

 

 

 

Chr’val Sơn Lâm, chr’hoong k’coong ch’ngai Khánh Sơn vêy k’tiếc chóh sầu riêng k’dâng 1.000 hécta, ga mắc bhlâng cóh tỉnh Khánh Hoà. Sầu riêng c’moo đâu bơơn bấc, pa câl cung dal zên, đơơng chô k’ha riêng tỷ đồng ha đhanuôr. Sầu riêng n’jứah bơơn bhrợ xang, zâp pr’loọng đhanuôr tơợp zư lêy tơơm chr’nóh, bón phân ra văng đoọng ha hân noo t’tưn. Zâp pr’loọng đhanuôr xoọc xăl chóh ting c’lâng hữu cơ, liêm crêê lâng môi trường, pa xiêr đươi dua phân, zanươu hoá học. T’coóh Lê Minh Cảm, cóh vel Kô Roá, chr’val Sơn Lâm, chr’hoong Khánh Sơn đoọng năl, a’đay đươi phân vi lượng đạm a’xiu zư lêy ha 4 hécta sầu riêng. Đươi dua phân hữu cơ zooi đoọng k’tiếc liêm, tơợm dưr váih liêm k’rơ lâng chr’nắp lấh mơ nắc têêm ngăn đoọng ha pêê zư lêy: “Mơ 15 t’ngay nắc tu t’mêê glúh váih zêng, liêm choom bhlâng. 3 c’moo đâu, acu mưy đươi phân nâu, m’bứi phân hoá học, dzợ ha mơ nắc zêng đươi dua phân đạm a’xiu. Bón phân nâu hi la ga mắc, cơợng. Acu chếh phân đạm a’xiu doọ vêy lêy glúh dzêết. Sầu riêng xang bêl bơơn bhrợ nắc lêy đươi phân nâu đoọng tu glúh váih, vêy c’rơ lấh”.

Chr’hoong k’coong ch’ngai Khánh Sơn vêy plêệng k’tiếc đha hư cha ngaách, liêm buôn đoọng chóh bhrợ tơơm cha p’lêê cơnh sầu riêng, prí, pa néh... Xoọc đâu, prang chr’hoong vêy lấh 3.500 hécta tơơm cha p’lêê, bh’nơơn pr’đươi zâp c’moo lấh 22 r’bhâu tấn. Lấh mơ, tơơm prí đhị đâu bơơn đhanuôr acoon cóh Raglay chóh đhị zâp da ding bha đưn, zêng lâng hữu cơ, doọ vêy đươi dua phân, zanươu hoá học. Đhị chr’hoong Khánh Sơn ơy vêy bơr pêê doanh nghiệp pa zưm lâng zâp đông khoa học, đhanuôr đoọng bhrợ liêm ghít zâp bh’nơơn pr’đươi tơợ prí cơnh prí bhrợ k’crưm, bột prí, giấm prí, mật prí... Xang nặc, ooy mạng xã hội, zâp kênh pa câl pr’đươi điện tử, âng đơơng zâp bh’nơơn pr’đươi hữu cơ nâu pa câl đhị bấc tỉnh, thành phố cóh prang k’tiếc k’ruung. Amoó Nguyễn Thị Hương Thanh, đông bhrợ têng prí An Hoà, chr’hoong Khánh Sơn đoọng năl: “Tơơm prí cóh Khánh Sơn nắc pr’đươi chr’nắp pr’hắt âng vel đông, xoọc ta lơi ta úah. M’ma prí nâu tơợ ahay a’yêm, ngam, đha hưm, cóh loom rơợc liêm. Acu rơơm vêy pa dưr dal chr’nắp pr’đươi âng vel đông. T’bhlâng bhrợ pa dưr zâp zr’lụ chóh, bhrợ ha cơnh câl pay têêm ngăn ha đhanuôr acoon cóh, vêy zên pa câl liêm choom lấh, apêê k’rêệm loom bhrợ cha. Apêê cung vêy pr’ắt tr’mung liêm choom lấh. Pr’loọng đông cung vêy bh’nơơn pr’đươi liêm choom pa câl ha pêê đươi dua”.

K’noọ 20 c’moo đâu, chr’hoong k’coong ch’ngai Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hoà ơy chấc lêy, pa dưr pa xớc bấc râu tơơm chr’nóh bha lâng, ooy đâu pa dưr pa xớc k’tiếc chóh tơơm cha p’lêê ơy bhrợ pr’đơợ gung dưr đắh kinh tế, pa dưr thu nhập đoọng ha đhaniôr. Xọoc đâu, prang chr’hoong vêy tước 2.600 hécta tơơm sầu riêng, bh’nơơn pr’đươi c’moo 2024, k’noọ đợc bơơn 17.000 tấn, đơơng chô thu nhập lấh 1.000 tỷ đồng ha đhanuôr. Zâp apêê chóh bhrợ xoọc lêy xăl chóh bhrợ ting c’lâng hữu cơ, bhrợ ting cr’noọ bh’rợ ta moon, ting mã zr’lụ chóh. Lấh 350 hécta đươi dua bh’nơơn pr’đươi ting cr’noọ bh’rợ VietGAP. Lâng vêy 15 mã số zr’lụ chóh sầu riêng vêy pa câl chính ngạch ooy Trung Quốc lâng pa zêng k’tiếc bhứah 430 hécta.

Đhị pr’đơợ pa dưr pa xớc ha rêê đhuốch liêm sạch, hữu cơ, chr’hoong Khánh Sơn xoọc pa zưm bhrợ Đề án tr’xăl, pa dưr pa xớc ngành ha rêê đhuốch ting c’lâng: Xăl tơợ cr’noọ bh’rợ “bhrợ têng ha rêê đhuốch” moót ooy “kinh tế ha rêê đhuốch”. P’ghít lêy pa dưr bh’nơơn pr’đươi ha rêê đhuốch t’viêng, đươi dua công nghệ dal, pa dưr pa xớc nhâm mâng, bhrợ pa đenh c’moo ma mung âng tơơm chr’nóh, đơơng chô thu nhập đenh ha đhanuôr. Lấh mơ, chóh bhrợ hữu cơ dzợ bhrợ pr’đơợ pa dưr pa xớc ha rêê đhuốch pa zưm lâng pa dưr pa xớc du lịch âng vel đông. T’coóh Đinh Văn Dũng, Chủ tịch UBND chr’hoong Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hoà đoọng năl, k’noọ tước đâu, Khánh Sơn bhrợ pa dưr bh’rợ lêy bhrợ têng ha rêê đhuốch hữu cơ đoọng đhanuôr chấc lêy liêm choom, pấh lêy, ta mooh pa choom; tơợ đêếc bhrợ t’bhứah zâp zâp zr’lụ bhrợ têng cóh vel đông. Lâng, t’bhlâng zooi pr’loọng đhanuôr, zâp hợp tác xã bhrợ zâp lớp pa choom đắh chóh bhrợ hữu cơ, năl ghít c’năl bh’rợ đắh thị trường... T’coóh Đinh Văn Dũng đoọng năl:“Chóh ting hữu cơ chr’nắp pa chô bấc lấh. Ha dang cắh váih mã vạch, cắh vêy đhị lêy cha mêết tơơm ríah, cắh váih mã zr’lụ chóh, mưy pa câl cóh thị trường nắc lêy lalay mơ, tước 50%. Tu cơnh đêếc, c’lâng bh’rợ liêm glặp lâng pa dưr pa xớc tơơm hữu cơ, bh’nơơn pr’đươi liêm sạch. Ha y chroo choom pa câl pa xoọng ooy bấc k’tiếc k’ruung”./.

Người dân miền núi Khánh Hoà chuyển đổi canh tác theo hướng hữu cơ

Sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ  đang được người dân miền núi tỉnh Khánh Hòa lựa chọn chuyển đổi. Không chỉ đảm bảo an toàn cho môi trường và người tiêu dùng, phương thức sản xuất này giúp chính người sản xuất  nâng cao được hiệu quả kinh tế. 

Xã Sơn Lâm, huyện miền núi Khánh Sơn có diện tích trồng sầu riêng khoảng 1.000 héc ta, lớn nhất tỉnh Khánh Hòa. Sầu riêng năm nay tiếp tục được mùa, được giá, đem lại nguồn thu hàng trăm tỷ đồng cho người dân. Sầu riêng vừa thu hoạch xong, các hộ dân bắt đầu chăm sóc cây, bón phân chuẩn bị cho mùa vụ năm sau. Các hộ dân đang chuyển sang canh tác hữu cơ, thân thiện môi trường giảm dần phân, thuốc hóa học. Ông Lê Minh Cảm, thôn Kô Róa, xã Sơn Lâm, huyện Khánh Sơn, cho biết, ông dùng phân vi lượng đạm cá chăm sóc cho 4 héc ta sầu riêng. Sử dụng phân hữu cơ giúp cho đất xốp, thoáng khí, cây phát triển tốt và quan trọng nhất là đảm bảo an toàn cho chính người chăm sóc: "Cỡ 15 ngày là đọt ra đều hết, rất hiệu quả. 3 năm nay, tôi chỉ vãi miết phân này tôi còn phân hóa học rất ít, không đáng kể, còn lại toàn bộ là sử dụng phân đạm cá. Bón phân này lá to, dày lá. Tôi vãi phân đạm cá, xì mủ không thấy nữa. Sầu riêng sau khi thu hoạch xong cần phân này vãi xuống để đọt bung ra, có sức".

Huyện miền núi Khánh Sơn  có khí hậu mát mẻ, thổ nhưỡng thuận lợi hình thành các vùng chuyên canh cây ăn quả như sầu riêng, chuối, mít...Hiện nay, toàn huyện có hơn 3.500 héc ta cây ăn quả, sản lượng hàng năm trên 22 ngàn tấn. Đặc biệt, cây chuối tại đây được đồng bào dân tộc Raglay trồng trên các sườn đồi, hoàn toàn hữu cơ, không sử dụng phân, thuốc hóa học. Tại huyện Khánh Sơn đã có một số doanh nghiệp liên kết với các nhà khoa học, nông dân để chế biến sâu các sản phẩm từ chuối như chuối sấy, bột chuối, giấm chuối, mật chuối...Sau đó, thông qua mạng xã hội, các kênh bán hàng điện tử, phân phối các sản phẩm hữu cơ này đi tiêu thụ tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Chị Nguyễn Thị Hương Thanh, cơ sở chế biến chuối An Hòa, huyện Khánh Sơn cho biết: "Cây chuối ở Khánh Sơn là nguồn nông sản quý của địa phương, đang bị bỏ phí. Giống chuối này từ xa xưa đã rất ngon, rất ngọt, thơm, ruột màu vàng. Tôi mong muốn nâng cao giá trị nông sản của địa phương. Cố gắng phát triển các vùng trồng, làm sao thu mua ổn định cho đồng bào dân tộc thiểu số hơn, có giá tốt hơn, họ an tâm làm ăn. Họ cũng sẽ có cuộc sống tốt hơn. Bản thân gia đình cũng có được sản phẩm tốt mang ra cho người tiêu dùng".

Gần 20 năm nay, huyện miền núi Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đã tìm tòi, phát triển nhiều loại cây trồng chủ lực, trong đó phát triển diện tích cây ăn quả đặc sản đã tạo được đột phá trong kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Hiện nay, toàn huyện có đến 2.600 héc ta cây sầu riêng, sản lượng năm 2024, dự kiến đạt 17.000 tấn, đem lại thu nhập hơn 1.000 tỷ đồng cho bà con. Các nhà vườn đang chuyển mạnh sang canh tác hữu cơ, sản xuất theo tiêu chuẩn, theo mã vùng trồng. Hơn 350 héc ta áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Đồng thời có 15 mã số vùng trồng sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc với tổng diện tích 430 héc ta.

Trong xu thế phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, huyện Khánh Sơn đang tập trung thực hiện Đề án chuyển đổi, phát triển ngành nông nghiệp theo hướng: Chuyển từ tư duy "sản xuất nông nghiệp" sang tư duy "kinh tế nông nghiệp". Chú trọng tăng sản lượng sang nông nghiệp xanh, ứng dụng công nghệ cao, phát triển bền vững, kéo dài tuổi thọ cây trồng, đem lại thu nhập lâu dài cho người dân... Ngoài ra, canh tác hữu cơ còn tạo điều kiện  phát triển ngành nông nghiệp gắn với phát triển du lịch của địa phương. Ông Đinh Văn Dũng, Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa cho biết, sắp tới, Khánh Sơn sẽ xây dựng mô hình thí điểm sản xuất nông nghiệp hữu cơ để nông dân tìm hiểu hiệu quả, tham quan, học tập; từ đó nhân rộng ra các vùng sản xuất trên địa bàn. Đồng thời, tích cực hỗ trợ hộ nông dân, các hợp tác xã tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật canh tác hữu cơ, nắm bắt kiến thức về thị trường... Ông Đinh Văn Dũng cho hay: "Trồng theo hữu cơ giá trị thu về sẽ cao hơn. Nếu như không có mã vạch, không có truy xuất nguồn gốc, không có mã vùng trồng chỉ bán trên thị trường đã chênh lệch đến 50%. Cho nên xu hướng thích hợp với phát triển trái cây hữu cơ, sản phẩm sạch. Tương lai sắp đến có thể xuất đi được thêm nhiều nước"./.

VOV Miền Trung

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC