ZƯ BH’RỢ TY CHR’NĂP ĐOỌNG PA DƯR DU LỊCH
Thứ sáu, 09:01, 02/08/2024 Vơ Ních Oang Vơ Ních Oang
Bêl dzung căh mặ dzợ lướt cơnh lalăm, c’rơ đhur, t’cooh Pơloong A Chươch, 75 c’moo ặt đhị Bản Dỗi, chr’val Thượng Lộ, chr’hoong Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế đơc bấc cr’chăl t’taanh. Bh’rợ tr’naanh zooi t’cooh ặt tớt bhui har lâh, chroi k’rong zư pa dưr bh’rợ tr’naanh cung cơnh pa zưm têy bhrợ pa dưr du lịch vel bhươl đhị vel đong.

 

 

Ruh 75 c’moo, t’cooh Pơloong A Chươch nắc t’cooh t’ha g’lăng z’hai bhlầng đhị vel Dỗi, chr’val Thượng Lộ, chr’hoong da ding ca coong Nam Đông. T’cooh nắc c’la âng pazêng bêệ zong, a chiu, đh’niêng a pậ liêm cra pa câl đoọng ha t’mooi du lịch bêl tước đâu.

Tơợ xang n’đhưưng n’toong, tân tung da dặ, t’cooh Pơloong A Chươch nắc đâh ra văng c’rêê, am đoọng taanh, bhrợ pa căh đoọng ha t’mooi lêy tr’naanh âng ma nuyh Cơ Tu. Lâng tr’pang têy bhrợ têng ơy looih, đa đâh, t’cooh jưah xay moon đoọng ha t’mooi năl nắc đoọng choom bhrợ vaih tr’naanh ty đanh liêm cra cơnh đâu, zập jeh c’rêê, am lêy chơih đoo âng đơ liêm, mâng, pa tước taanh bhrợ cung pa ghit. T’cooh A Chươch xay moon, lalăm a hay đha đhâm coh vel, ngai cung choom taanh đoọng taanh bhrợ zập pr’đươi buôn đươi dua coh đong. Ting t’ngay c’xêê, ma nuyh choom taanh m’bứi r’dợ, đha đhâm căh dzợ bấc ngai kiêng t’taanh tr’naanh nâu. Tơợ t’ngay bhrợ t’vaih zr’lụ Bản Dỗi, t’cooh đơc bấc cr’chăl, lưch loom lâng bh’rợ zư lêy, pa dưr chr’năp pr’đươi pa têệt lâng pa dưr du lịch. T’cooh A Chươch moon, zập pr’đươi âng t’cooh bhrợ bơơn xay moon dal lâng ting zooi âng chính quyền vel đong lâng t’mooi, đh’rưah nắc vêy pa chô thu nhập đoọng ha pr’loọng t’cooh:“Tơợ bêl vêy Hợp tác xã Du lịch, a cu taanh bấc zong, a chuy, đhr’điêng, a pậ. Bấc t’mooi kiêng câl, apêê chô đơc pa chăm coh đong, coh quán. Xoọc đâu, du lịch vel bhươl ha dưr, tu cơnh đêêc bh’rợ tr’naanh ty đanh cung ting ha dưr. Acu rơơm, bhrợ cơnh ooy đoọng bh’rợ ty chr’năp choom ha dưr, chroi k’rong pa dưr du lịch vel bhươl lâng pa dưr dal kinh tế pr’loọng đong. Acu cung rơơm chính quyền vel đong, bhrợ lớp pa choom t’taanh đoọng ha lang t’tun ting zư pa dưr bh’rợ ty chr’năp cung cơnh văn hóa ma nuyh đay”.

T’cooh Pơloong A Chươch ơy vêy lâh 10 c’moo ting pâh bhrợ coh du lịch vel bhươl Bản Dỗi nâu kêi nắ HTX Du lịch vel bhươl tran đác Ka Zan, t’cooh nắc tổ trưởng tổ du lịch vel bhươl nâu. Tu cơnh đêêc, t’cooh A Chươch năl rau pr’đươi âng t’mooi du lịch kiêng lâng t’cooh pa zay taanh t’bấc pr’đươi rau đêêc. Xoọc đâu, lâh mơ zên lương hưu, t’cooh dzợ pa chô bơr pêê zệt ức đồng tơợ pa câl zong zá. Amoó A Lăng Thị Bé, Giám đốc HTX Du lịch vel bhươl tran đác Ka Zan đhị vel Dỗi, chr’val Thượng Lộ xay moon, a va A Chươch nắc ma nuyh lưch loom lâng văn hóa âng ma nuyh đay. Tơợ bhrợ têng du lịch, a va nắc ta luôn pa hay, pa too pa choom đoọng ha pêê đha đhâm pa zay ting pa choom bhrợ, zư pa dưr bh’rợ tr’naanh ty chr’năp âng lang a conh a bhướp đơc đoọng: “Mơ chu xay moon vêy t’mooi tước du lịch đhị vel nắc a va đâh loon ting pâh. Tơợ n’đhưưng n’toong pa tước t’taanh n’dzặ, a va zêng choom, a va buôn xay đoọng ha t’mooi năl zập j’niêng cr’bưn âng đhanuôr coh đâu. Zập rau t’mooi t’mooh ooy văn hóa Cơ Tu nắc a va zêng ơơi đoọng. Ava bhriêl choom bấc rau lâng năl bấc ooy văn hóa Cơ Tu hêê”.

Ting cơnh t’cooh Lê Nhữ Sửu, Trưởng Phòng Văn hóa lâng Thông tin chr’hoong Nam Đông, cr’chăl a hay, vel đong ơy xay bhrợ bấc c’lâng bh’rợ zư lêy, pa dưr chr’năp văn hóa ty đanh pa têệt lâng pa dưr du lịch vel bhươl. Bơơn rau zooi âng t’cooh bhươl, manuyh bấc ngai chăp, coh đêêc vêy t’cooh  A Chươch. Tước nâu kêi, chr’hoong ơy bhrợ 9 lớp pa choom n’đhưưng n’toong, t’taanh, lâng ting pâh âng 120 cha nắc nắc pazêng manuyh pâh bhrợ du lịch. Đh’rưah lâng đêêc, vel đong dzợ pa zưm lâng Tổ chức Helvetas zooi pa dưr du lịch vel bhươl đhi vel Dỗi, chr’val Thượng Lộ cr’chăl c’moo 2022 – 2025. T’cooh Lê Nhữ Sửu đoọng năl, chr’hoong nắc t’mêê zooi choh bhrợ pa xoọng 7 bêệ homestay đoọng t’pâh du lịch tước vel đong pay k’rong bấc tơợ zên, zooi lâng đợ zên lâh 3 tỷ đồng: “Lâh mơ lớp pa choom bh’rợ ty chr’năp, zập c’moo, a zi nắc pay zên đoọng bhrợ apêê lớp pa choom bh’rợ ty chr’năp, zư lêy lâng pa dưr zập chr’năp văn hóa ty đanh. C’moo đâu, tơợ zên âng xa nay bh’rợ k’tiếc k’ruung, vel đong ơy câl chiing, goong, khèn, tr’coọ x’nưl zập rau đoọng ha đhanuôr bhrợ têng du lịch. Coh c’xêê 8 nâu, a zi nắc bhrợ lớp pa choom n’đhưưng n’toong đhị chr’val Thượng Nhật lâng lêy bhrợ t’vaih apêê câu lạc bộ n’đhưưng n’toong đhị 6 chr’val vêy bấc đhanuôr acoon coh ặt ma mông”./.

GIỮ NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

 Khi đôi chân không còn leo núi nhanh nhẹn như xưa, ông Pơloong Chướch, 75 tuổi, ở Bản Dỗi, xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế dành nhiều thời gian để bầu bạn với sợi nan, sợi lạt. Đan lát giúp ông thỏa niềm đam mê, góp phần giữ gìn nghề truyền thống cũng như chung tay phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.

Trải qua 75 mùa rẫy, già Pơloong Chướch như “cây đại thụ” giữa núi rừng Bản Dỗi, xã Thượng Lộ, huyện miền núi Nam Đông. Già là chủ nhân của những chiếc gùi, chiếc sọt, giỏ mây, tre đẹp mắt phục vụ nhu cầu mua sắm hàng lưu niệm cho khách du lịch khi đến đây.

Sau màn trình diễn tân tung, da dặ trong tiếng trống chiêng rộn rã, già Pơloong Chướch nhanh chóng bắt tay soạn các vật liệu mây, tre, nứa để trình diễn kỹ thuật đan lát truyền thống của đồng bào Cơ Tu cho du khách xem. Đôi tay không ngừng xoay vòng, xỏ xiêng các sợi nan, lát với nhau, ông A Chươch chia sẻ, để làm ra các sản phẩm đan lát truyền thống bền, đẹp quan trọng nhất là khâu chọn nguyên liệu, xử lý nguyên liệu rồi mới đến kỹ thuật đan. Ông A Chướch bộc bạch, trước đây, thanh niên trong làng, ai cũng biết đan lát để phục vụ đời sống gia đình. Theo thời gian, người biết nghề dần vắng bóng, thanh niên trẻ cũng không mặn mà với nghề này. Từ ngày thành lập khu du lịch Bản Dỗi, ông dành nhiều thời gian, tâm huyết vào việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của sản phẩm gắn với phát triển du lịch. Ông A Chướch khoe, các sản phẩm ông làm ra nhận được đánh giá cao và ủng hộ của chính quyền địa phương và du khách, đồng thời tạo thêm thu nhập cho gia đình ông: “Từ khi có Hợp tác xã Du lịch, tôi đan nhiều sản phẩm hơn để bán. Khách thích mua những sản phẩm đan lát, như gùi, giỏ kiểu mô hình để trưng bày, trang trí trong nhà hay ngoài quán. Hiện, ngành du dịch cộng đồng đang phát triển mạnh, do vậy, nghề thủ công đan lát truyền thống cũng phát triển theo. Tôi mong muốn, làm sao để nghề truyền thống cso thể phát triển, góp phần thúc đẩy du lịch cộng đồng và nâng cao kinh tế gia đình. Tôi cũng mong chính quyền địa phương, tổ chức các lớp truyền dạy các nghề truyền thống, văn hóa cho lớp trẻ để gin giữ văn hóa dân tộc”.

Ông Pơloong A Chướch có hơn 10 năm phục vụ du lịch cộng đồng ở Bản Dỗi nay là HTX Du lịch cộng đồng thác Ka Zan với vai trò Tổ trưởng Tổ du lịch cộng đồng. Vì thế, ông A Chươch rất hiểu thị hiếu và tâm lý của khách nên sản phẩm đan lát của ông rất được du khách ưa chuộng. Hiện tại, ngoài khoản lương hưu mỗi tháng, gia đình ông còn thu mỗi năm vài chục triệu đồng từ đan lát. Chị A Lăng Thị Bé, Giám đốc HTX Du lịch cộng đồng thác Ka Zan ở Bản Dỗi, xã Thượng Lộ cho hay, già A Chướch là người tâm huyết với văn hóa dân tộc. Quá trình làm du lịch, già thường xuyên nhắc nhỏ, hướng dẫn, động viên các bạn trẻ cố gắng học để giữ lấy nghề của cha ông: “Mỗi khi được thông báo có khách đến du lịch tại bản, bác nhiệt tình tham gia. Từ đánh trống chiêng đến đan lát rồi giới thiệu, quảng bá các phong tục, tập quán của đồng bào nơi đây. Mọi thắc mắc của du khách về văn hóa của Cơ Tu, già đều giải đáp tường tận. Bác rất tài năng, am hiểu nhiều giá trị văn hóa Cơ Tu”.

Theo ông Lê Nhữ Sửu, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Nam Đông, thời gian qua, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp  bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Được sự hỗ trợ của các già làng, người uy tín, trong đó có già Chướch, đến nay, huyện đã mở 9 lớp truyền dạy cồng chiêng, đan lát, dệt zèng với sự tham gia của 120 học viên là những người tham gia làm du lịch. Bên cạnh đó, địa phương còn phối hợp với Tổ chức Helvetas hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại thôn Dỗi, xã Thượng Lộ giai đoạn 2022 – 2025. Ông Lê Nhữ Sửu cho biết thêm, huyện vừa hỗ trợ xây mới thêm 7 homestay phục vụ du lịch trên địa bàn từ các nguồn đầu tư, hỗ trợ với tổng kinh phí hơn 3 tỷ đồng:  “Ngoài mở lớp truyền dạy nghề truyền thống, hàng năm, chúng tôi trích một phần kinh phí để mở lớp truyền dạy, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Năm nay, từ nguồn chương trình mục tiêu quốc gia, địa phương đã mua sắm cồng, chiêng, khèn - các loại nhạc cụ truyền thống phục vụ sinh hoạt của cộng đồng và phục vụ du lịch. Trong tháng 8 này, chúng tôi tiếp tục mở lớp cồng chiêng tại xã Thượng Nhật và tiến thành lập Câu lạc bộ cồng, chiêng cho người dân 6 xã có đồng bào sinh sống”./.

Vơ Ních Oang

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC