Bản Lũng Lỳ, xạ Ca Thành (hoẹn Nguyên Bình, Cao Bằng) mì tềnh 60 lườn, chang tỉ mì lườn nâng lẻ pỉ noọng cần Tày, 10 lườn lẻ pỉ noọng cần Dao, nhằng tẻo lẻ pỉ noọng cần Mông. Nhoòng xá phân lồm pẳt pảo tải 3, ngám chang kỉ phút, pò tôm lác lồng mà đạ puồn pây 7 ăn lườn hết hẩư 9 cần mẻn thai.
Xáu pỉ noọng cần Dao, lẹ nhang phi lẻ fấn lẹ chăn cẩn diếu. Pện tọ chang pửa fạ phân noòng cải, tôm hin lác, pỉ noọng đạ mẻn tả pây bại lẹ lọc cẩn diếu sle lồng lèng pang chỏi hẩư cần nhằng tẻo. Lùng Lý Văn Tu (60 pi lẻ cần Mông) hẩư chắc: Mái cạ cần Dao lụ cần Mông pửa quá tha lèo nủng slửa khóa cúa dân tộc lầu. Tọ chang pửa fạ phân noòng cải tôm hin lác, lườn lảng nắm nhằng lẻ lùng Tu đạ au khưởng slửa khóa vest xày khủ hài đây tải ết cúa lầu sle nủng hẩư cần Dao nâng đạ nắm xải sló mẻn chập nản. Lùng Tu cạ, lườn lầu tó nắm chàu mì nhoòng pện khưởng slửa khóa tỉ sliết lai, tan pửa tầư mì lẹ hội lụ bại vằn mì viểc cải, viểc cẩn diếu lẻ chắng mốc au mà nủng…Tọ hăn pỉ noọng, hăn bản cỏn lầu pện nẩy, lùng đạ au mà nủng hẩư cần đạ quá tha. Tói xáu pỉ noọng dú búng slung, viểc au slửa khóa cúa cần nhằng nủng hẩư cần đạ quá tha lẻ chăn nọi mì, tọ chang pửa bản cỏn chập nản pện nẩy, viểc nẩy chử chăn đây, tỉ lẻ slim điếp cúa pỉ noọng chang bản tói xáu căn.
“Pửa tỉ luòn cúa pỉ noọng cần Dao mẻn tôm puồn, slửa khóa nắm mì nhoòng pện khỏi mừa lườn au khưởng slửa khóa đây nâng mà hẩư nủng. Cẳm tỉ bại pỉ noọng cần Mông chang bản xày thâng nẳng chực cần đạ quá tha sle nâư lăng slống pây đông. Pửa tỉ khỏi tó nắm dau lăng, pỉ noọng lầu đạ chập nản pện nẩy lẻ khỏi tó nắm căm, nắm dau mòn lăng. Hưa đảy pỉ noọng mòn lăng lẻ lầu xẹ hưa”.
Tứ lườn lùng Tu pây nắm quây kỉ lai lẻ ăn lườn mạy 3 vảng cúa phua mjề chài Lý Văn Vàng, ché Giàng Thị Điện. Tứ pửa mì pày tôm hin lác lồng mà, ăn lườn eng nẩy đạ pền tỉ dú cúa 5-6 lườn pỉ noọng dú chang bản. Bại lườn pỉ noọng xày căn cọp khẩu phjắc sle hung hang kin vạ căn, thâng cẳm đăm pỉ noọng xày nòn chang ăn lườn nẩy. Dú bản Lủng Lỳ, noỏc 7 lườn mẻn tôm puồn lẹo lẻ nhằng mì 20 ăn lườn ngải mẻn tôm hin lác lồng mà, tó lèo tọn pây búng đai dú. Hăn bại pỉ noọng mẻn dú chang ăn thiêng bạt, fạ bảt phân cải, bảt đét pích, mái cạ tó lẻ lườn khỏ tọ phua mjề chài Vàng đạ roọng pỉ noọng khửn lườn pây hết pjầu ngài kin, dú vạ căn thâng pửa tầư hết đảy lườn mấư cỏi sluốn. Chài Vàng vạ ché Điện xường slì ngậy cạ: Lườn lầu mái cạ eng, tọ pửa pỉ noọng chập khỏ lầu cảng cẩn pang chỏi hẩư pỉ noọng.
“Lầu hưa đảy cặn tầư lẻ lầu tảy khỏ hưa, hưa đảy pỉ noọng lầu tó hăn hôn hỉ, lầu hẩư pỉ noọng dú thâng pửa tầư hết đảy lườn mấư khỏi sluốn”. (Anh Lý Văn Vàng)
“Cà này pỉ noọng nắm mì lườn dú, lẻ phua mjề khỏi cạ căn đạ roọng pỉ noọng thâng dú. Dú nẩy xằng hăn mì tôm hin lác lồng căn cải pện nẩy slắc pày, pỉ noọng vái lẹo lườn lảng. Cón nẩy lườn lầu mì viểc lăng, lụ chếp khẩy pỉ noọng chang bản tó thâng hưa, lầu pây viện lẻ pỉ noọng tó thâng cuổn bại viểc lườn”. (Chị Giàng Thị Điện)
Dú quây Lũng Lỳ quạng 3 cái hin, pỉ noọng dú bản Lũng Súng tó ngám mẻn khảm quá mòn chăn chếp tót pửa tôm hin lác lồng mà puồn pây 6 ăn lườn hết hẩư 11 cần mẻn thai vạ 11 cần mẻn slương. Phân noòng cải đạ hết hẩư pỉ noọng dú xạ Yên Lạc nắm pây khảm búng tầư đảy nhoòng pện tan mì bại pạng hết viểc cúa xạ vạ pỉ noọng dú bại bản táng pang chỏi căn, xa thắp cần chập nản. Bại pỉ noọng dú nẩy đạ táng tối căn ham cần mẻn slương càm kha khảm quá boỏng tàng mẻn tôm hin lác slì 14-15 cái hin pây thâng búng mì xe cháu chỏi cần mẻn slương đang slí thả. Pửa tỉ, lườn khai khẩu phjắc eng cúa phua mjề ché Triệu Mùi Diết dú bản Lũng Súng pền tỉ chử kin cúa bại pạng hết viểc cháu chỏi, xa thắp cần chập nản chang xạ. Tàng nắm pây tẻo đảy chang lai vằn, khẩu phjắc bại thình nắm au đảy dú pạng noỏc khảu mà nhoòng pện chang lườn mì ăn lăng lẻ phua mjề ché au mà hẩư pỉ noọng dủng lẹo. Ché Diết hẩư chắc: nắm lồng mừ pây cháu cần đảy lẻ ché dú lườn hết khẩu phjắc hẩư bại cán bộ, bại pỉ noọng.
“Pửa tỉ nắm mì điện, lườn khỏi nắm xát đảy khẩu, nhoòng pện khỏi đạ pây roọng riểc pỉ noọng dú bại lườn xẩư xảng cọp khẩu slan sle chử kin hẩư pỉ noọng cón, tó nả hạy cạ mì pang chỏi lẻ lầu pá tẻo hẩư pỉ noọng tốc lăng. Nhằng mì tôm lẻ khỏi au hẩư pỉ noọng kin, pửa tỉ pỉ noọng tằng lườn tó nắm mì dú nhoòng pện lầu nắm sliết kỉ ben mì tôm”.
Lăng pày tôm hin lác, Lũng Súng mì quạng 30 lườn mẻn tọn pây búng đai dú. Tọ xáu tỉ tôm mì lai khau pù lính, sle xa đảy tỉ tôm hết lườn dú an ỏn hẩư pỉ noọng nắm chử lẻ viểc ngải. Vạ lai lườn đạ au fấn tôm cúa lườn lầu sle bại lườn khỏ đai hết lườn dú. Pả Triệu Mùi Chướng (dú bản Lũng Súng) hẩư chắc: lườn pả đạ ết slim tối 2 tỉ tôm hẩư 2 lườn dú chang bản ngám mẻn tôm puồn hết lườn mấư.
“Lầu pang chỏi hẩư 2 tỉ tôm hết lườn, tối tôm lẻ lầu tó sliết tọ pỉ noọng đang slí chập khỏ, lầu nắm chắc hưa pền rừ, lầu hưa đảy pện nẩy cón lẻ lầu hưa, mì lăng khỏi sluốn tốc lăng”.
Nhằng mì lai cằm toẹn chăn ún slim dú Lũng Súng, Lũng Lỳ. Chang pày chập nản, pỉ noọng bại dân tộc dú bản khỏ nẩy đạ cáp slẳt, pang chỏi căn, xày căn khảm quá bại dưởng khỏ, xéng khửn hết kin tò tẻo. Nắm mì cần hâư đảy lưởc búng đin lầu slinh mà nhoòng pện mái cạ Lũng Súng, Lũng Lỳ nhằng mì lai búng ngải mẻn tôm hin lác tọ pỉ noọng dú nẩy vận slưởng chám bản, chám đin tỉ lầu sle hết kin sle pjá ơn bại pỉ noọng chang bản đạ slương điếp hưa chỏi lầu./.
NHỮNG CHUYỆN CHƯA KỂ Ở LŨNG SÚNG, LŨNG LỲ: ẤM ÁP NGHIA ĐỒNG BÀO
Dù ngôn ngữ, văn hóa, lối sống và tín ngưỡng có nhiều điểm khác biệt, bà con các dân tộc Dao, Mông, Tày… ở những xóm nghèo Lũng Súng, Lũng Lý (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) luôn đùm bọc, yêu thương; cùng nhau vượt qua lằn ranh sinh tử, hoạn nạn và chung tay xây dựng lại xóm làng. Bài viết của Công Luận, PV Đài TNVN thường trú khu vực Đông Bắc.
Xóm Lũng Lỳ, xã Ca Thành (huyện Nguyên Bình, Cao Bằng) có hơn 60 hộ gia đình, trong đó có 1 hộ người Tày, 10 hộ người Dao, còn lại là người Mông. Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, chỉ trong vài phút, sạt lở vùi lấp 7 ngôi nhà khiến 9 người thiệt mạng.
Với người Dao, nghi lễ tang ma là nghi lễ vô cùng quan trọng và cầu kỳ. Vậy nhưng trong hoàn cảnh bão lũ, họ đã phải giản lược mọi thứ để dồn sức ổn định cuộc sống cho người ở lại. Ông Lý Văn Tu (60 tuổi, người Mông) cho biết: Dù là người Dao hay người Mông thì khi mất đi đều sẽ mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình. Nhưng trong lúc cấp bách, ông Tu không ngần ngại mang bộ vest cùng đôi giày đẹp nhất của mình để mặc cho 1 người Dao đã mất. Ông Tu bảo, nhà mình không khá giả nên bộ quần áo ấy quý lắm, chỉ khi nào có lễ hội hay ngày thật trọng đại mới dám mặc... Nhưng thấy đồng bào, xóm làng mình như thế, ông coi đó như món quà dành tặng cho người đã khuất. Với đồng bào vùng cao, việc lấy quần áo của người sống mặc cho người chết rất hiếm, nhưng đó mới là nghĩa, là tình của những người trong bản dành cho nhau.
“Khi đó chỗ bà con người Dao bị sạt lở, quần áo không còn gì nên tôi về lấy bộ quần áo đàng hoàng để cho mặc. Tối đó những người Mông trong bản đã túc trực bên thi thể và sáng hôm sau đưa đi an táng. Lúc đó tôi không ngại, họ đã trong hoàn cảnh như vậy rồi thì tôi không kiêng kỵ gì đâu”.
Cách ngôi nhà ông Tu không xa là căn nhà gỗ 3 gian của vợ chồng anh Lý Văn Vàng, chị Giàng Thị Điện. Từ khi xảy ra sạt lở đến nay, căn nhà nhỏ trở thành nơi tá túc của 5-6 hộ trong xóm. Các gia đình cùng góp gạo nấu ăn chung, buổi đêm sẽ ngủ lại luôn trong căn nhà này. Tại Lũng Lỳ, ngoài 7 hộ bị mất nhà do đất đá vùi lấp thì còn gần 20 hộ thuộc diện trong nguy cơ bị sạt lở cao cũng buộc phải di dời. Thấy các gia đình ở trong lều bạt, trời lại mưa nắng thất thường nên vợ chồng anh Vàng bảo nhau mời các gia đình đến cùng ăn, cùng ở cho đến khi làm được nhà mới dù gia cảnh của anh cũng thuộc diện hộ nghèo. Anh Vàng và chị Điện luôn nghĩ rằng: Nhà mình tuy nhỏ nhưng lúc khó khăn, hoạn nạn càng cần chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau.
“Mình cứ giúp được như nào thì cố gắng giúp, giúp được mình thấy vui, cứ cho họ ở đến khi nào họ làm được nhà mới, ổn định thì thôi”. (Anh Lý Văn Vàng)
“Giờ họ không có nhà ở thì vợ chồng bàn nhau mời đến ở thôi. Ở đây chưa có vụ sạt lở nào như thế, họ mất hết nhà cửa. Trước đây nhà mình có việc, ốm đau dân bản cũng đến giúp, mình đi viện bà con đến giúp mình việc nhà” (Chị Giàng Thị Điện)
Cách xóm Lũng Lỳ chừng 3 km, người dân xóm Lũng Súng cũng vừa trải qua thời khắc đau thương khi sạt lở khiến 6 ngôi nhà vùi lấp, 11 người chết, 11 người bị thương. Mưa lớn khiến xã Yên Lạc bị cô lập hoàn toàn nên chỉ có lực lượng tại chỗ và người dân được huy động để cứu giúp, tìm kiếm người gặp nạn. Cũng chính họ thay nhau cáng những người bị thương vượt quãng đường sạt lở 14 -15 km để đến vị trí xe cứu thương có thể tiếp cận. Khi ấy, quán ăn nhỏ của vợ chồng chị Triệu Mùi Diết ở xóm Lũng Súng trở thành nơi ăn ở tập trung của phần lớn lực lượng cứu hộ cứu nạn trong xã. Đường tắc nhiều ngày, lương thực, thực phẩm không thể chuyển từ ngoài vào nên nhà còn gì, vợ chồng chị đều mang hết ra cho mọi người sử dụng. Chị Diết cho hay: không thể trực tiếp tham gia vào cứu người nên chị cố gắng làm hậu cần, nấu ăn cho cán bộ, người dân.
“Lúc ấy mất điện, gia đình em không xát gạo được nên em đi vận động quanh xóm mỗi nhà một ít để nấu cho mọi người ăn trước đã, sau này nếu có hỗ trợ gì thì em sẽ trả lại họ. Còn mì tôm em cứ lấy cho mọi người ăn, sau này ai trả được thì trả, không trả được cũng không sao, lúc ấy hoạn nạn, mọi người còn không có nhà mình tiếc gì mấy gói mì”.
Sau sạt lở, Lũng Súng có khoảng 30 hộ thuộc diện phải di dời do nguy cơ sạt lở. Nhưng với địa hình ở đây, để tìm được một mảnh đất làm nhà đảm bảo an toàn thật không dễ. Và một số hộ đã quyết định nhượng phần đất của gia đình mình để cho các hộ khó khăn dựng lại căn nhà. Bà Triệu Mùi Chướng (người dân Lũng Súng) cho biết: Gia đình đã quyết định đổi 2 mảnh đất cho 2 hộ có nhà bị sạt lở trong xóm có chỗ an cư.
“Hỗ trợ là tạo điều kiện 2 nền nhà này thôi, đổi đất thì có tiếc nhưng họ khó khăn, mình không biết giúp thế nào nữa, mình cứ hỗ trợ trước thế này rồi tính sau”.
Còn nhiều lắm những câu chuyện cảm động ở Lũng Súng, Lũng Lỳ. Trong cơn hoạn nạn, đồng bào các dân tộc ở những bản nghèo này đã đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau, sẻ chia khó khăn cùng vượt qua gian khó. Không tính toán thiệt hơn, chỉ có những giọt nước mắt đồng cam cộng khổ, lời động viên cùng bảo ban nhau cố gắng. Không ai chọn được nơi mình sinh ra nên dù Lũng Súng, Lũng Lỳ còn nhiều nguy cơ sạt lở nhưng người dân ở đây vẫn muốn bám đất, bám quê để phát triển cuộc sống, trả nghĩa đồng bào./.