Lườn a Nguyễn Thị Vẻ, cần Tày dú xạ Phủ Lý, hoẹn Phú Lương, slảnh Thái Nguyên. Lẻ lườn khỏ, nhoòng pện pửa đảy pang chỏi 40 triệu mưn tứ Dự án tải ết cúa pày tằng nặm mường pang chỏi hết kin dú búng pỉ noọng dân tộc nọi cần sle hết lườn, a đạ tảy khỏ hết ăn lườn cấp 4 nâng, nắm nhằng mẻn dú chang ăn lườn rủa khát. A Nguyễn Thị Vẻ hẩư chắc:
“Chính phủ pang chỏi đảy fấn nâng, fấn nhằng tẻo lẻ bại lủc lan pang chỏi, cà này khỏi đạ hết đảy ăn lườn, khỏi hăn hôn hỉ vạ ỏn slim, cẳm nòn lẻ nắm dau phân lồm dá.”
Xày xáu pang chỏi hết lườn dú hẩư bại lườn khỏ, hoẹn Phú Lương đạ pang chỏi pỉ noọng chắc au tàng dưởng mấư khảu hết kin, cạ hẩư lai cần chắc mừa bại thình cúa đăm chay sle pỉ noọng khai đảy lai cúa cái. Cà này, tằng hoẹn Phú Lương mì 1.800 héc ta chè chay chướng nèm tàng dưởng mấư, mì tàng nặm tưởi pền đấc, mì 280 lườn puôn khai mai chỉa vạ dủng mã QR; mì 16 thình cúa OCOP đảy au khửn khai dú tềnh bại tàng mạng. Chài Nguyễn Quốc Hoàng, hết cốc HTX đăm chay Tiên Phong, xạ Yên Trạch, lẻ cần Tày hẩư chắc:
“Chang pi quá vạ hua pi nẩy HTX đạ đảy UBND hoẹn Phú Lương pang chỏi khún pỏn sle chay mác khấy đông. Noỏc mà nhằng pang chỏi chay bại thình co da đai pện co slẩy cáy, co khôi nhung, vạ pang chỏi máy sấy, pao to sle HTX hết đảy bại thình cúa đây, khai đảy lai vạ chảo viểc hết hẩư lai pỉ noọng. Boong khỏi ngầư bại pạng hết viểc pang chỏi sle dim chèn pổn vạ mì tàng dưởng pang chỏi hẩư bại HTX đăm chay hết kin đảy đây”.
Pjom hết nèm đây pày tằng nặm mường pang chỏi hết kin dú búng pỉ noọng dân tộc nọi cần vạ khau pù lẻ dưởng ngàu bản cỏn dú búng pỉ noọng dân tộc nọi cần dú hoẹn Phú Lương vằn cảng tối mấư. Hoẹn Phú Lương đạ có hết đảy 9 dự án xáu thuổn thảy fấn chèn pổn tềnh 92,5 tỷ mưn sle chướng chỏi bại tàng pây, mương phai, pang chỏi đin đăm chay, hết tàng nặm dủng... Thâng hang pi 2023 bại lườn khỏ cúa tằng hoẹn nọi lồng nhằng tềnh 2%. Tứ pi 2024-2029 hoẹn Phú Lương tảy khỏ pang hẩư bại lườn khỏ nọi lồng tẩư 8%; thuổn thảy pỉ noọng dân tộc nọi cần đảy dủng nặm slâư, thuổn thảy bại bản xày mì lườn họp bản; 85% bại bản mì hỏm sli, lượn. Áo Vũ Thăng Long, cần hết cốc phòng Dân tộc hoẹn Phú Lương hẩư chắc:
“Lăng pửa hết nèm pày pang chỏi cúa tằng nặm mường, thâng cà này đạ hết đảy lai mòn đây, cọp fấn pang hẩư hoẹn Phú Lương hết đảy pjọm bại fấn mừa tẳng có bản cỏn mấư chang pi 2024. Rọ pện viểc pang chỏi bại lườn khỏ dú bại bản chăn khỏ chướng chỏi bại lườn rủa khát, lườn tốm vái hết lườn mấư đảy đây”.
Xáu mòn pang chỏi cúa Đảng, Nhà nước vạ slim ki xắc xăn, tảy khỏ cúa pỉ noọng, dưởng ngàu bản cỏn dú hoẹn Phú Lương vằn cảng đảy tối mấư, tởi slổng cúa pỉ noọng dú búng dân tộc nọi cần vằn cảng đây đo./.
Nâng cao đời sống đồng bào dân tộc ở Phú Lương, Thái Nguyên
Trong giai đoạn 2019-2024, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên luôn tích cực tuyên truyền, thực hiện các chương trình, dự án, chính sách, nhằm phát huy nội lực, tạo bứt phá trong phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, qua đó đời sống tinh thần và vật chất của Nhân dân ngày càng được cải thiện. Ghi nhận của CTV Triệu Thuần qua bài viết sau.
Gia đình bà Nguyễn Thị Vẻ, dân tộc Tày thuộc diện hộ nghèo của xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Cuộc sống khó khăn, nên khi được hỗ trợ 40 triệu đồng từ Dự án 1 thuộc CT MTQG về phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc miền núi để làm nhà, bà đã cố gắng xây được ngôi nhà cấp 4 rộng rãi khang trang hơn, không còn phải ở nhà tạm nữa. Bà Nguyễn Thị Vẻ cho biết:
“Chính phủ hỗ trợ được một phần còn tôi thì vận động các con cùng đóng góp và tôi đã làm được ngôi nhà nên rất phấn khởi, tối ngủ thì không phải lo mưa, gió nữa.
Cùng với hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, huyện Phú Lương đã triển khai các công nghệ chăm sóc, giới thiệu, quảng bá sản phẩm cho hộ dân vùng dân tộc miền núi để chủ động sản xuất, phát triển kinh tế. Hiện toàn huyện Phú Lương có 1.800 ha chè ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm bán tự động với 280 hộ sản xuất, kinh doanh nông sản đăng ký và sử dụng tem QR; 16/16 sản phẩm OCOP được giới thiệu quảng bá bán hàng trên các sàn thương mại điện tử.Anh Nguyễn Quốc Hoàng, dân tộc Tày, Giám đốc HTX Nông nghiệp Tiên Phong, xã Yên Trạch cho biết:
“ Trong năm 2023 và đầu năm 2024 hợp tác xã đã được UBND huyện Phú lương hỗ trợ về phân bón để trồng mướp đắng rừng. Ngoài ra còn hỗ trợ một số cây dược liệu khác như cây ba kích, cây khôi nhung và hỗ trợ máy sấy, bao bì để cho hợp tác xã được phát triển và tạo việc làm cũng như sản phẩm có chất lượng. Chúng tôi rất mong các cơ quan chức năng tạo điều kiện để vay vốn, có chính sách đặc thù hỗ trợ cho các hợp tác xã nông nghiệp”.
Nhờ thực hiện tốt CT mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì bộ mặt nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Phú Lương đã từng bước thay đổi. Huyện Phú Lương đã triển khai 9 dự án với tổng nguồn vốn đầu tư trên 92,5 tỷ đồng. Chương trình đã tập trung giải quyết những vấn đề bức thiết nhất trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số như hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đất sản xuất, nước sinh hoạt, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống còn 2,68% cuối năm 2023. Trong giai đoạn 2024-2029 huyện Phú Lương phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm xuống dưới 8% theo tiêu chí mới; 100% đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 100% xóm, tổ dân phố có nhà văn hóa đạt chuẩn; 85% xóm có đội văn hóa, văn nghệ, câu lạc bộ truyền thống hoạt động thường xuyên có chất lượng. Ông Vũ Thăng Long, Trưởng phòng Dân tộc huyện Phú Lương cho biết:
“Sau khi triển khai chương trình mục tiêu Quốc gia, đến nay đã đạt được kết quả nhất định, góp phần không nhỏ trong việc đưa huyện Phú Lương về đích Nông thôn mới năm 2024. Cụ thể như việc xóa nhà dột nát cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và các hộ nghèo ở các xóm đặc biệt khó khăn đem lại hiệu quả khá rõ rệt”.
Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đang tạo nền tảng vững chắc để tiếp tục nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số của huyện Phú Lương. Cùng với đó, nội lực của người dân đang tiếp tục được phát huy để khai thác các nguồn lực, tiềm năng lợi thế địa phương. Một sức sống mới đang về trên khắp các xóm bản miền núi ở Phú Lương./.