J’niêng bhuôih Zèng âng ma nuyh Tà Ôi
Thứ năm, 11:19, 12/05/2022
Taanh Zèng nắc bh’rợ tr’nêng ơy vêy tơợ lang a hay âng ma nuyh Tà Ôi ặt đhị chr’hoong da ding ca coong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Zèng nắc muy pr’đươi căh choom căh vêy coh đong, nắc pr’đươi đoọng đơc bhuôih a bhô dang, năc rau pr’đươi âng ma nuyh pân đil cher đoọng ha ma nuyh a đay chăp kiêng, rau pr’đươi pa căh loom ta nih liêm lâng a bhướp a dich, aconh a căn. Tu cơnh đêêc, bhuôih Zèng nắc muy j’niêng chr’năp coh pr’ặt tr’mông âng ma nuyh Tà Ôi.

J’niêng bhuôih Zèng vêy đợ c’nặt bh’rợ cơnh đâu:

C’nặt 1: Bh’rợ ra văng

Bha nuôih vêy: 1 p’nong a tưch chệên, 1 zớ buôh, A cuốt, choom hương Ci cul.

Apêê c’la đong lâng acoon cha châu nắc k’rong lưch đợ Zèng coh đong. Xang đêêc nắc pác muy đăh nắc pa chăm đhị đơ chr’năp ma bhuy, đớc bhuôih. Mơ dzợ nắc ra lăp pa liêm, đơc toor puơih bhuôih.

C’nặt 2: Bhuôih Zèng

C’la đong bhuôih Zèng crêê cơnh j’niêng, cacoon cha châu ting dzoọng pâh lêy.

C’nặt 3. Hơnh deh bhuôih Zèng liêm choom, tệêm ngăn

 

C’la đong đh’rưah lâng cacoon cha châu bhui har âm cha hơnh deh bhuôih Zèng liêm choom. Apêê đh’rưah đhưưng cha gâr, ha hát, x’xul, tân tung da dặ. Zuơc tơợ abhô dang rau liêm choom, pr’đoọng coh pr’ặt tr’mông.

Apêê pân đil Tà Ôi tơợ p’niên, c’mor ơy choom choh k’paih taanh a din.

Pazêng c’leh x’xrặ bơơn taanh dzic lâng cr’liêng a tuônh pa căh ghit đhang n’loong n’cuông, a xậ, pleng k’tiếc, acoon ma nuyh, đơơng chr’năp văn hoá âng ma nuyh Tà Ôi.

 

Coh pr’ặt tr’mông âng ma nuyh Tà Ôi, Zèng êêh rau năc muy đớc đoọng xập, nắc Zèng dzợ bơơn lêy cơnh cr’van chr’năp pa căh cr’van cr’bhộ lâng dang âng ma nuyh vêy Zèng n’nặc.

 

Zèng nắc dzợ pr’đươi đăh đong n’đil đoọng ha đong n’jưih; đoọng ha đhớ noọ; xa xao.

 

Zèng nắc đoọng pa chăm, bhrợ pa liêm đong ặt, pa chăm đhị ma bhuy bhlầng coh đong ặt lâng bhuôih abhô dang căh cợ đươi dua coh zập bhiệc bhan âng vel bhươl.

 

Zèng cr’van đoọng tr’xăl, tr’đoọng, tr’câl tr’bhlêy, t’vaih cr’van cr’bhộ, bhui har têệm ngăn đoọng ha đhanuôr vel bhươl.

 

Nghi lễ dâng Dèng của đồng bào Tà Ôi

(Vơnich Oang)

Dệt Zèng là nghề truyền thống có từ lâu đời của đồng bào Tà Ôi ở huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Zèng là một vật phẩm không thể thiếu trong các hoạt động tín ngưỡng, thờ cúng, là vật đính ước của các cô gái với người mình yêu hoặc để thể hiện lòng hiếu thuận với ông bà, cha mẹ. Vì vậy, Lễ cúng dâng tấm Zèng là một nghi thức quan trọng trong đời sống của người Tà Ôi.

Lễ dâng Dèng của người Tà ôi gồm các nghi thức sau:

Bước thứ 1: Khâu chuẩn bị

Người chủ gia đình cùng con cháu tập hợp hết số lượng Zèng trong nhà. Sau đó chia ra: Một phần dành trang trí nơi linh thiêng, dâng cúng. Phần còn lại xếp gọn gàng, đặt xung quanh mâm cúng.

Về vật lễ chuẩn bị: 1 con gà chín, 1 vò rượu cần, bánh A Quát, bát hương Ci cul.

Bước thứ 2: Làm Lễ dâng Zèng

Chủ nhà làm lễ dâng Zèng theo đúng trình tự nghi thức, trước sự chứng kiến của con, của cháu trong gia đình.

Bước thứ 3. Mừng lễ cúng dâng Zèng thành công, an lành

Chủ gia đình cùng con, cháu ăn mừng lễ dâng Dèng thành công, tốt đẹp. Họ cùng nhau nhảy múa chúc tụng bằng lời ca, vũ điệu truyền thống. Cầu xin Giàng ban cho những điều tốt đẹp, may mắn trong cuộc sống.

Các cô gái người Tà Ôi từ tuổi trăng tròn đã biết trồng bông, xe tơ dệt vải.

Những hoa văn tinh xảo được luồn bằng hạt cườm thể hiện rõ nét hình ảnh cỏ cây, hoa lá, thiên nhiên, con người, mang đậm văn hóa tâm linh người Tà Ôi.

Trong đời sống tinh thần của người Tà Ôi, Zèng không chỉ đơn thuần là trang phục để mặc, mà Zèng còn được xem là tài sản quý thể hiện sự quyền quý, giàu sang, tâm thế và vị thế của người sở hữu.

Zèng còn để làm lễ vật hồi môn của nhà gái dành cho nhà trai; cho ông bà thông gia; cho chàng rể quý.

Zèng còn dùng để trang trí, làm đẹp tổ ấm, làm đẹp nhà Roong, làm đẹp nơi linh thiêng của gia đình, họ tộc và khi dâng lễ cúng Giàng hay các lễ hội trọng đại của làng.

 

Zèng là của cải để trao đổi hàng hóa, giao lưu, buôn bán, làm cho gia đình ấm no, bản làng giàu có, thịnh vượng và hạnh phúc.

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC