Lướt zi lấh truíh c’lâng 80km tơợ thành phố Sơn La, zi lấh da ding Sam Síp dal k’noọ 2.000 mét ting lêy lâng đác biển, lâng 30 đhị c’lâng vịng văng n’léh lơớp cóh đhi lục, chr’val Ngọc Chiến, chr’hoong Mường La xoọc dưr n’léh cơnh mưy ta la tranh ty chr’nắp, lâng đợ cơnh laliêm cắh bool lêy.
Râu pr’hay chr’nắp tr’nơợp truíh c’lâng lướt nâu nắc bhiệc lêy ta nghêê xơợng crâng k’coong cóh Ngọc Chiến, nắc râu pazưm đh’rứah âng đhí, âng acoon toọm lâng đợ guồng đác cóh zâp vel Khua Vai, Mường Chiến, vel Lướt lâng vel Phày. Lướt zi lấh đợ c’cọ đhêl ra pặ dal lâng poong am ta bhrợ đhị acoon toọm, tớt đhị acoon pợ k’tứi nắc lêy ooy guồng đác đhiêr liêm, xa nưl đác lướt hooi, râu đha hưm liêm âng mạ ha roo ta pưn ting đhí... âng đơơng đoọng ha hêê ting xơợng ha ngur, k’rêệm loom bhlâng.
C’la âng 9 bêệ guồng đác cóh vel Mường Chiến 2, t’coóh Cầm Văn Phăn moon, c’la đay cắh vêy k’noọ đợ guồng đác nâu nắc váih đhị liêm pr’hay t’pấh ta mooi mơ đâu. Nắc mưy năl, guồng đác ơy ặt pazưm lâng đhanuôr pa tơợ ahay, zúp đhanuôr bhrợ pa dưr ha rêê ruộng, nắc râu văn hoá ty chr’nắp âng đhanuôr acoon cóh Thái cóh đâu: “Bêl ahay, acoon cóh Thái cắh váih ruộng ặt cóh clung đệ, nắc lêy bhrợ cóh dal. Ruộng dal ha dợ đác cắh choom chô moót, acoon toọm nặc ặt cóh dứp, nắc lêy bhrợ guồng đác đoọng pay đác dzoọc ooy ruộng đoọng choom chóh pa dưr ha roo.”
Ngọc Chiến dzợ t’pấh bấc ta mooi tu đợ c’riing lêy bhrợ chr’nắp liêm zâp cơnh cóh zâp vel đông tước zâp pr’loọng đông. 19 bêệ c’riing âng 15 vel đông nắc đợ tác phẩm nghệ thuật bơơn bhrợ pa dưr tơợ đợ pr’đươi pr’dua ơy váih cóh crâng k’coong, vêy râu chrooi đoọng zên, t’ngay pa bhrợ âng đhanuôr cóh vel đông. Zêng vêy chr’nắp bh’rợ, lấh mơ bhiệc đoọng năl ghít vel bhươl, nắc đhị k’noong k’tiếc âng zâp vel đông, râu hâng hơnh âng đhanuôr lâng dưr váih đhị chô pấh lêy chi ớh âng ta mooi. T’coóh Lò Văn Án, trưởng vel Mường Chiến, chr’val Ngọc Chiến, chr’hoong Mường La đoọng năl: “Bhrợ c’lâng xa nay âng chr’val, xang bêl lêy chô bhrợ đoọng ha đhanuôr, xay moon đhanuôr lêy bhrợ c’riing ga mắc liêm đoọng ta mooi chô moót pấh lêy chi ớh, pazưm lâng pa dưr du lịch. C’riing zr’nưm âng vel bhrợ lứch 46 ực, zâp apêê cóh pr’loọng đông chrooi đoọng 10 c’cọ đhêl, xang nặc đhanuôr chrooi đoọng zên câl chúah, đhêl bhrợ pa dưr.”
Cắh mưy cóh zâp vel đông nắc cóh zâp pr’loọng đông chr’val Ngọc Chiến zêng bhrợ pa dưr đợ z’đêl, c’riing chr’nắp liêm, pa chăm bhrợ liêm choom, bhrợ pa dưr râu chr’nắp liêm váih la lay cắh vêy ha đhị cung váih. T’coóh Lò Văn Phới, vel Đông Xuông, chr’val Ngọc Chiến moon: “Ađay ặt ma mung cóh crâng k’coong, lâng toọm k’ruung nắc vêy zâp râu tự váih la liêm. nắc lêy bhrợ pa dưr mưy c’riing liêm, chơớih đhêl cóh toọm chô bhrợ pa dưr. Đhị đâu nắc vêy ha mơ mặ bhrợ nắc bhrợ mơ đêếc. Z’đêl azi cắh vêy bhrợ lâng gạch nắc lêy bhrợ lâng đhêl tự váih cóh đâu. Ooy đhêl nâu nắc lêy bhrợ bhứah 30cm, đoọng đợc phân chóh pô liêm bhlâng.”
Mưy t’ngay ặt cóh Ngọc Chiến, ta mooi nắc dzợ choom lướt vốch truíh c’lâng bê tông truíh zâp vel đông, pa lêếh đông ặt, zr’lụ bhrợ têng, đhị tr’ang liêm âng điện nắc cung cơnh cóh zâp thị trấn, cắh cậ choom lưm lêy đợ đhr’nông đông đh’rơơng âng manứih Thái bhrợ lâng n’loong pơ mu lâng ting bh’rợ lêy bhrợ liêm chr’nắp, ặt tớt đhị toọm đác khoáng pứih tơợ 35-50 độ C, ting cha cha nêếh đêệp đha hưm r’boọt, a’xiu chép cha chrứih lâng bấc ch’na đh’nắh ty chr’nắp âng đhanuôr zâp acoon cóh cóh đâu...
Lấh mơ râu liêm pr’hay bêl hân noo ha pruốt, Ngọc Chiến dzợ t’pấh ta mooi zâp bêl hân noo ha roo đoọm-bêl đợ ha roo rơợc liêm cóh dzung da ding, cắh cậ hân noo sơn tra dưr pô lâng pr’hoọm bhoọc liêm ga lọp zêng da ding bha đưn, cắh cậ lêy cha mêết crâng chè ga mắc đenh k’ha riêng c’moo lâng lêy chấc đhi lục cóh vel bhươl k’coong ch’ngai Nậm Nghiệp. Amoó Hoàng Thuỳ Dung, ta mooi tước tơợ Hà Nội moon: “Nâu đoo nắc g’lúh tr’nơợp acu lâng zâp apêê pr’zợc âng đay lêy tước chr’val Ngọc Chiến, tỉnh Sơn La. Bêl chô ooy đâu azi nắc c’jựch lêy bêl cruung k’tiếc cóh đây liêm pr’hay, dzợ cơnh ahay. Đhanuôr cóh đâu nắc zâp ngai đông zêng váih c’riing lâng đhêl laliêm, zâp ngai liêm ta níh. Bêl azi lướt ooy đâu nắc zâp ngai xay moon ooy đắh râu liêm pr’hay cóh Ngọc Chiến. Lêy zâp ngai đhanuôr cóh đâu nắc zêng dưr váih mưy hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp lâng liêm ta níh.”
Lâng đợ râu liêm pr’hay, ta níh, chắp nhêr ta mooi, Ngọc Chiến nắc ta luôn âng đơơng râu ha ngur, têêm ngăn, ha vil lơi đợ râu ga lêếh k’bao, k’rang k’pân, ga hô ga hăm đắh phố thị. Nắc ha dang vêy g’lúh chô lưm, bấc ngai nắc lêy chắp kiêng vel đông chr’nắp liêm cóh k’coong ch’ngai nâu lâng kiêng chô pấh lêy chi ớh bấc chu dzợ./.
Ngọc Chiến - Bản tình ca của núi rừng Tây Bắc
(TTTB - Lê Hạnh)
“Nghe gió kể chuyện, nghe suối tâm tình và nghe người dân quê tôi kể về câu chuyện đặc biệt của mảnh đất này” – Lời mời gọi của người con quê hương Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La như thôi thúc du khách gần xa lên đường ghé thăm miền quê cổ tích và hòa mình vào bản tình ca của núi rừng.
Sau chặng đường gần 80 km từ thành phố Sơn La, vượt đỉnh Sam Síp cao gần 2.000 m so với mặt nước biển, với 30 khúc cua ẩn mình trong mây, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La hiện ra tựa bức tranh cổ tích, nên thơ, với những điều độc đáo hiếm thấy.
Điểm hấp dẫn đầu tiên trong hành trình, có lẽ là việc được thưởng thức “bản giao hưởng thiên nhiên” Ngọc Chiến - đó là sự hòa quyện của gió, của suối và những chiếc guồng nước ở các bản Khua Vai, Mường Chiến, bản Lướt và bản Phày. Bước qua những tảng đá xếp dài và cầu tre bắc ngang suối, ngồi bên chiếc chòi nhỏ ngắm nhìn guồng nước lớn quay đều, tiếng nước suối chảy róc rách, hương mạ non len lỏi theo cơn gió xuân… đem đến cảm giác bình yên lạ thường.
Chủ của 9 chiếc guồng nước ở bản Mường Chiến 2, ông Cầm Văn Phăn chia sẻ, bản thân không nghĩ rằng những chiếc guồng nước lại trở thành nét đẹp thu hút du khách đến thế. Chỉ biết rằng, guồng nước đã gắn bó với người dân từ bao đời nay, giúp bà con phát triển nông nghiệp, là nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái nơi đây: “Thời xưa, dân tộc Thái không có ruộng ở thấp, phải làm ruộng cao. Ruộng cao mà nước không đến, suối thì ở dưới, mình mới phải làm cái guồng nước để lấy nước lên ruộng để trồng được lúa.”
Ngọc Chiến còn thu hút du khách bởi những chiếc cổng chào độc đáo ở từng bản đến từng gia đình. 19 chiếc cổng chào của 15 bản là những tác phẩm nghệ thuật được tạo nên từ những vật liệu bình dị, thân thiện với thiên nhiên, có sự đóng góp 100% kinh phí, ngày công của nhân dân trong xã. Tất cả đều có giá trị kiến trúc đặc biệt, ngoài việc để nhận diện bản, là ranh giới giữa các bản, đó còn là niềm tự hào của bà con và trở thành điểm check–in độc, lạ thu hút du khách. Ông Lò Văn Án, trưởng bản Mường Chiến, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La cho hay: “Thực hiện chủ trương của xã, sau khi lĩnh hội về triển khai cho bà con, tuyên truyền cho bà con là mình làm cái cổng to đẹp cho khách vào tham quan, gắn với phát triển du lịch. Cổng chung của bản làm hết 46 triệu, mỗi thành viên trong gia đình đóng góp 10 hòn đá chẳng hạn, rồi bà con nhân dân đóng góp tiền mua cát sỏi để xây.”
Không chỉ ở các bản, mà hầu hết các gia đình ở xã Ngọc Chiến đều xây dựng những bức tường, cổng chào độc đáo, trang trí sáng tạo, làm nên nét đẹp riêng biệt không nơi nào có. Ông Lò Văn Phới, bản Đông Xuông, xã Ngọc Chiến chia sẻ: “Mình sống với tự nhiên, với sông, với suối thì có đá cuội tự nhiên. Mình hình dung thiết kế một đôi cổng thật đẹp, nhặt đá ở suối về xây. Không gian của mình có đến đâu thì mình làm đến đó. Tường mình không xây bằng gạch nữa mà mình xây bằng đá, đá cuội, đá tự nhiên. Trên đá đó mình xây cái rãnh rộng 30 cm, để cho phân cho đất trồng hoa, rất đẹp.”
Một ngày ở Ngọc Chiến, du khách còn có thể rảo bước trên những con đường bê tông chạy dọc khắp các bản làng, ngõ xóm, khu sản xuất, lung linh ánh điện không khác gì các thị trấn, thị tứ; hoặc có thể ghé thăm những ngôi nhà sàn của người Thái được làm bằng gỗ pơ mu với kiểu kiến trúc đầu đón, đầu xà, kèo cột tinh tế; thư giãn với suối khoáng nóng từ 35 đến 50 độ C; thưởng thức đặc sản nếp tan thơm dẻo, cá chép lưng gù độc lạ và nhiều ẩm thực truyền thống của đồng bào các dân tộc nơi đây…
Ngoài vẻ đẹp trong mùa xuân, Ngọc Chiến còn thu hút du khách vào mỗi mùa lúa chín - khi những dải lụa vàng mênh mông chạy dọc chân trời; hay mùa sơn tra nở hoa với màu trắng tinh khôi phủ kín núi đồi; hoặc khám phá rừng chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi và cùng trải nghiệm săn mây ở bản vùng cao Nậm Nghiệp. Chị Hoàng Thùy Dung, du khách đến từ Hà Nội, chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên tôi cùng các bạn của mình đến xã Ngọc Chiến, tỉnh Sơn La. Khi đến đây chúng tôi rất là ngỡ ngàng khi mà khung cảnh rất nên thơ, vẫn còn nhiều nét hoang sơ. Người dân ở đây thì nhà nào cũng có cái cổng bằng đá rất lạ, mọi người thân thiện. Khi chúng tôi đến đây được mọi người giới thiệu về vẻ đẹp của Ngọc Chiến. Dường như mỗi người dân đều trở thành một hướng dẫn viên du lịch rất chuyên nghiệp và thân thiện.”
Với những nét đẹp nên thơ, nguyên sơ và đậm đà bản sắc, cùng sự giản dị, chân thành, mến khách, Ngọc Chiến luôn đem đến cảm giác thanh bình, quên đi những bộn bề, âu lo, sự tấp nập, ồn ào nơi phố thị. Chắc chắn, nếu có dịp ghé thăm, không ít người sẽ “phải lòng” miền quê cổ tích nơi rẻo cao này và sẽ còn muốn trở lại nhiều lần nữa.../.
Viết bình luận