GIA LAI ZƯ LÊY PA DƯR BH’RỢ TAANH ADIN PA TÊỆT LÂNG DU LỊCH
Thứ hai, 16:56, 22/04/2024 Nguyễn Thảo Nguyễn Thảo
Taanh adin nắc bh’rợ ơy vêy tơợ đanh, pa têệt lâng pr’ặt tr’mông âng đhanuôr Jrai lâng Bahnar đhị tỉnh Gia Lai. Tỉnh nâu xoọc vêy bấc cơnh bhrợ têng liêm t’mêê đoọng zư lêy lâng tân đôr lâh mơ chr’năp âng a din, t’vaih pazêng c’lâng t’mêê coh pa dưr kinh tế pa têệt lâng du lịch.

 

 

Pazêng t’ngay doọ lâh trơ bh’rợ tr’nêng, k’nặ 30 a đhi amoó ma nuyh Bahnar coh tổ taanh n’đoo adooh vel 5, chr’val Pờ Tó, chr’hoong Ia Pa, tỉnh Gia Lai nắc đh’rưah taanh a din coh đong đh’rơơng. Ma nuyh t’ha bhlầng nắc cung lâh 50 c’moo, vêy ngai nắc dzợ c’mor. Apêê pa choom ghit đhị zập c’nặt taanh bhrợ, đh’rưah bhrợ vaih c’lâng x’xrặ pô laliêm, căh cợ bhrợ vaih rau liêm cra coh n’đooh a’dooh, chr’đhung. Amoó Đinh Như, ặt đhị 5, chr’val Pờ Tó, đoọng năl: “Lalăm a hay, apêê a dich pa choom đoọng ha pêê a ngăh, a va. Lang nâu kêi nắc apêê a moó pa choom pa xoọng, pa dal lâh mơ dzợ. T’tun nắc a zi pa choom cớ đoọng ha pêê pr’chấc p’niên, apêê ruh 16, 18 c’moo nắc pa choom cơnh lơơng cớ”.

Ha dợ đhị chr’val Ia M'nông, chr’hoong Chư Păh, tỉnh Gia Lai, apêê a moó manuyh Jrai coh câu lạc bộ taanh a din vel Kép 2 nắc tơt taanh đhị đong coh m’pâng vel lâng ra pặ pa câl zập n’đooh a dooh ơy taanh coh đâu. Nâu nắc đhị tước coh tour du lịch vel Kép 2. Tước đâu, t’mooi bơơn lêy rau liêm pr’hay âng n’đooh a dooh bơơn ta ih bhrợ vaih nắc a dooh, ví, chr’đhung…, bơơn lêy đhr’năng taanh bhrợ g’lêêh g’lêêng. Amoó H' Uyên Niê - chủ nhiệm câu lạc bộ taanh adin đoọng năl, xoọc ơy vêy doanh nghiệp ký gr’hoọt lâng câu lạc bộ, t’vaih c’lâng t’mêê đoọng bh’rợ zư lêy lâng pa dưr bh’rợ ty đanh. Đươi vêy t’vaih bh’nơơn liêm choom đoọng ha t’mooi câl đươi nắc nghệ nhân coh đâu vêu pa chô thu nhập 5 ức đồng zập c’xêê: “Hội pân đil zi ơy xăl cơnh taanh bhrợ, pa dưr zập prđươi vaih nắc pr’hêl buôn câl chô đoọng. Nắc cơnh a din nâu azi ih chr’đhung, ví, a dooh, x’noon… tơợ đêêc t’mooi kiêng lâng tước ooy đâu chấc năl. Nghệ nhân vêy pa chô bh’nơơn, tơợ nắc ting pa dưr loom chăp kiêng zư pa dưr chr’năp văn hoá”.

Prang tỉnh Gia Lai xoọc vêy 106 câu lạc bộ taanh a din lâng lâh 1.600 pân đil ting pâh. Đợ nâu nắc dzợ bấc lâh mơ bêl taanh a din bơơn tỉnh k’rang pa căh cơnh muy pr’đươi văn hóa đoọng pa dưr du lịch. Tỉnh Gia Lai ơy pa dưr taanh a din vaih xa nay chr’năp coh dự án "Zư lêy, pa dưr chr’năp văn hóa ty đanh liêm pr’hay âng zập k’bhuh acoon coh pa têệt lâng pa dưr du lịch” âng xa nay bh’rợ k’tiếc k’ruung đăh pa dưr pr’ặt tr’mông âng đhanuôr acoon coh lâng da ding ca coong cr’chăl 2021 - 2030. Xọoc đâu pr’đươi a din bơơn pa câl, pa căh đhị zập g’luh trình diễn chiing goong vêl x’rịa tuần, bhrợ ta luôn đhị Quảng trường Đại đoàn kết, trung tâm Thành phố Pleiku. P’căn Nguyễn Thị Thanh Lịch- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đọong năl, bh’rợ âng tỉnh nắc zư lêy, pa căh lâng pa dưr pr’đươi a din vaih nắc hàng hóa coh ngành du lịch vel đong: “Tơợ đâu, a zi nắc kiêng hơnh deh nghệ nhân, ma nuyh ơypa chăp lêy, vêy bh’nơơn pr’đươi đơơng chr’năp nghệ thuật. A zi rơơm kiêng năc căh pa đhêy đhị pa căh nắc dzợ kiêng pr’đươi nâu đơơng chô kinh tế, pa căh đoọng ha t’mooi du lịch pa zưm lâng pr’đươi thương mại hóa, chroi k’rong pa dưr kinh tế ha dưr đanh mâng âng Gia Lai "./.

GIA LAI BẢO TỒN PHÁT TRIỂN NGHỀ DỆT THỔ CẨM GẮN VỚI DU LỊCH

Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống lâu đời, gắn bó với  đời sống văn hoá của người Jrai và Bahnar ở tỉnh Gia Lai. Tỉnh này đang có nhiều cách làm sáng tạo để bảo tồn và lan tỏa giá trị đặc sắc của thổ cẩm, tạo ra những cơ hội mới trong phát triển kinh tế gắn với du lịch. 

Những ngày nông nhàn, gần 30 chị em người Bahnar trong tổ dệt thôn 5, xã Pờ Tó, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai lại cùng nhau dệt vải dưới mái nhà sàn. Người lớn tuổi nhất đã ngoài 50, có những thiếu nữ mới tuổi trăng tròn. Họ tỉ mỉ chỉ bảo, cùng nhau dệt từng hoa văn truyền thống, hay tạo ra những hoa văn mới trên tà áo, váy. Chị Đinh Như, ở thôn 5, xã Pờ Tó, cho biết: “Hồi xưa các bà các cụ tập cho các cô, các bác. Thời đại mới thì các chị học hỏi thêm nữa. Sau này mình lại dạy cho lớp trẻ, cách cháu 16, 18 tuổi học hỏi thêm nữa".

Còn tại xã Ia M'nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai, các chị em người Jrai trong câu lạc bộ dệt làng Kép 2 chọn một ngôi nhà sàn giữa làng làm nơi dệt và trưng bày các sản phẩm thổ cẩm. Đây là điểm đến trong tour du lịch cộng đồng làng Kép 2. Đến đây, du khách cảm nhận vẻ đẹp của chất liệu, hoa văn thổ cẩm trên từng chiếc áo, váy, ví cầm tay, túi xách..., được trải nghiệm sự kỳ công, tỉ mỉ khi dệt thử trên khung cửi hay lựa chọn cho mình những món đồ lưu niệm. Chị H’ Uyên Niê- chủ nhiệm câu lạc bộ dệt cho biết, hiện đã có doanh nghiệp ký hợp tác với câu lạc bộ, mở ra cơ hội mới cho việc bảo tồn phát triển nghề dệt truyền thống. Nhờ việc tạo ra sản phẩm có tính ứng dụng đối với du khách, mà nghệ nhân luôn có thu nhập khoảng 5 triệu đồng mỗi tháng: “Hội phụ nữ chúng tôi thay đổi cách làm, phát triển các sản phẩm thổ cẩm thành quà lưu niệm. Ví dụ tấm thổ cẩm như thế này chúng tôi có thể làm thành túi, ví, áo, bông tai,... từ đó đáp ứng nhu cầu của khách khi họ tới trải nghiệm. Nghệ nhân được nhận trực tiếp thành quả của mình, từ đó nghệ nhân có tinh thần, đam mê hơn, để lưu giữ bản sắc văn hoá".

Toàn tỉnh Gia Lai hiện có 106 câu lạc bộ dệt thổ cẩm với hơn 1.600 phụ nữ tham gia. Con số này đang tiếp tục gia tăng khi dệt thổ cẩm được tỉnh quan tâm quảng bá như một sản phẩm văn hoá thiết yếu để phát triển du lịch. Tỉnh Gia Lai đã đưa dệt thổ cẩm thành nội dung quan trọng trong dự án "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Hiện sản phẩm thổ cẩm được trưng bày, giới thiệu trong các chương trình trình diễn cồng chiêng cuối tuần, tổ chức thường xuyên tại Quảng trường Đại đoàn kết, trung tâm Thành phố Pleiku. Bà Nguyễn Thị Thanh Lịch- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cho biết, mục tiêu của tỉnh là bảo tồn, quảng bá và đưa sản phẩm thổ cẩm trở thành hàng hoá trong ngành du lịch địa phương: “Qua đây chúng tôi mong muốn tôn vinh nghệ nhân, người nghiên cứu đã không ngừng nghỉ, có sản phẩm đậm đặc tính nghệ thuật. Chúng tôi mong muốn không dừng ở quảng bá, giới thiệu mà còn làm sản phẩm kinh tế, quảng bá cho khách du lịch kết hợp thành sản phẩm thương mại hoá, góp phần vào phát triển kinh tế bền vững của  Gia Lai "./.

Nguyễn Thảo

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC