LIÊM CRA ĐỢ ĐONG ĐH’RƠƠNG ÂNG MA NƯIH THÁI COH THANH HÓA
Thứ sáu, 08:59, 15/03/2024     Giàng Seo Pùa/VOV5     Giàng Seo Pùa/VOV5
Cơnh lâng đha nuôr Thái coh Việt Nam, đong đh’rơơng căh muy năc đhị ăt ma mông năc dzợ đhị p’têêt pa zum lâng abhô dang, đhị zư đơc bâc c’leh bh’rợ chr’năp tơợ lang a hay. C’năt t’ruih “Chơơc bơơn năl zâp đhị liêm pr’hay” tuần n’nâu, đha nuôr lâng pr’zơc đh’rưah tươc lum lâng chơơc năl ooy đh’nong đong đh’rơơng âng ma nưih Thái coh vel Bút, chr’val Nam Xuân, chr’hoong Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

 

 

Tơợ thị trấn Hồi Xuân, chr’hoong Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa ting truih c’lâng 15C đâc ooy chr’hoong Mường Lát ch’ngai dâng 7 km, booi n’đăh a đai năc tươc vel Bút, chr’val Nam Xuân. Vel ăt đhị n’dup dzung da ding Pha Đay bơơn ga ving prang tu bha lang crâng bhưah ga măc, đh’hi đhí prang c’moo, liêm tân taach. Z’lâh c’moo c’xêê, vel Bút công dzợ zư đơc đợ đong đh’rơơng đơơng đhr’niêng bh’rợ la lay âng manưih Thái.

Đong đh’rơơng âng ma nưih Thái bơơn choh bhrợ liêm glăp lâng pr’ăt tr’mông coh crâng da ding lâng bha lang ruộng, bơơn g’đach a đhăh dzăm grơơ, boo tuh. P’rang aloong năc đhị p’têêt pa zum bhlưa đh’rơơng đong, đhị ăt ma mông âng pr’loọng đong lâng leh k’tiêc. Zâp đhr’nong đong đh’rơơng zêng vêy 2 p’rang aloong đoọng dzooc luh. T’cooh Hà Công Chức, Trưởng vel Bút, chr’val Nam Xuân, chr’hoong Quan Hóa đoọng năl: “P’rang aloong bhrợ tơợ 5 tươc 9 bha nơơc, la lêêh, đoọng luh dzooc. Đong đh’rơơng bêl a hay năc t’nil n’đăh loom năc đơc đoọng ha pêê pân juih pr’conh dzooc luh, ha dợ aloong n’đăh zr’muh căh câ n’đăh hoọng đong năc ha pân đil, pr’căn luh dzooc. Căh muy ma nưih Thái, apêê đhi noo acoon coh n’lơơng công moon p’rang aloong năc r’vai r’ô âng đong đh’rơơng lâng năc acoon c’lâng dzooc luh âng pr’loọng đong, tô gộ. Coh đâu, aloong bơơn apêê p’ghit lâng bhrợ t’mâng, bha nơơc aloong năc ta bhrợ lâng n’loong griing lâng buôn năc bhrợ lâng n’loong mr’loong - năc râu n’loong liêm đoọng cha groong apêê abhuy môp moot ooy đong đh’rơơng. Cơnh, p’rang aloong âng đong cu bhrợ lâng n’loong mr’loong, năc n’jưah u mâng, doó buôn ca moot cha, doó buôn u cr’đuc văng lâng năc dzợ choom pruh lơi a bhuy môp”.

Lâh p’rang aloong, bêl choh đong, bhrợ leh đh’rơơng xang, ma  nưih Thái năc bhrợ ta pêêh. Căh muy vêy pr’đươi đoọng uh zêệ, ta pêêh dzợ năc c’leh liêm coh loom luônh zâp ngai ma nưih Thái. Tu cơnh đêêc, đhr’niêng m’poó abhị bhrợ t’pêêh coh đhr’nong đong đh’rơơng âng ma nưih Thái pa bhlâng chr’năp. Ma nưih Thái vêy chơơih pay đợ apêê ngai vêy pr’ăt tr’mông ca bhố ngăn, ca coon cha chau đha nui tr’ut bhriêl g’lăng đh’rưah lâng thầy mo bha lêp ha la ooy ta pêêh l’lăm. Lâh n’năc, ma nưih Thái chơơc apêê ngai n’đăh đong chuih da bâc ngai chăp đoọng ra đhơơn đơc c’cọ đhêl coh ta pêê, đơc 3 c’cọ đhêl đoọng bhrợ cha gang. T’cooh Hà Công Chức, Trưởng vel Bút đoọng năl p’xoọng, zâp đong đh’rơơng ma nưih Thái coh vel Bút vêy 2 ta pêêh, 1 bêệ coh cr’loọng lâng 1 coh nguôi. Coh đhr’nong đh’rơơng, đhị chr’năp bhlâng bơơn đơc đoọng bhrợ pa pan bhuôih abhô dang. “Đhêêng cơnh đong đh’rơơng âng ma nưih Thái moon pa zum căh lâh cooch booc râu, bâc năc đợ n’loong p’nong ta răh lâng chuung, vêy c’leh la lay. Ha dợ đong đh’rơơng nâu câi năc bhrợ t’mêê lâng máy móc vêy u liêm lâh lâng công la lay cơnh. Đong đh’rơơng âng zi xooc zư đơc c’leh đong đh’rơơng ty a hay, muy năc tơợ 3 gian năc a têh tươc 4, 5 gian, bêl a hay vêy đoo tươc 7 gian”.

T’cooh Hà Văn Xuân, coh vel Bút, chr’val Nam Xuân, chr’hoong Quan Hóa đoọng năl: Công conh apêê acoon coh n’lơơng, pr’ăt tr’mông zâp t’ngay âng ma nưih Thái cr’đơơng ting c’bhuh. Pa bhlâng năc, zâp bêl đong ngai bhrợ đong năc pa zêng vel zêng đh’rưah pa zum têy đoọng zooi bhrợ têng: “Ma nuih Thái pa bhlâng đoàn kết. Lêy đong ngai đa đêng ha ruôi, năc zâp ngai đh’rưah đâc ooy da ding chơơc lêy n’loong xooc mơ đhiêp bhrợ đong. Đong ngai kiêng n’loong năc k’đươi đha nuôr coh vel đh’rưah zooi. Đha nuôr tôm đơơng a vị, đuôl chuung đac ooy crâng chơơc lêy n’loong, đh’rưah col glơơc chô đơơng. Tươc t’ngay c’đhâng bhrợ đong, vêy ngai năc đơơng phá, vêy đong đơơng chuung, đong căh vêy râu năc tươc zooi bh’rợ râu n’lơơng. Căh muy đong cu năc zâp ngai đong coh vel zêng bơơn đha nuôr coh vel đh’rưah pa zum têy bhrợ têng”.

Vel Bút, chr’val Nam Xuân, chr’hoong Quan Hóa vêy lâh 100 pr’loọng đha nuôr, năc zêng ma mông coh đhr’nong đong đh’rơơng âng aconh abhươp đơc đoọng. C’leh đong đh’rơơng âi vaih k’zêt c’moo cơnh lâng đhr’niêng bh’rợ la lay hăt đhị ooy vaih, năc đoo râu bha lâng t’đang t’pâh ha t’mooi kiêng chơơc bơơn năl văn hóa âng ma nuih Thái coh da ding ca coong n’nâu./.

Độc đáo những ngôi nhà sàn của người Thái ở miền Tây Thanh Hóa

Đối với cộng đồng dân tộc Thái ở Việt Nam, nhà sàn không chỉ là nơi cư trú mà còn là nơi gắn liền với đời sống tâm linh, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống. Chuyên mục “Khám phá vẻ đẹp muôn nơi” tuần này, mời bà con và các bạn cùng đến thăm và tìm hiểu về ngôi nhà sàn truyền thống của người Thái ở bản Bút, xã Nam Xuân, huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá.

Từ thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hóa theo Quốc lộ 15C lên huyện Mường Lát khoảng 7 cây số, rẽ trái là đến bản Bút, xã Nam Xuân. Bản nằm ngay dưới chân núi Pha Đay được bao quanh bởi cánh rừng rộng lớn, khí hậu quanh năm mát mẻ, trong lành. Trải qua thời gian, bản Bút vẫn còn giữ những nếp nhà sàn truyền thống mang kiến trúc đặc trưng tiêu biểu của người Thái. 

Nhà sàn của người Thái được dựng phù hợp với cuộc sống nơi núi rừng và đồng ruộng, tránh được thú dữ, mưa lũ. Cầu thang giúp tách biệt sàn nhà, nơi sinh sống của cả gia đình với mặt đất. Mỗi ngôi nhà sàn đều có 2 chiếc cầu thang để lên xuống. Ông Hà Công Chức, Trưởng bản Bút, xã Nam Xuân, huyện Quan Hoá cho biết: "Cầu thang làm từ 5 đến 9 bậc, số lẻ, có lối lên lối xuống. Nhà sàn ngày xưa phân biệt lên đằng trước dành cho các ông, còn cầu thang bên hông hay phía sau cho phụ nữ. Không riêng gì người Thái, các dân tộc khác cuãng quan niệm cầu thang là linh hồn của nhà sàn và là con đường lên xuống của cả gia đình, dòng họ. Ở đây, cầu thang được người ta rất chú ý và làm thật chắc chắn, bậc thang phải là gỗ tốt và thường là gỗ dâu rừng - là gỗ phong thuỷ để ngăn cản các tà ma lên nhà sàn. Như, cầu thang của nhà tôi làm bằng gỗ dâu, nó có tác dụng vừa vững chắc, không mối mọt cong vênh và nó lại trừ ma".

Ngoài cầu thang, khi dựng nhà, lắp sàn xong, người Thái phải làm bếp. Không chỉ có công dụng nấu nướng, bếp còn là nét đẹp trong tiềm thức của mỗi người Thái. Do vậy, lễ đắp bếp trong ngôi nhà sàn của người Thái hết sức quan trọng. Dân tộc Thái sẽ chọn những người có cuộc sống ấm no, đầy đủ, con cháu ngoan, học giỏi, cùng thầy cúng (thầy mo) để đặt những loại lá vào bếp. Ngoài ra, người Thái chọn những người bên họ ngoại có uy tín nhất để đặt hòn đá đầu bếp, đặt 3 hòn đá để dựng nấu nướng. Ông Hà Công Chức, Trưởng bản Bút cho biết thêm, mỗi ngôi nhà sàn người Thái ở bản Bút có 2 bếp, 1 bếp ở trong và 1 bếp ở ngoài. Trong ngôi nhà sàn, nơi trang trọng nhất được giành để đặt bàn thờ tổ tiên. "Riêng nhà sàn của người Thái kết cấu nói chung làm mộc ít thôi, cơ bản là những cây gỗ đóng bằng rìu, có đặc trưng riêng. Còn nhà sàn bây giờ kiểu mới làm bằng máy móc sẽ đẹp hơn và nó cũng khác hơn. Nhà sàn chúng tôi đang giữ lại nếp nhà sàn cũ ngày xưa, thứ nhất là từ 3 gian trở lên, đến 4,5 gian, ngày xưa có đến 7 gian".

Ông Hà Văn Xuân, ở bản Bút, xã Nam Xuân, huyện Quan Hoá cho biết: cũng như các dân tộc thiểu số khác, cuộc sống, lao động và sinh hoạt hàng ngày của người Thái mang tính cộng đồng rất cao. Đặc biệt, mỗi khi gia đình nào làm nhà thì cả bản đều cùng chung sức để giúp đỡ, cùng làm.  "Người Thái rất đoàn kết. Thấy nhà nào bị xộc xệch, dột nát, là mọi người cùng nhau lên núi chọn gỗ vừa đủ để dựng nhà. Nhà nào cần chặt gỗ thì nhờ bà con trong làng cùng đi giúp. Bà con đùm theo bịch cơm nắm, vác rìu lên rừng chọn gỗ, cùng nhau chặt rồi kéo về nhà. Đến ngày dựng nhà, nhà nào có đục mang đục, nhà nào có rìu mang rìu, nhà nào không có thì đến hỗ trợ làm những việc khác. Không chỉ nhà tôi mà tất cả các ngôi nhà trong bản đều được bà con dân bản cùng chung tay dựng lên".

Bản Bút, xã Nam Xuân, huyện Quan Hoá có hơn 100 hộ dân, hầu hết sống trong những ngôi nhà sàn truyền thống mà ông cha để lại. Nếp nhà sàn tồn tại hàng chục năm với kiến trúc đặc trưng hiếm nơi nào có được sẽ là điểm nhấn cho du khách muốn khám phá, tìm hiểu văn hoá truyền thống của người Thái ở miền sơn cước này./.

    Giàng Seo Pùa/VOV5

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC