MANỨIH T’COÓH T’HA LÂNG BHIỆC ZƯ LÊY VĂN HOÁ CÓH K’COONG CH’NGAI
Thứ sáu, 08:49, 15/03/2024 Kim Thu Kim Thu
Bơr chr’hoong k’coong ch’ngai Nam Đông lâng A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, đhị ặt ma mung âng đhanuôr zâp acoon cóh Cơ Tu, Tà Ôi, Pa Cô, Vân Kiều... nắc vêy đợ râu văn hoá ty chr’nắp, bấc cơnh. Đợ râu văn hoá ty chr’nắp nâu xoọc vêy bơơn zâp apêê nghệ nhân, t’coóh vel t’bhlâng zư lêy lâng pa choom đoọng ha lang apêê p’niên, đoọng văn hoá ty chr’nắp âng aconh a’bhướp ting ặt zư đợc tất lang

 

Đhị chr’val Thượng Long, chr’hoong Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, t’coóh vel Ra Pát A Ray vêy ta năl tước nắc manứih vêy bấc râu chrooi đoọng ha râu pa dưr pa xớc văn hoá, xã hội cóh vel đông. T’coóh nắc manứih bấc ngai chắp lâng ơy k’đhơợng bhrợ bấc bh’rợ cóh vel đông, t’coóh ta u loom lâng ặt k’noọ lêy bêl đợ râu chr’nắp liêm văn hoa ty âng đhanuôr đay ting ta ha vil lơi. Lấh mơ, Gươl ty chr’nắp ta lêy cơnh râu ma bhưy chr’nắp bhlâng âng manứih Cơ Tu vêy đhr’năng bil pất đhị bấc vel đông. T’bhlâng zư lêy văn hoá đoọng ha coon a’châu, t’coóh lướt cóh crâng k’coong chấc lêy pr’đươi pr’dua, ra văng tước ka c’xêê đoọng bhrợ pa dưr Gươl cóh tang đông. Bấc c’moo đâu, Gươl cóh tang đông t’coóh A Ray váih nắc đhị tr’lưm lêy văn hoá, pr’hát xa nưl âng đhanuôr Cơ Tu. Zâp t’ngay, xang bêl bhrợ liêm xang ha rêê, t’coóh A Ray nắc ặt tớt chi ớh lâng k’coon cha chây cóh Gươl, p’too pa choom đoọng taanh dzặc, plong khèn, hát đợ pr’hát acoon cóh... T’coóh moon, nâu đoo cung nặc c’lâng bh’rợ đoọng lêy pa choom râu văn hoá ty chr’nắp ha lang p’niên, rơơm kiêng lang p’niên ting t’ngay ting năl trách nhiệm lâng đợ văn hoá ty chr’nắp âng aconh a’bhướp ahay: “Hân đhơ t’coóh đhưr nắc acu ta luôn t’bhlâng đắh bh’rợ, zư lêy văn hoá ty chr’nắp đoọng bhrợ gương ha coon a’châu. A’đay nắc t’coóh vel lêy k’đơơng a’cọ xay moon đoọng đhanuôr lơi jợ đợ j’niêng bh’rợ cắh liêm crêê, zư lêy văn hoá ty ahay âng aconh a’bhướp. Lêy zư pa dưr Gươl đoọng vêy đhị ặt tớt, giao lưu văn hoá ha đhanuôr, lâng pa choom đoọng ha con a’châu plong khèn, taanh n’đoóh a’doóh, t’taanh dz’dzặc zư lêy văn hoá”.

Nghệ nhân Hồ Văn Cầm cóh chr’val Quảng Nhâm, chr’hoong A Lưới c’moo đâu 77 c’moo ơy, hân đhơ cơnh đêếc dzợ toong t’ngay hi dưm p’zay pa choom đoọng zâp râu chr’nắp liêm văn hoá ty âng đhanuôr Pa Cô đoọng ha lang p’niên. Bấc c’xêê đâu, t’coóh dzoọng pa choom đh’rứah lâng zâp apêê t’coóh vel, nghệ nhân lơơng cóh vel đông chr’hoong. Nghệ nhân Hồ Văn Cầm đoọng năl, đh’rứah lâng zâp râu chr’nắp văn hoá lơơng, b’boọc c’coọch vêy chr’nắp liêm ooy pr’ắt tr’mung âng manứih Pa Cô. Bêl đhanuôr cóh đâu bhrợ bhiệc hay k’noọ tước tô bhúh, a’dích a’bhướp cắh cậ bhrợ ping xal zêng lêy boọc bhrợ n’loong đoọng ha bhưy a’lụ, apêê lấh bil. Lấh mơ, manứih Pa Cô dzợ boọc bhrợ đợ manứih dzoọng k’đhơợng coóih cắh cậ đợ râu bh’năn, a’đắh dzăm cơnh ruốih, k’roóc, bé, a’tứch... đoọng bhrợ pa chăm cóh đông. Hân đhơ cơnh đêếc, ting cơnh nghệ nhân Hồ Văn Cầm, xoọc đâu đợ apêê t’coóh vel, nghệ nhận choom boọc bhrợ cắh dzợ bấc, bơr pêê cha nặc ma t’coóh đhưr cắh mặ la lướt. Tu cơnh đêếc, a’đay dzợ k’rơ t’ngay n’đoo nắc t’ngay n’nắc ting lướt ooy lớp pa choom boọc coọch đoọng pa choom văn hoá aconh a’bhướp ha lang p’niên lâng k’coon cha châu âng đay: “Acu hân đhơ t’coóh đhưr nắc mưy t’cóoh vel lêy t’bhlâng pa choom đoọng ha lang p’niên. Bh’rợ boọc coọch nâu bvêl ahay apêê ava cung ma tự pa choom, cắh vêy ngai chấc pa choom đoọng. Nâu cơy, apêê a’châu ting lưm k’đhạp lấh tu dzợ trơ vâng bhiệc học hành, hân đhơ cơnh đêếc t’bhlâng zư lêy văn hoá ty âng aconh a’bhướp. Ha dang choom bhrợ nắc bh’rợ nâu cung vêy đơơng chô bh’nơơn pr’đươi, chrooi pa xoọng pa dưr pr’ắt tr’mung âng đay”.

Đhị chr’hoong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, đhanuôr zâp acoon cóh vêy k’noọ 78%, ooy đâu bấc bhlâng nắc apêê Tà Ôi, Pa Cô, Cơ Tu. Ting lêy lâng bấc chr’hoong k’coong ch’ngai lơơng, văn hoá ty chr’nắp âng đhanuôr cóh k’coong ch’ngai nâu dzợ zư đợc cơnh ahay. Vel đông grơơ nhool lơi jợ đợ râu ty, cắh dzợ liêm glặp hân đhơ cơnh đêếc, t’bhlâng zư pa dưr pa liêm đợ râu chr’nắp liêm âng đhanuôr. T’coóh Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND chr’hoong A Lưới đoọng năl: đoọng zư lêy râu chr’nắp văn hoá âng đhanuôr zâp acoon cóh, vel đông lêy cha mêết apêê lướt l’lăm, zâp nghệ nhân, t’coóh vel, manứih bấc ngai chắp nắc đợ apêê chr’nắp bhlâng: “Ooy cr’chăl hanua chr’hoong cung ơy bhrợ zâp lớp pa choom bh’rợ pr’hát xa nưl, b’boọc c’coọch, xang nặc pa choom đoọng ha lang p’niên taanh Zèng, bhrợ đoọng zâp bh’nơơn pr’đươi thủ công mỹ nghệ. Ooy đâu, azi bhrợ pa dưr cớ zâp râu bh’rợ văn hoá, lấh mơ nắc kiến trúc ping xal, đông Gươl, Moong, đông Rông âng đhanuôr zâp acoon cóh đhị vel đông. Azi cung ta luôn pay boọp p’rá tơợ zâp t’coóh vel, nghệ nhân, manứih bấc ngai chắp đắh bhiệc lêy bhrợ zâp dự án, lấh mơ nắc zâp dự án chr’nắp liêm, bhrợ đh’rứah”.

Prang tỉnh Thừa Thiên Huế vêy lấh 130 manứih bấc ngai chắp cóh đhanuôr acoon cóh. Ting cơnh t’coóh Lê Xuân Hải, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh ơy bhrợ bấc chính sách, p’too p’zương đoọng manứih bấc ngai chắp pa dưr bh’rợ âng đay đhị vel đông: “Azi bhrợ zâp chính sách đoọng ha manứih bấc ngai chắp ting Quyết định 12 âng Thủ tướng Chính phủ. Manứih bấc ngai chắp ta luôn âng đơơng cr’liêng xa nay đắh c’lâng bh’rợ âng Đảng, nhà nước. apêê vêy lưm ta moóh bêl k’ay, lưm bhrêy tắh, bơơn pấh lêy chi ớh đhị zâp bh’rợ pr’hay, bhiệc bhrợ liêm choom âng đhanuôr acoon cóh đhị vel đông prang k’tiếc k’ruung. Zâp c’moo, azi bhrợ hội nghị hơnh déh manứih bấc ngai chắp đoọng bhrợ clan bhứah cóh đhanuôr”./.

Người cao tuổi và việc giữ gìn văn hóa ở vùng cao

Hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số Cơ Tu, Tà Ôi, Pa Cô, Vân Kiều... vốn có những nét văn hóa truyền thống vô cùng phong phú và đặc sắc. Những giá trị văn hóa truyền thống này đang được các nghệ nhân, già làng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn và trao truyền cho thế hệ trẻ, để văn hóa truyền thống của cha ông mãi mãi được lưu truyền. 

Tại xã Thượng Long, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, già làng Ra Pát A Ray được biết đến là người có nhiều đóng góp cho sự phát triển văn hóa, xã hội ở địa phương. Là người có uy tín và từng trải qua nhiều cương vị công tác ở địa phương, ông rất buồn và trăn trở khi những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào mình dần bị lãng quên. Đặc biệt, Gươl truyền thống được ví như linh hồn của người Cơ Tu có nguy cơ biến mất ở nhiều bản làng. Quyết tâm bảo tồn văn hóa cho con cháu, ông đã trèo đèo, lội suối, lên rừng tìm kiếm vật liệu, chuẩn bị hàng tháng trời để dựng Gươl trong sân nhà. Nhiều năm nay, Gươl truyền thống trong khuôn viên nhà ông A Ray trở thành địa chỉ giao lưu văn hóa, văn nghệ của đồng bào Cơ Tu. Mỗi ngày, sau khi hoàn thành việc nương rẫy, già A Ray lại quây quần bên con cháu trong Gươl, chỉ bảo, truyền nghề đan lát, dạy thổi khèn, hát dân ca... Ông bảo rằng, đây cũng là cách mình trao truyền văn hóa cho thế hệ trẻ, mong muốn lớp trẻ ngày càng có trách nhiệm với vốn văn hóa truyền thống quý báu của cha ông: “Dù tuổi cao sức yếu nhưng tôi luôn cố gắng trong lao động sản xuất, bảo tồn văn hóa truyền thống để làm gương cho con cháu. Mình là già làng thì phải gương mẫu tuyên truyền bà con xóa bỏ tập tục lạc hậu, bảo tồn văn hóa truyền thống của cha ông. Mình phải bảo tồn, dựng Gươl để có nơi sinh hoạt, giao lưu văn hóa cho bà con, rồi truyền dạy lại cho con cháu thổi khèn,  dệt thổ cẩm, đan lát để bảo tồn văn hóa.”

Nghệ nhân Hồ Văn Cầm ở xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới năm nay đã 77 tuổi nhưng vẫn ngày đêm miệt mài trao truyền các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Pa Cô cho thế hệ trẻ. Nhiều tháng nay, ông trực tiếp đứng lớp cùng các già làng, nghệ nhân khác truyền dạy nghề điêu khắc gỗ cho gần 30 học viên ở các địa phương trong huyện. Nghệ nhân Hồ Văn Cầm cho biết, cùng với các giá trị văn hóa khác, điêu khắc gỗ có vai trò quan trọng trong đời sống của người Pa Cô. Khi bà con nơi đây tổ chức lễ tạ ơn tổ tiên hay làm nhà mồ đều cần phải thực hiện các tác phẩm điêu khắc gỗ để tượng trưng cho linh hồn người đã khuất. Ngoài ra, người Pa Cô còn điêu khắc những bức tượng gỗ người cầm giáo hay là những con vật quen thuộc với đời sống của bà con như voi, bò, dê, gà… để trang trí trong nhà. Tuy nhiên, theo nghệ nhân Hồ Văn Cầm, hiện số già làng, nghệ nhân biết và giỏi nghề còn quá ít ỏi, một số người sức khỏe yếu không thể đi lại được. Vì vậy, bản thân ông, còn khỏe ngày nào là còn đến với các lớp học điêu khắc để trao truyền văn hóa cha ông cho thế hệ trẻ và con cháu của mình: “Bác dù đã tuổi cao sức yếu nhưng là một già làng uy tín thì phải cố gắng truyền nghề cho lớp trẻ. Nghề điêu khắc này ngày xưa các bác cũng đều tự học chứ không có lớp nào dạy. Bây giờ, các cháu có khó hơn vì còn bận chuyện học hành nhưng vẫn phải cố gắng để giữ văn hóa truyền thống của cha ông. Nếu làm được thì nghề này cũng đem lại của cải, góp phần nâng cao đời sống cho mình”.

Tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm gần 78% dân số, trong đó, đông nhất là Tà Ôi, Pa Cô, Cơ Tu. So với nhiều huyện miền núi, vùng cao khác, văn hóa truyền thống của đồng bào vùng cao nơi đây được giữ gìn tương đối nguyên vẹn. Địa phương mạnh dạn xóa bỏ những cái cũ, không còn phù hợp nhưng quyết tâm khôi phục, gìn giữ, bảo tồn những giá trị tốt đẹp của bà con. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết: để bảo tồn giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, địa phương xem thế hệ đi trước, các nghệ nhân, già làng, người có uy tín là những nhân tố hết sức cơ bản. “Trong thời gian qua huyện cũng đã tổ chức các lớp truyền nghề dân ca, dân nhạc, dân vũ, điêu khắc, rồi truyền dạy cho lớp trẻ biết dệt Zèng, làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Trong đó, chúng tôi phục dựng lại các thiết chế văn hóa, đặc biệt là kiến trúc nhà mồ, nhà Gươl, nhà Moong, nhà Rông của đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Chúng tôi cũng luôn lấy ý kiến từ các già làng, nghệ nhân, người có uy tín trong vấn đề quy hoạch lập các dự án, đặc biệt là các dự án mang tính biểu tượng và tính cộng đồng cao”.

Toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có hơn 130 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Theo ông Lê Xuân Hải, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh đã thực hiện nhiều chính sách, động viên, khuyến khích để người có uy tín phát huy vai trò của mình tại địa phương: “Chúng tôi thực hiện các chính sách cho người có uy tín theo Quyết định 12 của Thủ tướng chính phủ. Người có uy tín thường xuyên đường cung cấp thông tin về chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước. Họ được tổ chức thăm viếng khi ốm đau, hoạn nạn, được đi tham quan học hỏi các mô hình hay, cách làm sáng tạo của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn toàn quốc. Định kỳ hàng năm, chúng tôi tổ chức hội nghị biểu dương, tuyên dương người có uy tín để tạo sự lan tỏa trong cộng đồng./.”

Kim Thu

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC