PR’HOỌM HA PRUỐT CÓH N’ĐOÓH A’DOÓH LÂM BÌNH
Thứ sáu, 16:56, 01/03/2024 Hoàng Hiền-TTĐB Hoàng Hiền-TTĐB
Đhị phiên chợ t’ngay ha pruốt cóh zr’lụ da ding k’coong Đông Bắc, buôn bơơn lưm đợ xa nập âng manứih Mông, manứih Pà Thẻn cắh cậ manứih Dao bhrông... Xa nập âng zâp acoon cóh zêng vêy pr’hoọm chr’nắp liêm lalay lâng đợ pr’chăm bhoọc tăm âng manứih Dao Tiền cắh cậ pr’hoọm tăm laliêm âng đợ apêê pân đil pân jứih Tày... lâng đợ bhr’nặc buôn bhặ p’niên k’tứi, đợ chi đhung cắh cậ khăn poọr zêng ta bhrợ tơợ n’đoóh a’doóh. Cắh mưy bhrợ đoọng bhiệc bhrợ, bơơn zên đoọng ha đhanuôr, n’đoóh a’doóh nắc dưr váih bh’nơơn pr’đươi chr’nắp liêm vêy bấc ta mooi kiêng đươi bêl chô ooy Tuyên Quang.

 

 

 

Lướt ta pưn ting pr’hát lượn cọi, azi vêy chô tước chr’hoong Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. Đợ tơơm ga lộc chóh truíh toor c’lâng dưr pô bhoọc liêm đhị crâng da ding... Xang bêl bhrợ ruộng tông đăn đông, amoó Ngô Thị Chín nắc lêy pay t’taanh cậ.

Xang bơr pêê g’lúh t’đang điện, apêê a’đhi amoó cóh vel nắc chô k’rong pa zưm liêm zâp. Vêy ngai nặc íh bhrợ tr’ơớih, vêy ngai nặc bhrợ k’páih... prá k’chăng bhui har đhị đông đh’rơơng. Amoó Ngô Thị Chín cóh vel Nà Bản, chr’val Thượng Lâm, chr’hoong Lâm Bình xay moon ooy đắh bh’rợ âng đay: “Bh’rợ tr’nơợp nắc pay k’páih bhrợ pa liêm, xang nặc lêy glụ bhrợ lâng piêl pa liêm, xang bêl piêl nắc lêy poọr đhị t’nool đông đoọng bhrợ t’bhrơợng a’ngoọn ra văng lêy taanh. A’đay kiêng pr’chăm bh’rợ ha cơnh nắc taanh bhrợ cơnh đêếc, ting taanh pa chăm bấc râu pô cà, pô phay, zâp râu a’chim a’đhắh... Mưy a’doóh dal mơ 1,8 mét, 3 bêệ lêy p’têết pazưm đh’rứah váih mưy bêệ đhr’nuum. Ha dang pazưm lêy bhrợ ta luôn nắc mưy t’ngay vêy mặ bhrợ bấc, ha dợ azi nắc chấc p’loon bêl doọ trơ vâng, apêê a’đhi amoó cóh đâu zêng bhrợ ha rêê ruộng, p’loon bhrợ bêl đhâng lâng hi dưm a’năm”.

Nghệ nhân Chẩu Thị Sen, 52 c’moo, cóh vel Bó, chr’val Thượng Lâm k’đơơng azi dzoọc ooy đông đh’rơơng lâng moon đoọng azi năl ooy đhr’nuum, tr’ơớih, tr’nớt âng ma mai đay t’mêê íh bhrợ. T’coóh moon, hân đhơ cắh vêy bấc apêê p’niên choom bhrợ, nắc cóh vel đông manứih Tày đhị k’tiếc đắh a’bóc Na Hang liêm pr’hay nâu dzợ ta zư đợc j’niêng bh’rợ liêm pr’hay nâu, bêl chô ooy đông k’diịc, pân đil nắc lêy bhrợ đhr’nuum, tr’ơớih, tr’nớt cher đoọng ha dích a’bhướp, cha chuíh da da lâng zâp apêê đhi noo đắh đông n’jứih, mưy cha nặc mưy bêệ. Bhiệc nâu bhrợ p’cắh loom luônh chắp nhêr âng n’đil t’mêê chô bhrợ ma mai, lâng nắc bhrợ p’cắh lâng pr’loọng đông k’diịc nắc a’đay choom íh bhrợ, zay ta bách... Tu cơnh đêêc, bh’rợ t’taanh ơ’íh, bhrợ đhr’nuum, tr’ơớih, tr’nớt tớt lâng n’đoóh a’doóh dzợ bơơn manứih Tày, lấh mơ nắc pân đil cóh đâu zư lêy cơnh mưy râu cắh choom cắh váih ooy pr’ắt tr’mung: “Acu tơợp t’taanh bêl 15 c’moo. Bêl đêếc, pân đil cắh choom t’taanh nắc cắh ngai kiêng pay bhrợ k’điêl. Amế a’ma vêy chóh k’páih đoọng a’đay taanh bhrợ cóh đông. Xang đợ t’ngay lướt bhrợ ha rêê nắc chô ooy đông lêy pay bhrợ k’páih, piêl a’ngoọn, chấc lêy bhrợ pr’chăm, xang nặc taanh íh đợ đhr’nuum, tr’ơớih, tước đợ xa nập ha p’niên k’tứi đoọng bêl n’niên k’coon ha y. Xang bêl cha Tết nắc lêy taanh bhrợ đấh. Zâp đông vêy k’coon n’đil cóh vel zêng lêy taanh íh. Chô ooy đông k’diịc nắc vêy mơ 13-14 bêệ đhr’nuum. Bêl ahay zêng lêy bhrợ, xoọc đâu nắc vêy câl cóh chợ dzợ”.

Lâm Bình nắc zr’lụ k’tiếc vêy bấc văn hoá chr’nắp liêm k’rong pa zưm âng lấh 10 acoon cóh đhi noo lâng zâp bhiệc bhan ty chr’nắp, zâp đhị cruung k’tiếc liêm pr’hay, bh’rợ taanh n’đoóh a’doóh âng đhanuôr zâp acoon cóh Tày, Dao, Mông, Pà Thẻn. Đoọng chrooi pa xoọng bhrợ thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu chr’hoong Lâm Bình g’lúh 2, nhiệm kỳ 200-2025, mưy ooy đợ cr’liêng xa nay chr’nắp liêm nắc “pa dưr pa xớc kinh tế ngành du lịch”. Trung tâm Giáo dục bh’rợ tr’nêng - Giáo dục thường xuyên chr’hoong Lâm Bình ơy p’ghít lêy pa choom zâp bh’rợ pa zưm lâng râu chr’nắp liêm cóh vel đông cơnh: pa choom đắh du lịch, đắh z’zêệ pa bhrợ đoọng ha ta mooi (bhrợ zâp râu ch’na đh’nắh, đợ râu pr’ôộm) cắh cậ zâp bh’rợ lêy bhrợ pr’đươi lưu niệm cơnh bh’rợ taanh dzặc cơnh c’rêê, cram, bh’rợ taanh íh n’đoóh a’doóh ty chr’nắp...

Amoó Ma Thị Hồng, Giám đốc Trung tâm Giáo dục bh’rợ tr’nêng - Giáo dục thường xuyên chr’hoong Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang đoọng nă: đoọng p’too p’zương đhanuôr zư lêy, pa dưr pa xớc zâp bh’nơơn pr’đươi ty chr’nắp âng acoon cóh đay, HTX n’đoÓh a’doóh Lâm Bình vêy ta bhrợ pa dưr tơợ c’moo 2021 lâng pa zêng 7 cha nặc ting pấh bhrợ. Tước đâu, HTX ơy vêy lấh 30 cha nặc, pác bhrợ bấc tổ, c’bhúh mr’cơnh cr’noọ cr’niêng cóh vel đông chr’val, cơnh c’bhúh kiêng taanh n’đoóh a’doóh, đhr’nuum, apêê ơ’íh, lâng c’bhúh bhrợ zâp râu pr’đươi đắh n’đoóh a’doóh, c’bhúh lêy p’cắh xay moon ooy đắh pr’đươi pr’dua ty chr’nắp âng Lâm Bình... cóh zâp prang mạng xã hội: “Bơơn lêy râu liêm c’rơ âng n’đoóh a’doóh nắc bh’nơơn pr’đươi du lịch ta mooi chắp kiêng, lâng cung nặc bh’nơơn pr’đươi âng manứih pa bhrợ choom bơơn pa chô zên, glặp mơ c’rơ bh’rợ ting zâp ruúh manứih, lấh mơ nắc lâng apêê pân đil cóh vel bhươl. C’la cu lêy bhui har hơnh déh tu vêy chrooi đoọng m’bứi c’rơ âng đay đắh bhiệc zư lêy lâng pa dưr bh’rợ t’taanh ơ’íh ty chr’nắp, cắh mưy zư lêy râu chr’nắp văn hoá, nắc dzợ bhrợ đoọng bh’rợ tr’nêng nhâm mâng lâng pa chô zên ha đhanuôr chr’hoong k’coong ch’ngai Lâm Bình”.

Bhiệc zư lêy lâng pa dưr bh’rợ taanh n’đoóh a’doóh, cắh mưy zư đợc đợ râu chr’nắp văn hoá, nắc dzợ bhrợ pr’đơợ chr’nắp liêm đoọng ha Lâm Bình pa dưr pa xớc du lịch cung cơnh bhrợ đoọng bh’rợ tr’mung nhâm mâng lâng pa chô zên têêm ngăn ha đhanuôr. Ha pruốt chô, đợ p’lêê còn n’đoóh a’doóh laliêm vêy ta glâm chi ớh đhị bêl bhiệc bhan Lồng Tông lâng dông đợc đhị đông đh’rơơng bhrợ p’cắh đoọng ha mưy c’moo boo đhí liêm crêê, zâp ngai ma mung k’rơ, vel bhươl têêm ngăn bhui har./.

Sắc xuân trên thổ cẩm Lâm Bình

Trong phiên chợ ngày xuân ở vùng núi Đông Bắc, dễ dàng bắt gặp những trang phục truyền thống của người Mông, người Pà Thẻn hay người Dao Đỏ... Trang phục mỗi dân tộc đều mang màu sắc đặc trưng với hoa văn trắng đen của người Dao Tiền hay sắc chàm giản dị của những cô gái, chàng trai Tày... và cả những chiếc địu em bé, những chiếc túi đeo hay khăn quàng đều được làm từ vải thổ cẩm. Không chỉ tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, thổ cẩm đã trở thành sản phẩm độc đáo được nhiều du khách lựa chọn khi đến với Tuyên Quang.

Men theo câu lượn cọi, chúng tôi về huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. Hàng cây mận ven đường đã nở từng chùm hoa trắng nổi bật trong triền xanh của cây rừng, núi đá… Sau khi cấy xong đám ruộng gần nhà, chị Ngô Thị Chín lại đến bên khung cửi và tiếng “lách cách, lách cách” đều đặn con thoi đưa sợi qua lại, những vuông vải sợi cứ dài thêm... 

Sau vài cuộc điện thoại, mấy chị em cùng bản đã tập hợp đông đủ. Thoăn thoắt đôi tay, người thì may vải chàm làm gối, người bật bông kéo sợi… tiếng nói cười lao xao cả nếp nhà sàn. Chị Ngô Thị Chín ở thôn Nà Bản, xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình giới thiệu về công việc làm thêm của mình: “Công đoạn đầu tiên là lấy bông về rồi bật, bật xong mới kéo sợi, có sợi rồi mới se, se xong thì quấn quanh các cột nhà sàn để căng sợi cho vào khung dệt. Mình thích hoa văn nào thì dệt, nào thì hình hoa cà, hoa phay, các con vật... Một khổ vải dài 1,8m, 3 khổ nối với nhau được 1 mặt chăn. Nếu làm trực tiếp thì được nhiều sản phẩm trong 1 ngày đấy nhưng toàn tranh thủ thôi, các chị em ở đây toàn làm ruộng, rẫy, chỉ làm được buổi trưa và tối”.

Nghệ nhân Chẩu Thị Sen, 52 tuổi, ở bản Bó, xã Thượng Lâm dẫn chúng tôi lên nhà sàn và giới thiệu về bộ chăn đệm, gối, đệm ngồi vẫn còn thơm mùi chàm mới của con dâu bà mới làm khi về nhà chồng. Bà bảo, dù có thể không nhiều người trẻ biết làm nữa, nhưng trong những bản làng người Tày ở mảnh đất bên hồ Na Hang thơ mộng này vẫn còn gìn giữ được phong tục đẹp, khi về nhà chồng, người con gái sẽ làm chăn, đệm, gối, đệm ngồi để tặng ông bà, bố mẹ và các anh chị em bên gia đình nhà chồng, đủ mỗi người một bộ. Điều đó thể hiện lòng kính hiếu của nàng dâu mới cũng là thể hiện với gia đình nhà chồng rằng mình cũng khéo tay, đảm đang… Thế nên, nghề dệt thêu và làm chăn, gối, đệm thổ cẩm vẫn được đồng bào Tày nhất là phụ nữ ở đây miệt mài bảo tồn, gìn giữ như một phần cuộc sống: “Tôi dệt vải từ năm 15 tuổi. Ngày đó, con gái không biết dệt vải thì chẳng ai muốn lấy làm vợ. Bố mẹ trồng bông cho mình dệt vải ở nhà. Sau những hôm đi đồng về là tự cán bông, bật, se sợi, lên khung, tự tìm hoa văn làm, dệt từ cái chăn, cái gối, đến cả tã dành cho con cái sau này. Ăn Tết xong là đi tìm chỗ ngồi dệt vải luôn. Mỗi nhà có con gái trong bản đều tự dệt. Về nhà chồng là có 13-14 cái chăn. Ngày trước là tự làm hết, bây giờ thì mua ở chợ một phần”.

Lâm Bình là vùng đất hội tụ nền văn hoá đặc sắc của hơn 10 dân tộc anh em với các lễ hội truyền thống đậm màu sắc dân gian, các danh lam thắng cảnh hữu tình, nghề dệt thổ cẩm của đồng bào các dân tộc Tày, Dao, Mông, Pà Thẻn. Nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu huyện Lâm Bình lần thứ 2, nhiệm kỳ 2020-2025, một trong những nội dung đột phá là “phát triển kinh tế ngành du lịch”. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Lâm Bình đã chú trọng đào tạo các nghề gắn với lợi thế của địa phương như: hướng dẫn du lịch, kỹ thuật về ẩm thực phục vụ du khách (chế biến món ăn, pha chế đồ uống) hay các nghề sản xuất sản phẩm lưu niệm như nghề đan lát mây, tre, giang; nghề thêu, dệt thổ cẩm truyền thống…

Chị Ma Thị Hồng, Giám đốc Trung tâm GDNN - GDTX huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang cho biết: Để khuyến khích người dân giữ gìn, phát triển các sản phẩm truyền thống của dân tộc mình, HTX Thổ cẩm Lâm Bình được thành lập từ đầu năm 2021 với 07 thành viên tham gia. Đến nay, HTX đã có trên 30 thành viên, chia thành nhiều tổ, nhóm cùng sở thích ở địa bàn các xã, như nhóm cùng sở thích dệt khăn thổ cẩm, chăn thổ cẩm; nhóm thêu; nhóm may và thiết kế sản phẩm từ thổ cẩm, nhóm quảng bá, giới thiệu sản phẩm truyền thống Lâm Bình…. trên các trang mạng xã hội: “Thấy được tiềm năng, thế mạnh của thổ cẩm là sản phẩm mà du khách ưa chuộng nhiều, đồng thời cũng là sản phẩm mà người lao động có thể đạt thu nhập, phù hợp sức lao động mọi lứa tuổi, đặc biệt là đối với chị em phụ nữ nông thôn. Bản thân tôi cảm thấy rất vui mừng và tự hào vì đã góp phần nhỏ bé của mình trong việc bảo tồn và phát huy được nghề thêu dệt thổ cẩm truyền thống, không chỉ giữ gìn được giá trị văn hóa, mà còn tạo sinh kế bền vững và nâng cao thu nhập cho đồng bào huyện vùng cao Lâm Bình”.

Việc bảo tồn và phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thốn, không chỉ giữ gìn được giá trị văn hóa, mà còn tạo điều kiện tích cực cho Lâm Bình phát triển du lịch cũng như tạo sinh kế bền vững và nâng cao thu nhập cho đồng bào. Xuân về, những quả còn thổ cẩm nhỏ xinh được tung lên trong lễ hội Lồng Tông và treo ở hiên nhà sàn biểu trưng cho một năm mới mưa thuận gió hòa, người người mạnh khỏe, bản làng yên vui./.

Hoàng Hiền-TTĐB

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC