Pr’loong đong amoó Bhơ Nướch Thị Dưưp l’lăm ahay năc pr’loọng đong đharựt âng chr’val Sông Kôn, chr’hoong da ding k’coong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. C’moo 1997, pr’loọng đong amoó vặ 20 ức đồng tơợ Ngân hàng Chính sách xã hội chr’hoong đoọng băn a ọc tăm. Tr’nơơp, amoó Dưưp câl 20 p’nong a ọc m’ma chô băn. Đươi vêy ta mooh tơợ apêê ơy băn l’lăm năc a ọc âng pr’loọng đong amoó vaih liêm. Xang 6 c’xêê băn, amoó pa câl a ọc tr’nơơp năc bơơn pay pa chô 15 ức đồng. Lêy bh’rợ b’băn liêm choom, amoó Dưưp t’bhlâng băn p’xoọng a ọc căn lâng bhrợ t’bhưah c’rol băn. Xoọc đâu, lâng 5 p’nong căn, zập c’moo ma coon k’dâng 50 p’nong a ọc acoon, zập c’moo pr’loọng đong amoó pa câl bơr ruuh đợ zên bơơn pay pa chô lâh 140 ức đồng. Amoó Bhơ Nướch Dưưp xay moon: Đoọng vêy bh’năn ha ọc, pr’loọng đong amoó pa liêm bhươn choh p’xoọng prí, clang lâng câl máy xay xát. Amoo Bhơ Nướch Thị Dưưp xay moon: Đươi băn a ọc pr’loọng đong amoó vêy zên đoọng bhrợ bh’rợ n’lơơng, cơnh choh keo, prí, pih bhung, choh tơơm tâm bhóc… amoó Dưưp moon, tơợ bh’rợ ch’choh, b’băn zập c’moo pr’loọng đong amoó bơơn pay pa chô lâh 200 ức đồng. “Băn a ọc tăm âng vel đong buôn lâh mơ lâng bh’rợ băn a ọc tơợ xuôi đơơng âng. Tu a ọc tăm coh đâu bêl ng’băn năc choom đươi pazêng râu bh’năn ơy vêy, doọ lâh ng’zêệ bh’năn, năc đhiệp ra lúc n’cam lâng prí, clang năc công choom đoọng a ọc cha. Râu bơr cậ năc c’rơ âng a ọc công liêm choom lâh mơ t’piing lâng a ọc tơợ xuôi. C’rol vêy ta bhrợ nhâm mâng, bh’rợ zâl cha groong pr’luh công vêy ta bhrợ liêm. Xoọc đâu pr’loọng đong zi đươi lâh 30 ức đồng đoọng bhrợ c’rol b’băn t’mêê, t’bhlâng bhrợ t’bhưah lâng băn t’bâc lâh mơ a ọc tăm âng vel đong.”
Công cơnh pr’loọng đong amoó Bhơ Nướch Thị Dưưp, pr’loọng đong anoo A Lăng Thiên coh cr’noon Bến Hiên, chr’val Cà Dăng, chr’hoong Đông Giang, l’lăm ahay pr’ăt tr’mông đươi ooy bh’rợ tal ha rêê, b’băn la leh ma muuch năc zập c’moo ta luôn ha ul đharựt. C’moo 2000, vêy Ngân hàng Chính sách- Xã hội zooi vặ zên lâh 20 ức đồng, diịc điêl anoo Thiên năc câl c’roóc. Tơợ bơr p’nong tr’nơơp, tươc nâu cơy pr’loọng đong đoo ơy băn pa rưh lâh 10 p’nong. Tơợ zên pa câl c’rooc zập c’moo, ađoo choh keo đhị đhăm ha rêê lâng tơơm pay cha p’lêê lâng băn a ọc, pếch a bọc băn axiu; pa câl hàng tạp hoá. Anoo A Lăng Thiên xay moon, xoọc đâu pr’loọng đong doo vêy lâh 10 héc ta keo. Lâh 2 chu pa câl, diịc điêl nhi đoo ơy bơơn pay pa chô lâh 500 ức đồng. Lâh n’năc, ađoo năc dợ bhrợ p’xoọng bh’rợ xây dựng đoọng vêy p’xoọng zên, ađoo năc dưr vaih manuyh thầu bhrợ đong đoọng ha đhanuôr coh chr’val lâng pazêng vel đong đăn đêêc. Tu vêy t’bhlâng bhrợ têng lâng pân k’noọ, pân bhrợ, pr’ăt tr’mông âng anoo A Lăng Thiên ting t’ngay k’van lâh mơ lâng đợ zên bơơn pay pa chô zập c’moo lâh 100 ưc đồng. Nâu đoo năc đợ zên ga măc lâng đhanuôr chr’hoong da ding k’coong dợ zr’năh k’đhap cơnh Đông Giang. Anoo A Lăng Thiên xay moon, ta luôn coh bâc c’moo ađoo bơơn ch’ner: đhanuôr bhrợ cha choom âng chr’val Cà Dăng: “Bơr diic điêl căh dợ bhrợ ha rêê, t’bhlâng choh keo. Coh tr’nơơp choh năc tal xraach bhơi, óch. Tươc c’xêê 4 câl m’ma chô đơơng choh. Kỹ thuật choh keo công doọ lâh k’đhap, năc đhiệp pêch boọng crêê cơnh, looh n’căr năc choh, bhlưa năc 1,5 mét. Acu choh đơp bêện m’bứi, ha dang choh lươu năc buôn tr’đeh bêl vaih đhí boo. Xang bêl choh đơc 2, 3 c’xêê năc bhrợ bhơi lâng tươc c’moo thứ 2, 3 năc bhrợ bhơi muy chu cớ, năc đh’leh đoong đoọng bha lâng n’loong n’juôih dal. Đợ ha rêê ha mơ dợ năc acu choh tơ boon, k’dâng 300 t’nơơm.”
T’cooh A Lăng Đưa, Phó Chủ tịch Hội Nông dân chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam xay moon: Xoọc đâu coh chr’hoong Đông Giang vêy lâh 4 r’bhâu hội viên Hội Nông dân. Coh đêêc, bâc apêê hội viên năc đhanuôr Cơ-Tu. Apêê n’nâu năc zêng manuyh bhrợ cha choom coh bâc c’moo: “Zập c’moo Hội Nông dân pazum đh’rưah lâng Phòng Nông nghiệp lâng Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp chr’hoong lướt xay moon, p’too đhanuôr bhrợ cha. Ting n’năc, bhrợ lớp pa choom pa dưr pazêng râu bh’rợ tr’nêng, xay moon khoá học kỹ thuật đoọng ha đhanuôr. Tơợ đêêc, bâc pr’loọng đong đhanuôr ơy z’lâh zr’năh k’đhap t’bhlâng bhrợ cha. Tươc nâu cơy, pr’ăt tr’mông âng đhanuôr Cơ-Tu coh chr’hoong Đông Giang năc vêy ta ha dưr dal, vêy pr’loọng đong ơy bơơn câl ô tô, xây đong, chr’na đha năh công vêy bâc dinh dưỡng. Ng’moon zazum c’năl âng đhanuôr coh bh’rợ pa dưr kinh tế năc vêy ta ha dưr ghít pa bhlâng.”
Lâng cr’noọ t’bhlâng k’rơ lâh mơ, z’lâh zr’năh k’đhap, bâc đhanuôr bhrợ ha rêê đhuốch Cơ-Tu coh chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam năc dưr vaih đhanuôr bhrợ cha choom. Tơợ đêêc, ting bhrợ pa dưr xa nay bh’rợ bhrợ têng bhươl cr’noon t’mêê, pa dưr vel đong t’ngay k’bhộ k’van, liêm pr’hay lâh mơ./.
Đông Giang: Nông dân Cơ- Tu thi đua phát triển kinh tế
Hôih Nhàn
Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi phát triển mạnh tại huyện miền núi Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi có hiệu quả, cho thu nhập cao, góp phần xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của đồng bào Cơ Tu.
Gia đình chị Bhơ Nướch Thị Dưưp trước đây là hộ nghèo của xã Sông Kôn, huyện miền núi Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Năm 1997, gia đình chị vay 20 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để đầu tư nuôi heo cỏ địa phương. Mới đầu, chị Dưưp mua 20 con heo giống về nuôi. Nhờ học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước nên đàn heo nhà chị phát triển tốt. Sau 6 tháng chăm sóc, chị xuất chuồng lứa heo đầu tiên, thu về 15 triệu đồng. Thấy chăn nuôi hiệu quả, chị Dưưp tiếp tục đầu tư nuôi thêm heo nái và mở rộng chuồng trại. Hiện, với năm con heo nái, hàng năm sinh sản khoảng 50 con heo giống, mỗi năm, gia đình chị xuất bán hai lứa thu về hơn 140 triệu đồng. Chị Bhơ Nướch Thị Dưưp cho biết: Để chủ động nguồn thức ăn cho đàn heo, gia đình chị đã cải tạo vườn tạp trồng chuối, rau khoai và đầu tư mua máy xay xát. Chị Bhơ Nướch Thị Dưưp chia sẻ: Nhờ nuôi heo gia đình chị có kinh phí để phát triển các mô hình khác, như trồng keo, chuối, bưởi da xanh, trồng cây đậu đen… Chị Dưưp khoe, từ phát triển trồng trọt, chăn nuôi mỗi năm gia đình chị thu về hơn 200 triệu đồng. “Nuôi heo cỏ địa phường thuận lợi hơn so với nuôi heo dưới đồng bằng đưa lên. Vì heo cỏ địa phương khi nuôi mình có thể tận dụng nguồn thức ăn sẵn có, thức ăn không nấu thường xuyên, chỉ cần trộn cám với chuối xắt sẵn, hoặc rau khoai là có thể cho heo ăn được. Thứ hai nữa là sức đề kháng của con heo cũng tốt hơn so với heo dưới đồng bằng. Chuồng trại được xây dựng kiên cố, việc phòng chống dịch cũng phải thực hiện tốt. Hiện nay gia đình tôi đã đâu từ thêm hơn 30 triệu đồng để xây chuồng trại chăn nuôi mới, tiếp tục mở rộng và tăng số lượng đàn heo cỏ địa phương.”
Cũng như gia đình chị Bhơ Nướch Dưưp, gia đình ông A Lăng Thiên ở Bến Hiên, xã Cà Dăng, huyện Đông Giang, trước đây sống dựa vào việc phát nương, làm rẫy, chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ nên quanh năm cứ thiếu trước, hụt sau. Năm 2000, được Ngân hàng Chính sách- Xã hội hỗ trợ vay hơn 20 triệu đồng, vợ chồng ông Thiên đầu tư nuôi bò. Từ 2 con bò lúc đầu, đến nay gia đình ông đã phát triển lên hơn 10 con. Từ tiền bán bò mỗi năm, ông đầu tư trồng keo trên đất rẫy và cây ăn quả và nuôi heo, đào ao thả cá; bán hàng tạp hóa. Ông A Lăng Thiên cho biết, hiện gia đình ông đang sở hữu rừng keo hơn 10 héc ta. Qua hai đợt khai thác vừa rồi, vợ chồng ông thu về hơn 500 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn làm thêm nghề xây dựng để tăng thu nhập, ông trở thành chủ thầu nhận xây nhà cho bà con trong xã và các địa phương lân cận. Nhờ chịu thương, chịu khó và dám nghĩ, dàm làm, cuộc sống gia đình ông A Lăng Thiên ngày càng khấm khá với mức thu nhập bình quân mỗi năm hơn 100 triệu đồng. Đây là khoản thu lớn đối với bà con huyện miền núi còn nhiều khó khăn như Đông Giang. Ông A Lăng Thiên cho biết, nhiều năm liền ông đạt danh hiệu “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi” của xã Cà Dăng: “Hai vợ chồng không làm rẫy nữa, đầu tư vào trồng keo. Mới đầu trồng thì phát cỏ, đốt. Đến tháng 4 mua giống về trồng. Kỹ thuật trồng keo cũng đơn giản, chỉ đào hố đúng quy cách, lột vỏ bầu cây giống rồi tiến hành trồng, cây cách cây khoảng 1,5 mét. Mình trồng hơi dầy một chút, nếu trồng thưa quá vào mùa mưa bão cây dễ bị gẫy đổ. Sau khi trồng để từ 2 đến 3 tháng là dọn cỏ và đến năm thứ 2, 3 là dọn cỏ một lần nữa, phải tỉa cành để thân cây phát triển lên cao. Hiện tại còn bao nhiêu rẫy nữa tôi đầu tư trồng cây lon bon, khoảng 300 gốc.”
Ông A Lăng Đưa, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết: Hiện nay trên địa bàn huyện Đông Giang có hơn 4000 hội viên hội Nông dân. Trong đó, nhiều hội viên là đồng bào Cơ-Tu. Đây là những gương sản xuất, kinh doanh giỏi nhiều năm liền: “Hàng năm Hội Nông dân phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp huyện tổ chức tuyên truyền, vận động bà con phát triển kinh tế. Đồng thời,mở các lớp tập huấn hướng dẫn phát triển các loại ngành nghề, việc làm, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con. Qua đó, nhiều hộ dân đã vượt qua khó khăn, mạnh dạn vươn lên phát triển kinh tế. Đến nay, đời sống của bà con đồng bào Cơ-Tu trên địa bàn huyện Đông Giang cơ bản được nâng lên, có hộ gia đình đã mua được xe ô tô, xây nhà, thực phẩm hàng ngày đều đầy đủ chất dinh dưỡng. Nói chung nhận thực bà con trong việc phát triển kinh tế được nâng lên rõ rệt.”
Bằng ý chí, nghị lực, tinh thần vượt khó vươn lên, nhiều nông dân Cơ-Tu trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đã được cộng nhận là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Qua đó, góp phần thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp./.
Viết bình luận