Băn xong a’tao - bh’rợ t’mêê, liêm choom cóh Quảng Ngãi
Thứ năm, 08:41, 16/11/2023 Theo dantocmiennui.vn Theo dantocmiennui.vn
Xong a’tao nắc râu a’đhắh dzăm ặt ma mung cóh crâng k’coong. Cóh Việt Nam, xong a’tao váih bấc đhị zâp tỉnh tơợ Ninh Thuận moót tước Long An. Đhị tỉnh Quảng Ngãi, bh’rợ băn xong a’tạo nắc bh’rợ t’mêê hân đhơ cơnh đêếc vêy đơơng chô bh’nơơn liêm choom, zooi đoọng bấc pr’loọng đông pa dưr dal zên pa chô.

 

 

Cóh vel Phú Lâm Tây, chr’val Hành Thiện, chr’hoong Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, anoo Hồ Duy Trung (n’niên c’moo 1975) nắc mưy ooy đợ manứih tơợp băn xong a’tao. Anoo Trung tơợp băn râu a’đắh dzăm nâu bêl c’moo 2007. Bêl đêếc, lêy mưy đhanuôr đắc biêng crêê 2 p’nong xong a’tao nắc anoo câl đơơng chô băn. Xang mưy cr’chăl zư lêy, 2 p’nong xong a’tao rứah 4 p’nong. Tước đâu, pa zêng xong a’tao âng anoo Trung lấh 100 p’nong, zâp p’nong zêng vêy mã số c’roọl băn đăng ký.

Anoo Hồ Duy Trung đoọng năl, băn xong a’tao đoọng vêy đươi bấc zên lâng c’rơ g’lêếh zư lêy. Zâp t’ngay nắc mưy bhrợ pa liêm c’roọl bh’năn mưy chu; đoọng cha 2 bêệ prí đoọm đoọng cha 2 chu lâng mưy chu đoọng cha pr’chấc a’xiu cắh cậ lêệ, a’xiu hất. Zên ch’na cha đoọng ha mưy p’nong xong prí mơ 2 r’bhâu tước 3 r’bhâu đồng đhị mưy t’ngay. Lâng xong a’tao, bêl a’căn xoọc cr’chăl băn a’coon, ha dang vêy râu bhrợ đh’âr, lưm manứih cha chrứih nắc a’căn buôn đơơng p’lơớp acoon, choom bhrợ bhrêy tắh, nhiễm trùng, lấh mơ nắc choom bhrợ chêết acoon. Tu cơnh đêếc, c’roọl bh’năn băn xong a’tao choom bhrợ đhị toor đông, lêy bhrợ váih zâp boọng băn lalay, zâp c’roọl bh’năn dal mơ 0,7 tước 0,8 mét lâng n’loong, nam nhâm mâng zr’lụ lưới nam B40, p’loọng vêy khoá bhrợ nhâm mâng đoọng xong a’tao doọ choom glúh ooy ngoai.

Băn xong a’tao buôn bhlâng tu doọ lấh váih cr’ay. Hân đhơ cơnh đêếc, buôn đắh cha zâp râu nắc buôn váih cr’ay ooy loom luônh, bêl đêếc nắc lêy đươi zanươu thú y đoọng ha choo, mèo hr’lục lâng ch’na đh’nắh đoọng zư pa dứah cr’ay. Ting lêy zâp p’nong xong a’tao rứah 2 chu đhị mưy c’moo, zâp ruúh mơ 3-6 p’nong. Xoọc đâu, lâng xong a’tao băn pa câl, hi lêệng mơ 2,5-3,5 ký đhị mưy p’nong nắc a’tếh, nắc vêy pa câl mơ 1,6 ực đồng đhị mưy ký; ha dợ lâng m’ma nắc xang bêl rứah tơợ 2-2,5 c’xêê nắc pa câl zâp p’nong mơ 4 ực đồng.

Lêy bh’rợ băn xong a’tao âng anoo Hồ Duy Trung đơơng chô bh’nơơn dal, bấc ngai tước pấh lêy, ta moóh băn, câl m’ma đoọng bhrợ pa dưr t’nooi bấc lấh mơ. Tước đâu, chr’val Hành Thiện, chr’hoong Nghĩa Hành vêy 36 pr’loọng ting pấh băn xong a’tao lâng k’noọ 600 p’nong. C’moo 2022, chr’val Hành Thiện ơy bhrợ pa dưr Hợp tác xã nông nghiệp băn xong a’tao Thiện Phát âng anoo Hồ Duy Trung bhrợ Giám đốc. Lâng, bhrợ liêm xang zâp bh’rợ lâng zâp pr’loọng băn t’mêê vêy mã số đhị băn, zâp bha ar pa tơ đoọng phép, đăng ký băn âng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi đoọng.

P’căn Phạm Thị Hà Thịnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân chr’val Hành Thiện đoọng năl, nâu đoo nắc bh’rợ băn t’mêê hân đhơ cơnh đêếc liêm glặp lâng plêệng k’tiếc âng vel đông, tu cơnh đêếc bh’năn băn dưr váih liêm k’rơ. Bh’rợ nâu cung zooi đoọng vel đông bhrợ liêm xang zâp bh’rợ chr’val vel bhươl t’mêê pa dưr dal cơnh hợp tác xã, zên pa chô, bhiệc bhrợ. Cr’chăl nâu a’tốh, chính quyền vel đông pazưm lâng cơ quan chức năng k’đươi moon zâp doanh nghiệp zooi đhanuôr bhrợ váih m’ma, t’bhứah bh’rợ, lâng chóh cà phê đoọng lêy chô tước bhrợ cà phê xong a’tao, mưy râu cà phê chr’nắp dal lâng bấc thị trường kiêng đươi.

Đhị chr’val Nghĩa Thắng, chr’hoong Tư Nghĩa, bh’rợ băn xong a’tao cung xoọc bơơn bấc pr’loọng đông pấh bhrợ. Anoo Nguyễn Quốc Sang (n’niên c’moo 1991) cóh val Nghĩa Thắng tơợp băn xong a’tao tơợ c’moo 2019 lâng tước đâu dưr váih manứih âng đơơng m’ma đoọng ha bấc đhanuôr cóh zr’lụ. Anoo Sang đoọng năl, l’lăm đêếc, diịc điêl anoo lướt pa bhrợ đắh Nam nắc ơy bơơn năl tước bh’rợ băn xong a’tao âng đhanuôr cóh đâu. Tu cơnh đêếc, bêl chô ooy vel bhrợ cha, anoo nắc ơy moót ooy tỉnh Cà Mau câl m’ma đoọng câl m’ma đoọng băn lêy. Anoo Sang moon, xong a’tao ha dang conh nắc pa câl pay lêệ, ha dợ căn nắc pa câl pay m’ma. Lâng 10 p’nong xong a’tao r’rứah, ting lêy zâp c’moo xang bêl lơi jợ zên pa glúh đươi lăm nắc anoo Sang pa chô mơ 100 ực đồng.

Xoọc chr’val Nghĩa Thắng vêy 8 pr’loọng băn xong a’tao lâng 204 p’nong. Vêy bấc pr’loọng đhanuôr tơợp đăng ký lêy xăl tơợ băn k’roóc, a’ọc tước băn a’đhắh dzăm nâu. Phó Chủ tịch UBND chr’val Nghĩa Thắng Nguyễn Xuân Tiên đoọng năl, bh’rợ băn xong a’tao xoọc bơơn bấc đhanuôr ting lêy băn pa dưr. Tu cơnh đêếc, UBND chr’val nắc pazưm lâng zâp Ngân hàng đoọng bhrợ pr’đơợ ha đhanuôr vặ zên, zooi đoọng băn bhrợ ha zâp pr’loọng b’băn, lêy t’hước bhrợ t’váih HTX băn xong a’tao. Vel đông cung t’đang moon cơ quan chức năng zooi đoọng zanươu cha groong pr’lúh cr’ay, tiêu độc khử trùng lâng k’rang lêy chấc đhị c’lâng pa câl têêm ngăn đoọng ha bh’nơơn pr’đươi.

Choom moon, băn xong a’tao nắc mưy bh’rợ t’mêê, hân đhơ cơnh đêếc vêy đơơng chô bh’nơơn liêm choom ha đhanuôr Quảng Ngãi. Nâu đoo nắc bh’rợ choom bhrợ t’bhứah đoọng đhanuôr zâp vel đông pa dưr pa xớc pr’ắt tr’mung./.

Nuôi chồn hương – mô hình mới, hiệu quả cao ở Quảng Ngãi

Chồn hương là động vật hoang dã. Ở Việt Nam, chồn hương phân bố khá nhiều ở các tỉnh từ Ninh Thuận trở vào đến Long An. Tại tỉnh Quảng Ngãi, nuôi chồn hương (cầy vòi hương) là mô hình mới nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ gia đình nâng cao thu nhập.

Ở thôn Phú Lâm Tây, xã Hành Thiện, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, anh Hồ Duy Trung (sinh năm 1975) là một trong những người đầu tiên nuôi chồn hương. Snh Trung “bén duyên” với loài động vật này từ năm 2007. Hồi đó, khi thấy một người dân bẫy được 2 con chồn hương anh đã mua về nuôi. Sau một thời gian chăm sóc, 2 con chồn hương đẻ được 4 con. Đến nay, đàn chồn hương của anh Trung đã tăng lên hơn 100 con, mỗi con đều có mã số trại nuôi đăng ký.

Anh Hồ Duy Trung cho biết, nuôi chồn hương ít tốn chi phí và công chăm sóc. Mỗi ngày chỉ cần vệ sinh chuồng trại một lần; cho chồn hương ăn 2 trái chuối chín chia làm 2 lần và một lần cho ăn cháo cá hoặc thịt, cá tươi sống. Chi phí thức ăn cho một con chồn hương khoảng từ 2.000 - 3.000 đồng/ngày. Chồn hương có đặc điểm là khi chồn mẹ đang trong giai đoạn nuôi con, nếu có tiếng ồn, gặp người lạ thì chồn mẹ sẽ đem giấu con trong tổ, làm trầy xước, nhiễm trùng, thậm chí gây chết con. Vì vậy chuồng trại nuôi chồn hương có thể làm bên cạnh nhà ở, thiết kế có những ô để nuôi riêng, mỗi chuồng cao từ 0,7 - 0,8 m bằng gỗ, sắt kiên cố bao quanh bằng lưới sắt B40, cửa có then cài chắc chắn để chồn không chui ra ngoài.

Nuôi chồn hương rất dễ vì chúng ít bị dịch bệnh. Tuy nhiên, do chúng ăn tạp nên thường bị bệnh đường ruột, lúc này cần dùng thuốc thú y dành cho chó, mèo trộn với thức ăn để trị bệnh. Trung bình mỗi con chồn hương sinh sản 2 lứa/năm, mỗi lứa từ 3 - 6 con. Hiện tại, đối với chồn hương nuôi thương phẩm, trọng lượng đạt từ 2,5 - 3,5 kg/con trở lên, sẽ có giá 1,6 triệu đồng/kg; còn với con giống thì sau khi sinh từ 2 - 2,5 tháng sẽ xuất bán thì mỗi con có giá khoảng 4 triệu đồng.

Thấy mô hình nuôi chồn hương của anh Hồ Duy Trung mang lại hiệu quả cao, nhiều người đã đến tham quan, học hỏi, mua giống về tạo đàn. Đến nay, xã Hành Thiện, huyện Nghĩa Hành có 36 hộ dân tham gia nuôi chồn hương với gần 600 con. Năm 2022, xã Hành thiện đã thành lập Hợp tác xã nông nghiệp chăn nuôi chồn hương Thiện Phát do anh Hồ Duy Trung làm Giám đốc. Đồng thời, hoàn thành các thủ tục đối với các hộ nuôi mới có mã số trại nuôi, các giấy phép, thủ tục đăng ký nuôi do Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi cấp.

Bà Phạm Thị Hà Thịnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hành Thiện, cho hay, đây là mô hình chăn nuôi mới nhưng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, nhờ đó vật nuôi sinh trưởng phát triển tốt. Mô hình cũng giúp địa phương hoàn thiện các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao như hợp tác xã, thu nhập, việc làm. Thời gian tới, chính quyền địa phương phối hợp với cơ quan chức năng kêu gọi các doanh nghiệp hỗ trợ bà con nhân giống, mở rộng mô hình, đồng thời, trồng cà phê để hướng tới sản xuất cà phê chồn - một loại cà phê có giá trị kinh tế rất cao và được thị trường ưa chuộng.

Tương tự, tại xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, mô hình nuôi chồn hương cũng đang được nhiều hộ dân tham gia. Anh Nguyễn Quốc Sang (sinh năm 1991), ở thôn An Tráng, xã Nghĩa Thắng bắt đầu nuôi chồn hương từ năm 2019 và đến nay trở thành người cung cấp con giống cho nhiều người dân trong vùng. Anh Sang cho hay, trước đó vợ chồng anh đi lao động tại khu vực phía Nam nên đã được biết đến mô hình nuôi chồn hương của bà con nơi đây. Do đó, khi về quê lập nghiệp anh đã vào tỉnh Cà Mau mua con giống để nuôi thí điểm. Anh Sang chia sẻ, chồn hương con nếu là con đực thì để nuôi bán thương phẩm, còn con cái thì bán con giống. Với 10 con chồn hương sinh sản, trung bình mỗi năm sau khi trừ chi phí anh Sang thu về khoảng 100 triệu đồng.

Hiện xã Nghĩa Thắng có 8 hộ nuôi chồn hương với 204 cá thể. Có nhiều hộ dân bắt đầu đăng kí chuyển đổi từ nuôi bò, lợn sang nuôi động vật này. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Thắng Nguyễn Xuân Tiên, cho biết, mô hình nuôi chồn hương đang được nhiều hộ dân tham khảo và xin gây nuôi. Do đó, Ủy ban nhân dân xã sẽ phối hợp với các Ngân hàng để tạo điều kiện cho bà con vay vốn, hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ nuôi, tiến tới thành lập hợp tác xã nuôi chồn hương. Địa phương cũng sẽ đề nghị cơ quan chức năng hỗ trợ thuốc phòng dịch bệnh, tiêu độc khử trùng và quan tâm tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Có thể khẳng định, nuôi chồn hương là một mô hình mới, nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều người dân Quảng Ngãi. Đây là mô hình có thể nhân rộng để người dân các địa phương phát triển kinh tế./.

Theo dantocmiennui.vn

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC