TƠỢ MANỨIH ĐƯƠNG PA CÂL BHƠI R’VÉH TƯỚC GIÁM ĐỐC
Thứ năm, 07:55, 16/05/2024 Kim Cương Kim Cương
K’noọ 7 c’moo bhrợ Giám đốc HTX bhrợ têng lâng pa câl bh’nơơn pr’đươi liêm sạch A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế cung mơ đêếc cr’chăl t’ngay amoó Hồ Thị Nga cắh ha mơ t’bhlâng bhrợ đoọng bhrợ pa chô k’noọ 1 tỷ đồng zâp c’moo đoọng ha HTX.

 

 

Amoó Hồ Thị Nga nắc manứih Cơ Tu tr’nơợp cóh chr’hoong k’coong ch’ngai A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế bhrợ Giám đốc mưy HTX bhrợ têng lâng pa câl pr’đươi liêm sạch bêl lấh 30 c’moo ha dợ. Hân đhơ cơnh đêếc cắh vêy bấc ngai năl, bêl l’lăm ahay amoó Nga nắc chấc lướt pa câl bhơi r’véh đhị chợ A Lưới. Amoó Hồ Thị Nga moon, pr’đơợ tr’mung pr’loọng đông zr’nắh k’đhạp, xang bêl tốt nghiệp THPT, amoó chấc lêy bhiệc bhrợ đoọng zooi pr’loọng đông. Tước c’moo bơơn k’diịc nắc amoó ting bơơn lâng chấc t’bơơn t’mung lâng bhiệc chấc lướt câl pay râu tọ, n’nóh ta lơi pa câl t’bơơn zên. Pr’đoọng tước lâng amoó bêl c’moo 2017, bêl Hội Liên hiệp pân đil A Lưới bhrợ pa dưr “Tổ p’têết pazưm lâng pa câl đươi bh’nơơn pr’đươi têêm ngăn”, kiêng vêy manứih pa câl đhị chợ A Lưới. Amoó zước moon pấh bhrợ lâng nắc pay pa câl bhơi r’véh đhị chợ đoọng p’têết pa zưm lâng pa câl đươi pr’đươi đoọng ha zâp apêê cóh Tổ. Amoó Hồ Thị Nga bơơn lêy, manứih đươi dua kiêng đươi bhơi r’véh, k’lung p’lêê âng đhanuôr A Lưới chóh, tu u’yêm, câl doọ bấc zên. Tơợ đêếc, amoó tơợp k’noọ tước bhiệc bhrợ t’bhứah pa câl, bhrợ pa xoọng bhiệc bhrợ, pa dưr thu nhập đoọng ha pêê a’đhi amoó. Xang bêl chấc lêy năl, lêy cha mêết cóh vel đông, amoó lâng zâp apêê cóh tổ đh’rứah gr’hoót moon pa dưr pa xớc ting n’juông p’têết pazưm. C’moo 2018, HTX bhrợ têng lâng pa câl pr’đươi liêm sạch glúh váih lâng pa zêng 8 cha nặc, amoó nắc ta k’đươi bhrợ Giám đốc. Ting cơnh amoó Hồ Thị Nga, bhiệc bhrợ pa dưr ting n’juông cắh mưy zooi đhanuôr vêy pa xoọng zên têêm ngăn nắc dzợ bhrợ tr’xăl cr’noọ bh’rợ chóh bhrợ, pa dưr bh’rợ ting bh’rợ liêm choom lấh: “Bêl pa dưr pa xớc ha rêê đhuốch ting c’lâng hữu cơ, ting n’juông p’têết pa zưm nắc k’đươi moon zâp ngai vêy râu k’rong bhrợ đắh zên, vêy cơ sở hạ tầng, bhiệc zư lêy đơơng chô liêm choom. Tơợ râu lalua ơy bhrợ lâng đoọng bh’nơơn liêm dal, zên pa chô bấc nắc đhanuôr ting tr’xăl c’lâng bh’rợ chóh bhrợ. Hơnh déh HTX lướt liêm crêê lâng ting t’ngay ting pa dưr pa xớc, đơơng chô zên têêm ngăn ha đhanuôr”.

Đợ t’ngay tơợp bhrợ, HTX lướt moót bhrợ cung zr’nắh k’đhạp bhlâng lâng amoó Hồ Thị Nga đhị bh’rợ Giám đốc. P’loon râu zooi đoọng tơợ Hội Liên hiệp pân đil A Lưới, amoó Hồ Thị Nga cắh ha mơ pa đhêy chấc lêy, p’têết bhrợ pr’đơợ p’cắh moon pr’đươi pr’dua âng HTX bhrợ têng đhị zâp hội chợ, hội nghị pa dưr pa xớc du lịch. Amoó dzợ lướt tước zâp cửa hàng, siêu thị cóh thành phố Huế đoọng chấc pa câl pr’đươi. Zay ta bách, t’bhlâng bhrợ, trách nhiệm đh’rứah lâng râu zooi đoọng âng chính quyền vel đông, amoó Nga ơy đơơng chô bấc đơn hàng đoọng ha HTX. Xoọc, zâp c’xêê, HTX pa câl mơ 15 tấn prí, bhơi r’véh, p’lêê k’lung lâng zâp pr’đươi pr’dua đoọng ha 22 cửa hàng bhơi r’véh liêm sạch, siêu thị cóh thành phố Huế. Ha dợ prí nắc pr’đươi bha lâng âng HTX dzợ pa câl ooy thị trường đắh Nam. Lấh mơ, amoó Hồ Thị Nga dzợ p’têết pazưm, pa câl bhơi r’véh, p’lêê k’lung đoọng ooy bấc nhà hàng, khách sạn, trường học bán trú cóh vel đông chr’hoong. Tu cơnh đêếc, zâp c’moo HTX vêy pa chô tơợ 850 ực tước 1 tỷ đồng. Amoó Trần Thị Hẹp, Tổ trưởng Tổ chóh prí, HTX bhrợ têng lâng pa câl pr’đươi liêm sạch bhui har, pr’đươi bh’rợ lêy bhrợ bơơn tước ooy nắc amoó Hồ Thị Nga câl pay tước đêếc, zên pa câl têêm ngăn. Amoó Nga nắc manứih đoọng bấc apêê a’đhi amoó lưm zr’nắh k’đhạp lêy zanươr g’nưm đoọng vêy bơơn zên, têêm ngăn pr’ắt tr’mung: “Bêl ahay, đhanuôr cắh pân chóh prí, tu zr’nắh k’đhạp đắh k’rong bhrợ. Apêê lướt câl buôn pa ép zên, bấc bêl apêê cắh câl. Tơợ bêl pấh bhrợ HTX, prí mốp, prí liêm zêng amoó Nga câl pay. Đhanuôr k’rêệm loom đắh bhiệc pa câl prí. C’la cu chóh 200 t’nơơm prí, tu vêy HTX câl cung vêy bơơn pa xoọng k’noọ 30 ực đồng zâp c’moo”.

P’căn Lê Thị Quỳnh Tường, Chủ tịch Hội Liên hiệp pân đil chr’hoong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đoọng năl, tước đâu, Hội ơy zooi đoọng bhrợ pa dưr 4 HTX, 6 tổ p’têết pazưm bhrợ têng âng pân đil k’đhơợng zư. Ooy đâu, HTX bhrợ têng lâng pa câl pr’đươi liêm sạch âng pân đil k’đhơợng zư. Ooy đâu, HTX bhrợ têng lâng pa câl âng amoó Hồ Thị Nga k’đhơợng zư bhrợ liêm choom. Tơợ 8 cha nặc bêl tr’nơợp, HTX ơy pa dưr pa xớc dzoọc tước 48 cha nặc ting pấh bhrợ têng lâng k’tiếc bhứah k’noọ 20 hécta prí, bhơi r’véh, p’lêê k’lung zâp râu. Lấh mơ, amoó Hồ Thị Nga dzợ pa zưm bhrợ lâng 3 tổ bhrợ têng, pa zêng “Tổ bhơi r’véh sạch”, “Tổ bí đao, k’đậc” lâng “Tổ prí” đoọng câl pay pr’đươi pr’dua âng đhanuôr. Ting cơnh p’căn Lê Thị Quỳnh Tường, Hội pân đil chr’hoong A Lưới ta luôn bhrợ pr’đơợ đoọng hội viên bơơn đươi zâp đắh zên vặ đoọng k’rong bhrợ, bhrợ t’bhứah zâp râu bh’rợ bhrợ têng cha: “Đợ c’moo hanua, Hội ơy p’loon tơợ zâp đắh zên zooi đoọng pân đil pa dưr pa xớc pr’ắt tr’mung, pa xiêr đha rứt nhâm mâng, cơnh zên bhrợ têng cha, zooi đoọng HTX, pr’loọng đông bhrợ têng cha... đắh Hội pân đil cung lêy tín chấp lấh 221 tỷ đồng lâng Ngân hàng Chính sách bhrợ pr’đơợ đoọng ha pân đil vặ zên. Lấh mơ, Hội dzợ pa zưm lâng zâp đơn vị bhrợ zâp lớp pa choom đắh chóh bhrợ, moon đoọng zâp bh’rợ bhrợ têng cha liêm glặp lâng choom... đoọng zooi pân đil pa dưr pa xớc pr’ắt tr’mung”./.

Hồ Thị Nga: Từ người bán rau đến Giám đốc HTX Sản xuất và kinh doanh nông sản an toàn

Gần 7 năm ở cương vị Giám đốc HTX Sản xuất và kinh doanh nông sản sạch A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng chừng đó thời gian chị Hồ Thị Nga không ngừng nỗ lực để mang về doanh thu gần 1 tỷ đồng mỗi năm cho HTX. Doanh thu cao đồng nghĩa chị em trong HTX có thêm việc làm, tăng thu nhập cho gia đình cũng như ngày càng nhiều người biết đến và mua các mặt hàng nông sản ngon, sạch do đồng bào A Lưới sản xuất.

Chị Hồ Thị Nga là người Cơ Tu đầu tiên ở huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế làm Giám đốc một hợp tác xã chuyên sản xuất và kinh doanh nông sản sạch khi mới ngoài 30 tuổi. Nhưng ít ai biết, khởi đầu của chị Nga lại từ những gánh hàng rau bày bán tại chợ A Lưới. Chị Hồ Thị Nga chia sẻ, điều kiện gia đình khó khăn, sau khi tốt nghiệp THPT, chị tìm việc làm phụ giúp cha mẹ. Tới tuổi, chị lập gia đình rồi bươn chải kiếm sống bằng việc thu mua phế liệu bán lại kiếm lời. May mắn đến với chị vào năm 2017, khi Hội LHPN A Lưới thành lập “Tổ Liên kết và tiêu thụ nông sản an toàn”, cần người bán hàng ở chợ A Lưới. Chị đăng ký tham gia và xung phong nhận bán rau tại chợ để kết nối và tiêu thụ sản phẩm cho các thành viên trong Tổ. Chị Hồ Thị Nga nhận thấy, người tiêu dùng rất ưa chuộng rau, củ, quả do bà con A Lưới trồng, bởi nó ngon, rẻ lại an toàn. Từ đây, chị bắt đầu nghĩ đến việc mở rộng kinh doanh, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho chị em. Sau khi tìm hiểu, khảo sát thực địa, chị và các thành viên trong tổ cùng cam kết phát triển sản xuất theo chuỗi liên kết. Năm 2018, Hợp tác xã Sản xuất và kinh doanh nông sản sạch ra đời với 8 thành viên, chị được tín nhiệm bầu làm Giám đốc. Theo chị Hồ Thị Nga, việc phát triển sản xuất theo chuỗi không chỉ giúp bà con có thu nhập ổn định mà còn thay đổi tư duy canh tác, xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả hơn. “Khi phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ, theo chuỗi liên kết thì buộc mọi người phải có sự đầu tư về vốn, có sở hạ tầng, kỹ thuật chăm sóc mới mang lại hiệu quả. Từ thực tế đã làm và cho năng suất cao, thu nhập tăng lên thì bà con dần thay đổi hướng canh tác. Rất mừng là hợp tác xã đã đi đúng hướng và ngày càng phát triển, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con”.

Những ngày đầu hợp tác xã đi vào hoạt động cũng là những ngày tháng vất vả nhất của chị Hồ Thị Nga ở vai trò Giám đốc. Tranh thủ sự hỗ trợ từ Hội LHPN A Lưới, chị Hồ Thị Nga không ngừng tìm kiếm, kết nối cơ hội quảng bá, giới thiệu mặt hàng do hợp tác xã sản xuất tại các hội chợ, hội nghị xúc tiến du lịch. Chị còn đến từng cửa hàng, siêu thị ở thành phố Huế để chào hàng. Năng nổ, chịu khó, trách nhiệm cùng sự đỡ đầu của chính quyền địa phương, chị Nga đã mang về nhiều đơn hàng cho hợp tác xã. Hiện bình quân mỗi tháng, hợp tác xã xuất bán khoảng 15 tấn chuối, rau, củ, quả và các sản phẩm nông sản cho 22 cửa hàng rau sạch, siêu thị tại thành phố Huế. Riêng sản phẩm chuối già lùn là mặt hàng chủ lực của hợp tác xã còn xuất bán ra thị trường phía Nam. Ngoài ra, chị Hồ Thị Nga còn kết nối, bỏ mối rau, củ, quả cho nhiều nhà hàng, khách sạn, trường học bán trú trên địa bàn huyện. Nhờ vậy, bình quân mỗi năm hợp tác xã đạt doanh thu từ 850 triệu đến 1 tỷ đồng. Chị Trần Thị Hẹp, Tổ trưởng Tổ trồng chuối, Hợp tác xã Sản xuất và kinh doanh nông sản sạch phấn khởi, sản phẩm làm ra tới đâu, chị Hồ Thị Nga bao tiêu tới đó, giá lại ổn định. Chị Nga luôn là dựa của nhiều chị em khó khăn muốn nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. “Trước đây, bà con không dám trồng chuối, bởi khó khăn về đầu ra. Thương lái đến mua thường ép giá, nhiều lúc họ không thu mua luôn. Từ khi tham gia hợp tác xã, chuối xấu, chuối đẹp gì thì chị Nga đều mua hết. Bà con rất là yên tâm về đầu ra cho cây chuối. Bản thân tôi trồng 200 gốc chuối, nhờ hợp tác xã mua cũng kiếm được gần 30 triệu mỗi năm”.

Bà Lê Thị Quỳnh Tường, Chủ tịch Hội LHPN huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đến nay, Hội đã hỗ trợ thành lập 4 hợp tác xã, 6 tổ liên kết sản xuất do phụ nữ quản lý. Trong đó, Hợp tác xã Sản xuất và kinh doanh nông sản sạch do chị Hồ Thị Nga quản lý hoạt động rất hiệu quả. Từ 8 thành viên ban đầu, hiện hợp tác xã đã phát triển lên 48 thành viên tham gia chuỗi liên kết sản xuất với diện tích gần 20 héc ta chuối và rau, củ, quả các loại. Ngoài ra, chị Hồ Thị Nga còn hợp tác với 3 tổ sản xuất, gồm “Tổ rau sạch”, “Tổ bí đao, bí đỏ” và “Tổ chuối già lùn” để thu mua nông sản của bà con. Theo bà Lê Thị Quỳnh Tường, Hội Phụ nữ huyện A Lưới luôn tạo mọi điều kiện để hội viên tiếp cận các nguồn vốn vay để đầu tư, mở rộng các mô hình sản xuất. “Những năm qua, Hội đã tranh thủ từ các nguồn vốn hỗ trợ giúp phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, như nguồn hỗ trợ khởi nghiệp, hỗ trợ hợp tác xã, hộ gia đình mở rộng sản xuất.... Về phía Hội Phụ nữ cũng tín chấp hơn 221 tỷ đồng với Ngân hàng Chính sách tạo điều kiện cho phụ nữ vay vốn. Ngoài ra, Hội còn phối hợp với các đơn vị tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, tư vấn các mô hình sản xuất phù hợp, hiệu quả... để hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế”./.

Kim Cương

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC