Bh’nơơn liêm choom tơợ pr’đhang bh’rợ băn k’xâu cha groong bh’ruy lâng cr’ay coh tơơm cà phê
Thứ tư, 17:09, 20/12/2023 PV Hương Lý-TTTN PV Hương Lý-TTTN
Xơợng bhrợ apêê c’lâng bh’rợ chroi đoọng pa dưr cà phê nhâm mâng, liêm crêê lâng môi trường, cr’chăl đăn đâu, bâc đha nuôr coh Đăk Lăk âi bơơn pa chô, băn t’bâc k’xâu đoọng cha groong, zêl apêê bh’ruy bhrợ pa hư cơnh: bh’ruy jên, bh’ruy tăm,… coh tơơm cà phê. Râu đâu căh muy zooi pa xiêr zên đươi dua, zư lêy c’rơ năc dzợ pa dzooc chất lượng cà phê.

 

 

Nuôi kiến vàng để phòng trừ sâu bệnh cho cây cà phê

Xang cr’chăl đươi dua apêê phân bón hóa học, z’nươu zư lêy chr’noh chr’bêêt ha nang cà phê, t’cooh Ama Hồng ( Y Đức Ê ban) ăt coh vel Sút M’grư, chr’val Cư Suê, chr’hoong Cư M’gar, tỉnh Đăk Lăk xay moon, đợ râu liêm choom đh’rưah lâng râu liêm t’viêng âng nang chr’noh năc đợ g’luh ca ay acọ, vir moh măt âng t’cooh. Tu cơnh đêêc bêl cán bộ khuyến nông xay truih pr’đhang bh’rợ băn k’xâu cha groong bh’ruy căp pa hư, t’cooh âi zươc ting pâh. Xang 1 c’moo bhrợ têng, t’cooh bơơn năl ghit râu liêm choom tơợ bh’rợ băn k’xâu coh nang cà phê: “Acu căh mă ăt huynh z’nươu c’chêêt bh’ruy tu l’lăm a hay tơơm cà phê âng cu đươi z’nươu pa bhlâng năc bh’ruy căp cha, n’đhang xang bêl k’xâu tươ, tơợ đêêc acu vêy xay moon lêy năc nang zr’lụ n’nâu doó đươi dua bh’ruy năc đoong cà phê bơơn pa xiêr bh’ruy căp cha. Râu bơr cớ năc phân bón công z’zăng ta clơ, c’moo đâu acu căh lâh đươi phân bón”.

Ha dợ cơnh lâng t’cooh Đặng Văn Huy coh vel 3, chr’val Cư Suê, chr’hoong Cư M’gar, âi ăt ma mông, căh yêm căt tơt đh’rưah lâng cà phê hữu cơ, năc bh’rợ đươi k’xâu đoọng cha groong bh’ruy pa hư năc c’lâng bh’rợ nhâm mâng lâng liêm crêê lâng môi trường: “Zâp c’moo năc đươi dua z’nươu zư lêy chr’noh dâng 10 chu năc nâu câi đươi dua k’xâu pa xiêr đợ đươi z’nươu dzợ 2-3 chu, năc bơơn pa xiêr bâc zên pră. Pa bhlâng năc bêl vươc z’nươu zư lêy chr’noh năc công doó la lâh ngân. Đợ mơ căh liêm crêê ha c’rơ dzợ 2-3 hơớ doó dzợ lâh ngân mơ a hay”.

Ting t’cooh Huỳnh Văn Tấn, Phó phòng Kỹ thuật - Chuyển giao âng Trung tâm Zư lêy chr’noh miền Trung: Pr’đơợ chr’năp bhlâng âng k’xâu năc bh’rợ  crâng ca coong âng đoo coh bh’rợ ch’mêêt lêy. Đhr’năng la lua âi xay moon k’xâu năc râu chơơc căp đăh bh’ruy. Lâh đhị đêêc, k’xâu bơơn năl tươc năc râu mă ma mông đhị zâp pr’đơợ lâng năc đơơh choom ma mông lâng đợ râu tr’xăl âng môi trường. Apêê nang chr’noh coh Tây Nguyên năc pr’đơợ liêm buôn zooi k’xâu dưr vaih k’rơ. Ting t’cooh Huỳnh Văn Tấn, Trung tâm Zư lêy chr’noh miền Trung vêy t’bhlâng pa chăp ch’mêêt lêy lâng xay truih, bhrợ t’bhưah căh muy coh tơơm cà phê năc dzợ apêê tơơm chr’noh chr’năp n’lơơng coh cr’chăl tươc: “Coh Tây Nguyên đợ tơơm vêy chr’năp tỷ đô năc lâh tơơm cà phê dzợ vêy tơơm sầu riêng cớ, c’moo đâu azi đươi dua coh tơơm cà phê bâc coh bơr tỉnh Đăk Nông lâng Đăk Lăk. Dzang c’moo, azi vêy bhrợ têng coh tơơm sầu riêng. Cr’noọ cr’niêng năc zooi đoọng ha đha nuôr hêê năl ghit lâh mơ ooy râu liêm choom âng k’xâu coh bh’rợ cha groong bh’ruy pa hư chr’noh căh muy coh cà phê năc dzợ coh sầu riêng dzợ”.

Choom lêy, băn k’xâu coh nang cà phê xooc năc muy c’lâng bh’rợ sinh học liêm choom, doó lâh bil zên pră lâng pa bhlâng năc dóo bhrợ nha như môi trường, liêm glăp lâng c’lâng bhrợ têng ha rêê đhuôch ting c’lâng nhâm mâng. Ngành Nông nghiệp tỉnh Đăk Lăk công xooc p’too moon đha nuôr đươi dua lâng bhrợ t’bhưah pr’đhang băn k’xâu đoọng cha groong bh’ruy căp cha chr’noh./.

Hiệu quả từ mô hình nuôi kiến vàng phòng trừ sâu bệnh trên cây cà phê

Thực hiện các giải pháp góp phần phát triển cà phê bền vững, thân thiện môi trường, thời gian gần đây, nhiều nông dân ở Đắk Lắk đã thu thập, nhân nuôi loại kiến vàng để phòng, chống các loại sinh vật gây hại như: sâu đục cành, rầy, rệp sáp… trên cây cà phê. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí đầu vào, bảo vệ sức khoẻ mà còn tăng chất lượng cà phê.

 Nuôi kiến vàng để phòng chống các vi sinh vật gây hại cho cây cà phê

Sau thời gian sử dụng các loại phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật cho vườn cà phê, ông AMa Hồng (Y Đức Êban) ở buôn Sút M’grư, xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk nhận ra rằng, tỉ lệ thuận với sự tươi tốt của vuờn cây là những cơn đau đầu, chóng mặt, hoa mắt của ông. Do đó khi cán bộ khuyến nông giới thiệu mô hình nuôi kiến vàng phòng trừ sâu bệnh, ông đã đăng ký tham gia. Sau 1 năm thực hiện, ông nhận thấy hiệu quả rõ rệt từ việc nuôi kiến vàng trong vườn cà phê: “Tôi không chịu được thuốc sâu vì trước đây cây cà phê của tôi xịt thuốc nhất là sâu đục cành rồi rệp sáp. nhưng sau khi kiến vàng đến từ đó tôi mới đánh giá là cái vườn này không phun thuốc sâu mà tự nhiên cành cà phê hẹn chế được sâu đục cành. Thứ hai nữa phân bón cũng đỡ, năm nay tôi ít bón phân lắm”

Còn với ông Đặng Văn Huy ở thôn 3, xã Cư Suê, huyện Cư M'gar, đã gắn bó, trăn trở cùng cà phê hữu cơ, thì việc dùng kiến vàng để phòng trừ sâu bệnh hại là giải pháp bền vững và thân thiện với môi trường: “Mỗi năm phải sử dụng thuốc BVTV khoảng 10 lần thì nay sử dụng kiến giảm xuống còn sử dụng 2 - 3 lần, thì nó giảm được rất nhiều chi phí. Đặc biệt khi phun thuốc bảo vệ thực vật loại cũng không phải quá nặng liều. Mức độ độc chỉ còn cấp 2-3 thôi chứ không đến nỗi phải xử lý thuốc quá gắt gao quá nặng liều”.

Theo ông Huỳnh Văn Tấn, Phó phòng Kỹ thuật - Chuyển giao thuộc Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung: Đặc điểm quan trọng nhất của kiến vàng là vai trò sinh thái của nó trong việc kiểm soát sinh vật. Thực tế đã chỉ ra rằng kiến vàng là kẻ săn mồi hiệu quả của nhiều loài sâu hại, bao gồm sâu đục quả cà phê, rầy và bọ trĩ. Bên cạnh đó, kiến vàng được biết đến là loài có khả năng thích nghi cao và có thể nhanh chóng phản ứng với những thay đổi của môi trường. Các vườn cây ở Tây Nguyên là điều kiện thuận lợi giúp kiến vàng sinh trưởng phát triển tốt. Theo ông Huỳnh Văn Tấn, Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung sẽ tiếp tục nghiên cứu và phổ biến, nhân rộng không chỉ trên cây cà phê mà còn các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao trong thời gian tới: “Trên Tây Nguyên những cây tỉ đô thì ngoài cây cà phê còn có cây sầu riêng nữa, năm nay chúng tôi áp dụng trên cây cà phê phổ biến ở hai tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk. Sang năm, chúng tôi sẽ thực hiện trên cây sầu riêng. Mục đích là giúp cho nông dân chúng ta hiểu hơn về lợi ích của kiến vàng trong phòng trừ sâu hại không chỉ trên cà phê mà còn trên sầu riêng nữa”

 Có thể thấy, nuôi kiến vàng trong vườn cà phê đang là một biện pháp sinh học có hiệu quả cao, ít tốn kém và đặc biệt là không gây ô nhiễm môi trường, phù hợp với xu hướng sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững. Ngành Nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk cũng  đang khuyến khích người dân áp dụng và nhân rộng mô hình nuôi kiến vàng để phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng./.

PV Hương Lý-TTTN

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC