Bh’nơơn OCOP đơơng đoọng râu pa chô yêm têêm ha đha nuôr zr’lụ da ding ca coong Quảng Nam
Thứ tư, 08:42, 03/01/2024 Tuyết Lê-VOV Miền Trung Tuyết Lê-VOV Miền Trung
Apêê chr’hoong da ding ca coong tỉnh Quảng Nam âi xay bhrợ bh’rợ xa nay “Muy chr’val muy bh’nơơn” (OCOP). Bâc bh’nơơn OCOP coh zr’lụ da ding ca coong bơơn ma nưih đươi dua năl tươc, ha dưr dal râu pa chô ha đha nuôr. Chính quyền vel đong tỉnh Quảng Nam đh’rưah zooi apêê c’la bh’nơơn OCOP xay pa căh bh’nơơn, p’têêt pa zum thị trường.

 

 

Triển lãm trưng bày sản phẩm OCOP  tại Techfest 2022

C’moo 2018, Hợp tác xã Nông nghiệp chr’val Tư coh chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam bhrợ t’vaih. Hợp tác xã n’nâu âi chơơih pay chè Razeh bhrợ bh’nơơn bha lâng, t’bhlâng zooi đoọng apêê pâh bhrơ tơợ bh’rợ zư x’mir lêy tươc pêêh pay chè. Hợp tác xã bhrợ đhị đương pay câl pr’đươi ha pêê ting pâh bhrợ lâng đha nuôr, bhrợ têng bh’nơơn pa câl ooy thị trường.

T’cooh Lê Duy Trường, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp chr’val Tư đoọng năl: Công suất bhrợ têng chè âng Hợp tác xã bơơn 2 tạ/t’ngay. Đoọng bhrợ crêê cr’noọ đươi dua, Hợp tác xã xooc ra văng k’rong câl máy móc, pr’đươi pr’dua, kỹ thuật ha dưr dal z’hai bhrợ têng. Bh’nơơn chè Razeh âng Hợp tác xã bơơn xay moon bh’nơơn OCOP 3 sao cấp tỉnh âi bhrợ t’vaih pr’đơợ liêm coh bh’rợ tr’câl tr’bhlêy lâng bơơn bâc ngai năl tươc lâh: “Tơợ bêl ting pâh bh’rợ xa nay OCOP năc bh’nơơn âng Hợp tác xã bơơn t’mooi năl tươc bâc lâh, đhị đêêc zooi bh’rợ pa câl bơơn liêm choom lâh. Rơơm kiêng chính quyền k’rang zooi đoọng ha bh’nơơn, bhrợ padưr bh’rợ tr’câl tr’bhlêy tươc  ma nưih đươi dua, ha dưr dal râu pa chô ha Hợp tác xã lâng đha nuôr. Hợp tác xã xay bhrợ bh’rợ tr’nêng yêm têêm ha pêê pr’loọng đong ting pâh”.

T’cooh Phạm Quốc Phòng coh chr’val Tư, chr’hoong Đông Giang năc ma nưih tr’nơơp đơơng âng tơơm chè Razeh ooy vel bhươl choh choh. C’moo 2016, t’cooh Phòng đâc ooy crâng pêch pay m’ma đơơng chô choh lêy coh nang chr’noh đăn đong, lêy liêm choom, t’cooh năc t’bhlâng bhrợ t’bhưah đhăm choh dzooc 2 héc ta. Bha đưn chè âng pr’loọng đong t’cooh Phòng zâp c’moo bơơn dâng 20 tấn bh’nơơn, pa chô zên lâh 300 ưc đồng. Nâu câi căh muy choh, pêêh pay ha la t’mêê pa câl, pr’loọng đong t’cooh dzợ k’rong câl máy móc bhrợ têng trà, tôm liêm ta nih đoọng đơơng pa câl ha t’mooi. Xooc đâu, đợ bh’nơơn pa câl razeh dưr bâc, chr’năp pa câl tơợ 140 r’bhâu đồng tươc 150 r’bhâu đồng/kg chè gooh. T’cooh Phạm Quốc Phòng đoọng năl: “L’lăm ahay pr’loọng đong ma mông bâc năc za nươr ooy choh crâng, bh’rợ tr’nêng bêl vêy bêl căh. Chính quyền vel đong bhrợ t’vaih Hợp tác xã, acu choh chè razeh Hợp tác xã pay câl, đha nuôr pa bhlâng bhui har. Rơơm kiêng zâp câp, zâp ngành zooi đoọng ha Hợp tác xã, zooi đha nuôr bhrợ têng bâc lâh mơ đợ chè razeh, ha dưr dal râu pa chô, zooi đha nuôr bhrợ cha ca van tơơn tơm chè razeh”.

Bh’nơơn prớ Ariêu âng Hợp tác xã Nông nghiệp Ma Cooih, chr’hoong Đông Giang công năc muy coh bâc bh’nơơn OCOP bơơn pa dzooc pa câl ooy mạng. Coh chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, bh’rợ bhrợ pa dưr muy chr’val muy bh’nơơn âi bhrợ t’vaih pr’đơợ zooi apêê chr’val bhrợ pa dưr bh’nơơn la lay, pr’đơợ liêm ting c’lâng bhrợ têng hàng hóa, chroi đoọng pa dưr tr’mông tr’meh, bhrợ t’vaih pr’đơợ pa xiêr đha rưt. Xooc, vel đong n’nâu vêy 16 bh’nơơn bơơn xay moon năc bh’nơơn OCOP, coh đêêc 2 bh’nơơn 4 sao lâng 14 bh’nơơn OCOP 3 sao. Tươc c’moo 2025, chr’hoong Đông Giang t’bhlâng vêy 35 bh’nơơn mă bơơn 3 sao câp tỉnh năc a têh. T’cooh Đinh Văn Bảo, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đoọng năl: “Đhị chr’hoong l’lăm a hay âi xay moon 16 bh’nơơn OCOP, c’moo 2023 k’đươi moon 11 bh’nơơn, xooc xay moon lêy đoọng pa chăp tươc xay moon apêê bh’nơơn n’nâu. C’lâng bh’rợ k’noọ tươc âng chr’hoong c’moo 2024, rơơm kiêng k’rong pa dưr hạng apêê bh’nơơn OCOP 3 sao dzooc 4 sao, căh vêy kiêng pa dưr bâc OCOP 3 sao dzợ, đoọng pa dưr chr’năp ha bh’nơơn công cơnh k’rong zooi đoọng apêê c’la bh’nơơn n’nâu n’đăh p’têêt pa dưr thị trường”.

Ơt A Riêu được công nhận sản phẩm OCOP của huyện Đông Giang

Tươc đâu tỉnh Quảng Nam âi vêy 350 bh’nơơn OCOP âng 260 c’la, pa zêng pr’loọng đong kinh doanh, Hợp tác xã, tổ hợp tác. Âi vêy bâc bh’nơơn lươt moot pa câl đhị c’bhuh siêu thị, cửa hàng ch’na liêm ch’ngaach, zooi tr’mông vel đong pa dưr k’rơ. Tỉnh Quảng Nam âi zooi apêê bh’nơơn OCOP, bh’nơơn la lay âng vel đong tỉnh t’bhlâng ting pâh apêê hội chợ, bh’rợ xa nay p’têêt pa zum tr’câl tr’bhlêy đọong pa dưr bh’nơơn liêm choom pa câl. T’cooh Nguyễn Út, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam đoọng năl: Apêê hội chợ triển lãm, t’ngay bhiêc bhan bh’nơơn OCOP đơơng chô bh’nơơn liêm ha pêê bh’nơơn OCOP zr’lụ da ding ca coong. Lâh xay truih pa căh, p’têêt pa zum tr’câl trực tiếp, tỉnh Quảng Nam xooc ting bhr’dzang zooi đoọng apêê pr’loọng bhrợ têng, hợp tác xã, c’la bh’nơơn OCOP zr’lụ da ding ca coong bơơn pa dzooc t’moot pa câl coh điện tử: “Cơnh lâng apêê chr’hoong da ding ca coong vêy bâc bh’nơơn OCOP thị trường pa bhlâng chăp kiêng. Azi âi k’rong coh bh’rợ k’đhơợng xay tơợ bh’rợ p’too moon tươc k’đươi bh’nơơn zâp c’moo đoọng apêê vel đong t’bhlâng xơợng bhrợ bh’rợ xa nay n’nâu. Cơnh chè razeh coh chr’hoong Đông Giang, Đẳng sâm coh Tây Giang năc đợ bh’nơơn âng da ding ca coong âi xay moon OCOP 3 sao lâng 4 sao pa bhlâng bâc. Azi vêy bh’rợ bhrợ pa dưr tr’câl tr’bhlêy, xay pa căh bh’nơơn âng đha nuôr bhrợ t’vaih tươc apêê tỉnh n’lơơng, căh câ đợ phien chợ, hội chợ đoọng xay pa căh zooi đha nuôr p’têêt pa zum cr’noọ đươi dua lâng thị trường coh lơơng”./.

Sản phẩm OCOP đem lại thu nhập ổn định cho nông dân vùng cao Quảng Nam                                                

Các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam đã triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP). Nhiều sản phẩm OCOP ở vùng cao được người tiêu dùng biết đến, nâng cao thu nhập cho người dân. Chính quyền địa phương tỉnh Quảng Nam đồng hành hỗ trợ các chủ thể sản phẩm OCOP quảng bá sản phẩm, kết nối ra thị trường.

Chính quyền tỉnh Quảng Nam luôn đồng hành với các doanh nghiệp

Năm 2018, Hợp tác xã Nông nghiệp xã Tư ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam thành lập. Hợp tác xã này đã chọn chè dây Ra Zéh làm sản phẩm chủ lực, tích cực hỗ trợ thành viên từ khâu chăm sóc đến thu hái chè. Hợp tác xã làm đầu mối bao tiêu chè nguyên liệu cho thành viên và người dân, chế biến sản phẩm ra thị trường.

Ông Lê Duy Trường, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp xã Tư cho biết: Công suất chế biến chè của Hợp tác xã đạt 2 tạ/ngày. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, Hợp tác xã đang tiến tới đầu tư máy móc, thiết bị, kỹ thuật nâng cao năng lực sản xuất.  Sản phẩm chè dây Ra Zéh của Hợp tác xã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh đã tạo thuận lợi trong việc kinh doanh và được nhiều người biết đến hơn: “Từ khi tham gia chương trình OCOP thì sản phẩm của Hợp tác xã được khách hàng biết đến nhiều hơn, qua đó giúp kinh doanh nhiều thuận lợi hơn. Mong muốn chính quyền quan tâm hỗ trợ cho sản phẩm, xúc tiến thương mại đến người tiêu dùng, nâng cao thu nhập cho Hợp tác xã và người dân. Hợp tác xã giải quyết việc làm ổn định cho các hộ gia đình thành viên”.

Ông Phạm Quốc Phòng ở xã Tư, huyện Đông Giang là người tiên phong đưa cây chè dây về bản làng để trồng. Năm 2016, ông Phòng lên rừng đào cây giống đem về trồng thử ở  vườn gần nhà, thấy hiệu quả kinh tế, ông tiếp tục mở rộng diện tích lên 2 héc ta. Đồi chè của gia đình ông Phòng mỗi năm cho thu hoạch khoảng 20 tấn, doanh thu đạt trên 300 triệu đồng. Bây giờ không chỉ trồng, hái lá tươi bán, gia đình ông còn đầu tư máy móc chế biến thành trà, đóng bao bì cung cấp cho khách hàng. Hiện nay, lượng tiêu thụ chè dây trên thị trường tăng mạnh, giá dao động từ 140 ngàn đồng đến 150 ngàn đồng/kg chè khô. Ông Phạm Quốc Phòng cho biết: “Trước đây gia đình sống chủ yếu phụ thuộc trồng rừng, công ăn việc làm bấp bênh. Chính quyền địa phương thành lập, xây dựng Hợp tác xã, mình trồng chè dây ra Hợp tác xã thu mua, bà con rất phấn khởi. Mong muốn các cấp, các ngành hỗ trợ cho Hợp tác xã, giúp bà con sản xuất nhiều hơn số lượng chè dây, nâng cao thu nhập, giúp bà con làm giàu từ cây chè dây”.

Các sản phẩm OCOP đặc trưng của miền núi Quảng Nam

Sản phẩm Ớt A Riêu của Hợp tác xã nông nghiệp Mà Cooih, huyện Đông Giang cũng là một trong những sản phẩm OCOP được đưa lên sàn thương mại điện tử. Ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, việc xây dựng mỗi xã một sản phẩm đã tạo động lực giúp các xã đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng, thế mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá, góp phần phát triển kinh tế, tạo động lực giảm nghèo. Hiện tại, địa phương này có 16 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP, trong đó 2 sản phẩm 4 sao và  14 sản phẩm OCOP 3 sao. Đến năm 2025, huyện Đông Giang phấn đấu có 35 sản phẩm đạt chuẩn 3 sao cấp tỉnh trở lên. Ông Đinh Văn Bảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết: “Tại huyện trước đây đã công nhận 16 sản phẩm OCOP, năm 2023 đề xuất 11 sản phẩm, hiện đang đánh giá để tiến đến công nhận các sản phẩm này. Định hướng sắp tới của huyện năm 2024, mong muốn tập trung nâng hạng các sản phẩm OCOP 3 sao lên 4 sao chứ không muốn phát triển đại trà OCOP 3 sao nữa để tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm cũng như tập trung hỗ trợ các chủ thể này về liên kết phát triển thị trường”.

Đến nay tỉnh Quảng Nam đã có 350 sản phẩm OCOP của 260 chủ thể, gồm hộ kinh doanh, Hợp tác xã, tổ hợp tác. Đã có nhiều sản phẩm đi vào chuỗi siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch, giúp kinh tế nông thôn phát triển. Tỉnh Quảng Nam đã hỗ trợ các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng trên địa bàn tỉnh tiếp tục tham gia các hội chợ, chương trình kết nối giao thương để thương mại hoá hiệu quả sản phẩm. Ông Nguyễn Út, Phó Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Quảng Nam cho biết: các hội chợ triển lãm, ngày hội sản phẩm OCOP mang lại hiệu quả rất lớn cho các sản phẩm OCOP khu vực miền núi. Ngoài quảng bá, kết nối giao thương trực tiếp, tỉnh Quảng Nam đang từng bước hỗ trợ các hộ sản xuất, hợp tác xã, chủ thể sản phẩm OCOP khu vực miền núi tiếp cận và đưa sản phẩm lên thương mại điện tử: “Đối với các huyện miền núi có nhiều sản phẩm OCOP thị trường rất ưa chuộng. Chúng tôi đã tập trung trong công tác chỉ đạo từ việc vận động đến giao chỉ tiêu hàng năm để các địa phương quyết tâm thực hiện chương trình này. Như chè dây ở huyện Đông Giang, Đẳng sâm ở huyện Tây Giang là những sản vật vùng cao đã công nhận sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao rất nhiều. Chúng tôi có nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá hàng nông sản cho nông dân ra ngoài các tỉnh khác, hoặc những phiên chợ hay Hội chợ để quảng bá giúp nông dân kết nối cung cầu với thị trường bên ngoài”./.

Tuyết Lê-VOV Miền Trung

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC