BHR’LẬ ZR’NĂH K’ĐHAP HA BH’RỢ TƠỚP BHRỢ CHA TƠỢ BH’RỢ DU LỊCH COH DA DING K’COONG QUẢNG NAM
Thứ hai, 09:16, 15/01/2024 Minh Hoa-VOVMT Minh Hoa-VOVMT
Cruung k’tiếc liêm pr’hay đh’rưah lâng chr’năp pr’hay coh văn hoá âng pazêng c’bhuh acoon coh ắt mamông coh da ding k’coong Trường Sơn… năc râu liêm buôn đoọng tơớp bhrợ cha tơợ bh’rợ du lịch cruung đác, crâng k’coong, bhươl cr’noon coh da ding k’coong. Coh râu la lua cậ, coh zr’lụ đhanuôr acoon coh đhị miền Trung, tơớp bhrợ cha lâng bh’rợ n’nâu năc dzợ bấc râu căh ơy choom n’đăh đợ bấc lâng râu cha choom. Năc đâh vêy bh’rợ bhr’lậ zr’năh k’đhap đoọng k’đơơng t’pâh bh’rợ k’rong bhrợ ooy du lịch da ding k’coong, t’bhlâng pa dưr pr’ắt tr’mông, t’bil ha ul pa xiêr đharựt nhâm mâng ha zr’lụ đhanuôr acoon coh.

 

 

Đươi ooy c’lâng p’rang đong xang lâng râu chr’năp liêm âng bhươl cr’noon du lịch Bhơ Hôồng đh’rưah lâng râu rơơm kiêng, n’năl ghít ooy văn hoá ty đanh âng manuyh Cơ Tu đay, ađoo pân đil Đinh Thị Thìn coh cr’noon Bhơ Hôồng, chr’val Sông Kôn, chr’hoong Đông Giang năc bhrợ homestay đoọng tơớp bhrợ cha. Ty năc giáo viên p’rá Anh ting n’năc ơy vêy kinh nghiệm 10 c’moo bhrợ bh’rợ k’đơơng ta mooi du lịch, Thìn vêy bấc râu liêm choom coh bh’rợ pa têệt ta mooi, pa bhlâng năc ta mooi bha lang k’tiếc kiêng chêêc lêy n’năl văn hoá acoon coh.

Tơợ zên vặ t’đui đoọng âng pazêng Hội Pân đil, Đhanuôr bhrợ ha rêê đhuốch lâng zên k’miah đớc lâh 800 ức đồng, c’moo 2022 Thìn k’rong bhrợ Acu-homestay bhưah k’dâng 20 cha năc ta mooi ắt. Ting n’năc, bhrợ bấc bh’rợ đoọng ha ta mooi chêêc n’năl râu liêm pr’hay âng crâng k’coong, tran đác, boọng gớp lâng chêêc n’năl pr’ắt tr’mông, văn hoá âng bhươl cr’noon Cơ Tu. Đinh Thị Thìn xay truih, pa bhrợ coh cr’chăl zr’năh k’đhap xang bêl vaih pr’luh cr’ăy Covid-19 năc coh c’moo 2023, đợ ta mooi tước ooy Acu - homestay năc đhiệp năc mơ atôh. Hân đhơ cơnh đêêc, ting cơnh Thìn, râu liêm choom bhlâng âng Acu - homestay năc bhrợ t’vaih bh’rợ bhrợ cha ha pr’loọng đong, manuyh bhuh xoọng lâng đhanuôr coh cr’noon Bhơ Hôồng. Tơợ đêêc, ting pa dưr râu bơơn pay pa chô, cr’noọ, lứch loom âng bhươl cr’noon coh bh’rợ zư lêy lâng pa dưr râu chr’năp pr’hay văn hoá ty đanh âng Cơ Tu:“Xoọc đâu apêê ta mooi tước ooy đâu m’bứi lâng pr’đươi du lịch lâng dịch vụ công căh lâh bấc, tu cơnh đêêc năc acu công căh pân t’pâh t’bấc ta mooi, bấc bhlâng năc đương hơnh deh ta mooi kiêng tước ooy đâu. Ba bi cơnh 1 c’bhuh ta mooi năc ađay bơơn tơợ 2 tước 3 ức đồng. Hân đhơ ta mooi tước căh ơy bấc năc pr’loọng đong công vêy zên bơơn pay pa chô lâng vêy p’xoọng bh’rợ tr’nêng đoọng ha pr’loọng đong, đhanuôr coh bhươl cr’noon”.

Chr’hoong da ding k’coong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam vêy bấc râu liêm choom đoọng pa dưr du lịch bhươl cr’noon. Căh muy cruung đác liêm pr’hay coh đâu dzợ zư đớc bấc văn hoá liêm pr’hay đanh đươnh âng manuyh Cơ Tu. Zr’lụ du lịch cruung đác gớp plêệng Đông Giang năc bh’rợ tr’nêng bhrợ t’vaih râu liêm pr’hay pa bhlâng, đơơng âng ta mooi bấc n’đăh tước ooy da ding k’coong n’nâu. Đông Giang ơy bhrợ Đề án “Zư lêy râu chr’năp pr’hay văn hoá âng manuyh Cơ Tu pa têệt lâng bh’rợ pa dưr du lịch” lâng đợ zên xay bhrợ lâh 10 tỷ đồng. Ting n’năc, vel đong t’bhlâng bhrợ k’rơ bh’rợ tơớp bhrợ cha ting c’lâng bh’rợ pa dưr bh’rợ ch’choh b’băn - choh crâng, pr’đươi OCOP đh’rưah lâng pa dưr du lịch lâng zư lêy râu chr’năp pr’hay văn hoá âng Cơ Tu. T’cooh Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Đông Giang prá xay: Tơớp bhrợ cha tơợ bh’rợ du lịch bhươl cr’noon đhị vel đong năc dzợ cơnh ty ahay, căh ơy vêy râu liêm choom bhlâng, la lay, dịch vụ, pr’đươi du lịch dzợ m’bứi. Pa bhlâng, c’năl âng đhanuôr coh bh’rợ n’nâu dzợ bấc râu căh ơy liêm choom năc râu đơ zr’năh k’đhap ha bh’rợ k’đơơng t’pâh k’rong bhrợ, tơớp bhrợ cha tơợ bh’rợ du lịch: “Bh’rợ homestay, farmstay bhrợ têng cơnh ooy đoọng liêm choom, vêy bấc râu chr’năp liêm đoọng apêê đoo bơơn lêy râu liêm choom tơợ bh’rợ xay bhrợ du lịch; pazêng bhươl cr’noon du lịch năc bhrợ t’vaih râu liêm pr’hay tơợ bh’rợ đương hơnh deh ta mooi, p’rá xa nay, bh’rợ chêêc lêy n’năl… múa tân tung, da dặ, penh p’nenh, t’taanh… chêêc n’năl ooy bh’rợ bhrợ ha rêê đhuốch; nhâm mâng râu liêm crêê âng chr’na đha năh… bh’rợ đương hơnh deh ta mooi năc liêm choom bhlâng. Ta mooi ắt đhêy năc Gươl, Moong, năc ng’bhui har, nhâm mâng râu liêm crêê âng môi trường… Râu bha lâng năc c’năl âng đhanuôr năc ting ắt đh’rưah lâng ta mooi đoọng apêê đoo bơơn lêy râu lứch loom âng bhươl cr’noon; râu bha lâng âng manuyh k’đhâng xay năc la lua chr’năp đoọng mặ ta đang moon zập ngai đh’rưah ting bhrợ bh’rợ chêếc lêy n’năl lâng ta mooi”.

Đh’rưah lâng râu căh liêm choom ooy cr’noọ, bh’rợ năc râu liêm choom âng c’lâng p’rang, đong xang, dịch vụ coh da ding k’coong căh ơy nhâm mâng, chính sách zooi k’rong bhrợ dzợ bấc râu căh liêm choom, bha ar bha tơ hành chính dzợ bấc cơnh… công năc râu bhrợ zr’năh k’đhap đoọng pa dưr du lịch bhươl cr’noon coh zr’lụ đhanuôr acoon coh. Anoo Bùi Thế Anh, Bí thư Huyện đoàn Nam Giang prá xay: “Đha đhâm c’mor công kiêng tơớp bhrợ cha, pa dưr du lịch bhươl cr’noon, công kiêng xay p’căh râu liêm choom ooy cruung k’tiếc, văn hoá, acoon manuyh Nam Giang. Hân đhơ cơnh đêêc, c’rơ ooy zên prặ công cơnh kinh nghiệm căh lâh choom âng đay năc k’đhap đoọng choom ng’xay bhrợ. Ting n’năc, apêê doanh nghiệp công căh lâh k’rong bhrợ pa dưr du lịch đhị chr’hoong da ding k’coong Nam Giang. Tu cơnh đêêc, bh’rợ đươi dua c’rơ đhị đêêc, đợ râu liêm pr’hay âng vel đong đoọng pa dưr du lịch năc căh ơy crêê cơnh cr’noọ cr’niêng. Du lịch bhươl cr’noon vaih c’rơ năc râu liêm choom đoọng ta đhâm c’mor vêy p’xoọng bh’rợ tr’nêng, p’xoọng râu bơơn pay pa chô”.

Đoọnh pa dưr bh’rợ k’rong bhrợ pa dưr du lịch da ding k’coong, coh cr’chăl ahay, tỉnh ơy bhrợ bấc cơ chế, chính sách bhrợ c’lâng p’rang, đong xang, xay p’căh, xay bhrợ, pa dưr du lịch da ding k’coong, lêy nâu đoo năc 1 coh 3 râu bh’rợ t’đui đoọng bha lâng coh bh’rợ tơớp bhrợ cha, tr’xăl t’mêê ta béch g’lăng. Coh đêêc, năc choom xay moon tước ooy Đề án “Zooi pa dưr du lịch da ding k’coong Quảng Nam tước c’moo 2025” lâng bấc râu xa nay bh’rợ chr’năp cơnh: Zooi zên đoọng ha 20 đhị du lịch da ding k’coong đươi ooy bh’rợ xay p’căh, quy hoạch, k’rong bhrợ pa dưr pazêng râu pr’đươi, bhrợ têng pr’đươi du lịch, pa choom manuyh pa bhrợ… Hân đhơ cơnh đêêc, xoọc đâu, pazêng dự án tơớp bhrợ cha coh da ding k’coong bấc bhlâng năc ooy bh’rợ ch’choh, b’băn, ha dzợ đợ pr’đươi tơớp bhrợ cha tơợ du lịch coh da ding k’coong năc m’bứi bhlâng, căh ơy choom k’đơơng t’pâh c’bhuh tơớp bhrợ cha t’bhlâng xay bhrợ. Anoo Hoàng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Nam prá xay: “Xoọc đâu, apêê pr’zớc coh Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang công t’bhlâng bhrợ bh’rợ tơớp bhrợ cha ooy du lịch bhươl cr’noon lâng năc tơớp vêy đợ râu ta đang moon k’rong bhrợ lâng ta đang moon apêê doanh nghiệp k’rong bhrợ ooy bh’rợ n’nâu. Xoọc đâu, râu chr’năp pay pa chô tơợ bh’rợ tơớp bhrợ cha du lịch da ding k’coong căh ơy bấc, hân đhơ cơnh đêêc ting cơnh acu coh ha y chroo, lâng bh’rợ xay p’căh âng Đoàn đha đhâm c’mor công cơnh cr’noọ cr’niêng tơớp bhrợ cha âng pazêng apêê pr’zớc năc bh’rợ tơớp bhrợ cha tơợ du lịch đươi dua râu chr’năp liêm âng vel đong năc la lua ta nih lâh mơ. Zr’năh k’đhap bhlâng lâng apêê pr’zớc tơớp bhrợ cha coh bh’rợ du lịch năc c’lâng p’rang ooy da ding k’coong pa bhlâng ch’ngai, bh’rợ xay p’căh tước ooy ta mooi công k’đhap. Đoọng pa dưr du lịch bhươl cr’noon năc vêy đợ apêê ta đhâm c’mor bhrợ du lịch. Azi lêy, pa dưr đoọng ha đhâm c’mor bhrợ du lịch năc vêy c’năl ghít ooy bh’rợ tơớp bhrợ cha, râu đêêc năc râu đơ chr’năp bhlâng âng hêê t’bhlâng pa choom”.

Tơớp bhrợ cha du lịch t’viêng, nhâm mâng xoọc vêy chính quyền lâng ngành chức năng tỉnh Quảng Nam t’bhlâng xay bhrợ. Hân đhơ cơnh đêêc, đoọng k’đơơng t’pâh manuyh tơớp bhrợ cha ooy bh’rợ n’nâu, vel đong năc dzợ vêy p’xoọng đợ cơ chế, chính sách t’mêê liêm choom, đăn lâh mơ ooy râu la lua coh xoọc đâu./.

Gỡ khó cho khởi nghiệp du lịch ở miền núi Quảng Nam

Cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp cùng kho tàng văn hóa đa sắc màu của các dân tộc trên dãy Trường Sơn… là điều kiện thuận lợi để khởi nghiệp du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng vùng cao. Trên thực tế, tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực miền Trung, khởi nghiệp trong lĩnh vực này còn hạn chế cả về số lượng lẫn hiệu quả. Cần có giải pháp gỡ khó để thu hút đầu tư cho du lịch miền núi, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Dựa vào nền tảng cơ sở hạ tầng và thương hiệu sẵn có của làng du lịch Bh’ôồng cùng sự đam mê, am hiểu văn hóa truyền thống Cơ Tu của mình, cô gái trẻ Đinh Thị Thìn ở thôn Bh’ôồng, xã Sông Kôn, huyện Đông Giang quyết định mở homestay để khởi nghiệp. Vốn là giáo viên tiếng Anh lại từng có kinh nghiệm 10 năm làm hướng dẫn viên du lịch, Thìn rất có lợi thế trong việc kết nối du khách, đặc biệt là khách quốc tế yêu thích khám phá và trải nghiệm văn hóa dân tộc.

Từ nguồn vốn vay ưu đãi của các Hội Phụ nữ, Nông dân và tiền tiết kiệm hơn 800 triệu đồng, năm 2022 Thìn đầu tư xây dựng Acu-homestay quy mô khoảng 20 khách. Đồng thời, tổ chức nhiều hoạt động cho du khách khám phá núi rừng, thác suối, hang động và trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt, văn hóa của cộng đồng Cơ Tu. Đinh Thị Thìn chia sẻ, đi vào hoạt động đúng thời điểm khó khăn sau dịch bệnh Covid-19 nên năm 2023, lượng khách đến với Acu homestay mới chỉ dừng lại con số khá khiêm tốn. Nhưng theo Thìn, cái được lớn nhất mà Acu- homestay mang lại là sinh kế cho gia đình, người thân và bà con làng Bh’ôồng. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập, ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Cơ Tu: “Hiện tại đoàn khách rất ít với lại với cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch cũng còn hạn chế nên mình chưa dám xúc tiến nhiều, chủ yếu là đón khách có nhu cầu. Ví dụ có 1 đoàn thì mình có được 2 đến 3 triệu đồng. Mặc dù khách đến chưa nhiều nhưng gia đình cũng có thêm một khoản thu nhập và có thêm công việc cho gia đình, bà con thôn xóm”.

Huyện miền núi Đông Giang, tỉnh Quảng Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng. Không chỉ có phong cảnh sơn thủy hữu tình nơi đây còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc lâu đời của người Cơ Tu. Khu du lịch sinh thái cổng trời Đông Giang đi vào hoạt động tạo cũng đã tạo điểm nhấn, đưa du khách 4 phương tìm đến vùng cao này. Đông Giang đã ban hành Đề án “Bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa của tộc người Cơ Tu gắn với phát triển du lịch” với nguồn kinh phí thực hiện hơn 10 tỷ đồng. Theo đó, địa phương sẽ đẩy mạnh khởi nghiệp theo hướng vừa phát triển nông- lâm nghiệp, sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch và giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa Cơ Tu. Ông Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang nhìn nhận:  Khởi nghiệp về du lịch cộng đồng trên địa bàn vẫn còn đi theo lối mòn, chưa tạo được sự đột phá, khác biệt, dịch vụ, sản phẩm du lịch còn đơn điệu. Đặc biệt, nhận thức của người dân trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế là rào cản thu hút đầu tư, khởi nghiệp du lịch: “Mô hình hoemstay, farmstay làm sao đầu tư bài bản, có chất lượng để người ta thấy được chất lượng từ sản phẩm phục vụ du lịch; các làng du lịch phải tạo sự hấp dẫn từ khâu tiếp đón, ứng xử, hoạt động trải nghiệm…múa tân tung da dá, bắn nỏ, đan lát..trải nghiệm làm nương, rẫy; phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm..cách phục vụ phải chuyên nghiệp. Khi khách lưu trú thì Gươl, Moong, phải niềm nở, đảm bảo về vệ sinh môi trường…Cái cơ bản là nhận thức của người dân phải hòa mình vào du khách để làm sao họ thấy được sự cởi mở, thân thiện của cộng đồng; yếu tố của người chủ trì phải thực sự uy tín để có thể kêu gọi mọi người cùng tham gia vào các hoạt động trải nghiệm cùng du khách”.

Cùng với những hạn chế về tư duy, cách làm thì điều kiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ ở miền núi thiếu đồng bộ, chính sách hỗ trợ đầu tư còn hạn chế, thủ tục hành chính rườm rà…cũng là rào cản để phát triển du lịch cộng đồng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Anh Bùi Thế Anh, Bí thư Huyện đoàn Nam Giang cho rằng: “Thanh niên cũng muốn khởi nghiệp, phát triển du lịch cộng đồng, cũng muốn giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh về thiên nhiên, văn hóa, con người Nam Giang. Tuy nhiên, nguồn lực về tài chính cũng như kinh nghiệm hạn chế của mình thì rất khó để thực hiện được. Trong khi đó, các doanh nghiệp cũng hạn chế đầu tư phát triển du lịch tại huyện miền núi Nam Giang. Chính vì vậy, việc tận dụng nguồn lực tại chỗ, những nét đẹp của địa phương để phát triển du lịch thì vẫn chưa được như mong muốn. Du lịch cộng đồng mà phát triển sẽ là cơ hội để thanh niên có thêm việc làm, thêm thu nhập”.

Để khuyến khích đầu tư phát triển du lịch miền núi, thời gian qua, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, quảng bá, xúc tiến, kích cầu du lịch miền núi, xem đây 1 trong 3 lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Trong đó, phải kể đến Đề án “Hỗ trợ phát triển du lịch miền núi Quảng Nam đến năm 2025”  với nhiều nội dung thiết thực như: Hỗ trợ kinh phí cho 20 điểm du lịch miền núi thông qua các hoạt động tuyên truyền, quy hoạch, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các sản phẩm du lịch, đào tạo nguồn nhân lực…  Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các dự án khởi nghiệp ở miền núi chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, trong khi đó các sản phẩm khởi nghiệp du lịch ở miền núi lại rất hạn chế, chưa thu hút được cộng đồng khởi nghiệp quan tâm. Anh Hoàng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Nam cho rằng: “Hiện nay, các bạn ở Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang cũng rất chú trọng các mô hình khởi nghiệp du lịch cộng đồng và bắt đầu có sự kêu gọi đầu tư và kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Hiện nay, giá trị mang lại từ khởi nghiệp du lịch miền núi chưa nhiều nhưng theo tôi trong tương lai, với cách quảng bá của Đoàn thanh niên cũng như khát vọng khởi nghiệp của các bạn trẻ như vậy thì khởi nghiệp du lịch trên nền tảng bản địa sẽ đi vào thực tiễn. Khó khăn nhất đối với các bạn trẻ khởi nghiệp trong lĩnh vực du lịch là đường sá miền núi còn xa xôi, việc quảng bá đến du khách cũng khó. Để phát triển du lịch cộng đồng thì cần phải có đội ngũ thanh niên làm du lịch. Chúng tôi thấy rằng, phát triển để cho thanh niên làm du lịch là phải có kiến thức rộng về khởi nghiệp là cái quan trọng hàng đầu mà chúng ta phải đào tạo”.

Khởi nghiệp du lịch xanh, bền vững đang được chính quyền và ngành chức năng tỉnh Quảng Nam quan tâm đầu tư. Tuy nhiên, để thu hút các chủ thể khởi nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này, địa phương cần có thêm những cơ chế, chính sách mới linh hoạt, gần sát hơn với thực tế hiện nay./.

Minh Hoa-VOVMT

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC