Bhrợ t’vaih c’lâng pa dưr kinh tế da ding k’coong tơợ bh’rợ băn hươu sao
Thứ hai, 15:23, 26/02/2024 Minh Hoa VOV-Miền Trung Minh Hoa VOV-Miền Trung
Pazêng c’moo đăn đâu, bh’rợ xăl chr’noh, bh’năn băn năc vêy chính quyền pazêng chr’hoong da ding k’coong tỉnh Quảng Nam t’bhlâng xay bhrợ. Bấc bh’rợ ch’choh, b’băn vêy ta bhrợ têng năc chô đơơng râu liêm choom bấc bhlâng. Muy coh pazêng n’năc năc bh’rợ băn hươu sao coh chr’hoong da ding k’coong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Hân đhơ xoọc vêy ta băn lêy năc bh’rợ n’nâu ơy k’đơơng t’pâh bấc manuyh ting băn, xay moon đớc năc bhrợ t’vaih râu liêm choom bấc bhlâng coh bh’rợ pa dưr kinh tế coh zr’lụ da ding k’coong

 

 

Hân noo ha pruốt n’nâu năc c’moo g’luh 2, cr’năn hươu sao âng pr’loọng đong anoo Nguyễn Xuân Son coh cr’noon Đhami, chr’val Ba, chr’hoong Đông Giang vêy nhung t’mêê. Pr’loọng đong anoo năc pr’loọng đong tr’nơơp âng chr’hoong băn hươu sao, tu cơnh đêêc coh tr’nơớp vêy đợ râu k’rang, tu cơnh đêếc tơợ lâh 2 c’moo băn lêy năc chô đơơng râu liêm choom lâh cơnh cr’noọ.

Ting cơnh anoo Son, x’rịa c’moo 2022, pr’loọng đong câl 3 cặp hươu sao tơợ Hương Sơn, Hà Tĩnh chô băn. Coh tr’nơớp tu căh n’năl cơnh băn năc 1 cặp lâh chêệt. Xang bêl chêêc n’năl tơợ râu la lua lâng ta mooh kinh nghiệm âng manuyh l’lăm băn, bh’rợ băn lâng pa trơơi m’ma cr’năn hươu âng pr’loọng đong công buôn lâh mơ. Đoọng vêy zập bh’năn ha cr’năn hươu, pr’loọng đong ơy choh bhơi lâng muy bơr râu tơơm pay cha p’lêê coh zr’lụ c’rol băn.

Anoo Nguyễn Xuân Son prá xay, hươu sao băn k’dâng 1 c’moo năc tơớp pay nhung, ha dang băn liêm, zập c’moo năc bơơn pay pa chô tơợ 2 tước 3 chu, muy chu vêy k’dâng 1kg nhung t’mêê muy p’nong. Nhung hươu năc muy râu zơ nươu chr’năp, tu cơnh đêêc zr’lụ pa câl công nhâm mâng, chr’năp dal tu cơnh đêêc râu liêm choom ooy kinh tế bấc lâh mơ ng’băn t’rí c’roóc, a ọc, bé… Lâh ng’pay nhung, hươu tước ooy hân noo ma coon năc choom pa trơơi m’ma, pa câl ooy thị trường: “Azi choh bhơi đoọng vêy bh’năn zập liêm. Hươu năc buôn cha bhơi, xậ n’loong, bột zêng vêy ađoo cha, cơnh axậ xoan, prí, bhơi, pa neh, n’cam ch’neh, m’cam a bhoo, cà rốt… lâng bhơi năc bhơi voi lâng bhlăng xi. Ng’moon zazum hươu cha công m’bứi; p’nong ga măc bhlâng cha k’dâng tơợ 4 tước 5kg. Bơr p’nong ga măc vêy chr’năp k’dâng 40 ức đồng, ha dang mị lâng m’ma, c’rol dzợ năc k’dâng 100 ức đồng, băn bấc vêy đhị pa câl năc công buôn bhlâng pay pa chô zên. Bh’năn n’nâu đợ zên ng’đươi bêl tơớp băn công bấc, năc râu liêm choom ha kinh tế công bấc, râu liêm buôn năc ađoo căh lâh cha bấc lâng doọ lâh vaih pr’luh cr’ăy. Bh’năn n’nâu choom ma mông lâng đhr’năng âng plêệng k’tiếc coh da ding k’coong cơnh Quảng Nam”.

Bơơn lêy râu liêm choom ooy kinh tế tơợ bh’rợ băn hươu sao âng pr’loọng đong anoo Nguyễn Xuân Son, bấc đhanuôr coh chr’val Ba công ơy tước lêy zr’lụ băn hươu âng pr’loọng đong anoo Son, ta mooh n’năl ooy kinh nghiệm băn đoọng ting băn. Hân đhơ cơnh đêêc, băn hươu sao năc vêy đhăm k’tiếc bhưah, zên đươi công bấc năc căh vêy buôn ng’bhrợ. P’căn Mạc Thị Việt, Phó Chủ tịch UBND chr’val Ba, chr’hoong Đông Giang prá xay, xang bêl chr’hoong vêy c’lâng bh’rợ pa dưr bh’rợ băn hươu sao, chr’val vêy công văn pa gơi ooy pazêng bhươl cr’noon, xrặ đợ pr’loọng đong nhăn ting băn. Tơợ bh’rợ ch’mêệt lêy râu la lua năc vêy 5 pr’loọng đong coh chr’val vêy zập pr’đơợ bhrợ têng: “Tơợ bh’rợ ch’mêệt lêy râu la lua, pazêng pr’loọng đong zêng nhâm mâng zập pr’đơợ băn, xoọc đâu vel đong xoọc xrặ đợ t’nooi pr’loọng đong nhăn băn lâng pa gơi ooy chr’hoong. Râu zooi đoọng âng Nhà nước ooy bh’rợ n’nâu năc bấc bhlâng. Ghít năc, pazêng pr’loọng đong vêy ting băn năc vêy ta zooi 170 ức đồng ooy muy bh’rợ, tu cơnh đêêc, đhanuôr năc bhrợ c’rol. Nâu đoo năc bh’rợ đoọng đhanuôr pa dưr kinh tế. Zên bhrợ c’rol k’dâng 30 ức đồng, năc vêy k’tiếc choh bhơi đăn đhị c’rol băn. Cán bộ chr’val p’too moon ghít đoọng băn hươu crêê cơnh xa nay lâng liêm choom. Zr’lụ pa câl đhơ đhơ cơnh công nhâm mâng, tu pr’đươi n’nâu u hắt bhlâng. Doọ k’rang ooy xa nay pa câl”.

 

T’cooh Đinh Văn Bảo, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Đông Giang prá xay, c’xêê 9 c’moo ahay, chr’hoong đoọng apêê lướt ch’mêệt lêy, pa choom kinh nghiệm băn hươu sao pay nhung coh tỉnh Hà Tĩnh. Tơợ bh’rợ ch’mêệt lêy râu la lua lâng râu liêm choom bhrợ t’vaih tơợ bh’rợ hươu pay nhung coh chr’val Ba, chr’hoong ơy bhrợ Đề án pa dưr bh’rợ băn hươu sao coh 11 chr’val, thị trấn. Pazêng pr’loọng đong ting pâh ooy bh’rợ n’nâu, lâh vêy ta đoọng 5 acoon m’ma, năc dzợ vêy ta zooi ooy bh’năn coh 2 c’moo tr’nơơp. Hân đhơ cơnh đêêc, zên đoọng k’rong bhrợ ooy bh’rợ n’nâu năc bấc bhlâng, bh’rợ ch’mêệt lêy, lêy pay manuyh ting băn năc ng’bhrợ liêm ghít tơợ bhươl cr’noon, chr’val: “Azi lêy pay đợ pr’loọng đong kiêng pa dưr kinh tế, zay, lứch loom đoọng pay đoọng m’ma lâng trách nhiệm âng pazêng chr’val, zr’lụ vêy pr’loọng đong đhanuôr đươi dua. Apêê đoo năc đh’rưah lâng chr’hoong đương lêy, ta đang k’dua bhrợ têng, ch’mêệt lêy bh’rợ xay bhrợ. Pazêng pr’loọng đong ting băn năc muy bhrợ c’rol a năm. Ooy bh’rợ pa choom bhrợ c’rol năc đơn vị k’rong bhrợ đh’rưah năc zooi pa choom bhrợ. Xoọc đâu 1 p’nong hươu sao năc âng đơn vị k’đhâng xay k’rong bhrợ đh’rưah pay đoọng năc liêm choom tơợ 18 tước 24 c’xêê u pậ; chr’năp coh xoọc đâu tơợ 20 tước 25 ức đồng 1 p’nong t’đui ooy p’nong căn lâng p’nong conh. Đh’rưah lâng bh’rợ bhrợ têng Đề án băn hươu sao, azi công zooi ting cơnh xa nay bh’rợ cr’noọ cr’niêng âng k’tiếc k’ruung”.

Băn hươu sao đhị pr’loọng đong hân đhơ dzợ t’mêê lâng đhanuôr da ding k’coong chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Hân đhơ cơnh đêêc, tơợ bh’nơơn bh’rợ băn lêy coh tr’nơớp lâng râu pa chăp ch’mêệt lêy, k’rong bhrợ, ting xay bhrợ đh’rưah âng chính quyền, ngành chức năng vel đong, bh’rợ n’nâu xay moon đớc năc bhrợ t’vaih râu liêm choom coh bh’rợ xăl bh’năn băn, t’bhlâng pa dưr kinh tế, zooi đhanuôr da ding k’coong t’bil ha ul, pa xiêr đharựt lâng bhrợ t’vaih cr’van cr’bhộ coh vel đong./.

Mở hướng phát triển kinh tế miền núi từ nuôi hươu sao

Những năm gần đây, phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được chính quyền các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam đặc biệt quan tâm. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi đưa vào sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao. Một trong số đó phải kể đến mô hình nuôi hươu sao ở huyện miền núi Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Tuy đang trong quá trình triển khai thí điểm nhưng mô hình này đã thu hút nhiều người đăng ký tham gia, hứa hẹn tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế ở vùng cao.

Mùa xuân này là năm thứ 2, đàn hươu sao của gia đình anh Nguyễn Xuân Son ở thôn Đhami, xã Ba, huyện Đông Giang cho nhung tươi. Gia đình anh là hộ đầu tiên của huyện nuôi hươu sao nên lúc đầu cũng có chút lo lắng tuy nhiên qua hơn 2 năm nuôi thử nghiệm đã cho thành công ngoài mong đợi.

Theo anh Son, cuối năm 2022, gia đình đầu tư mua 3 cặp hươu sao ở Hương Sơn, Hà Tĩnh về nuôi. Lúc đầu do chưa biết cách chăm sóc nên 1 cặp bị chết. Sau khi tìm hiểu thực tế và học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, việc nuôi và nhân giống đàn hươu của gia đình trở nên dễ dàng hơn. Để chủ động nguồn thức ăn cho đàn hươu, gia đình đã đầu tư trồng cỏ và một số loại cây ăn quả ngay khu vực chuồng trại.

Anh Nguyễn Xuân Son chia sẻ, hươu sao nuôi khoảng 1 năm thì bắt đầu cho nhung, nếu chăm sóc tốt, mỗi năm có thể thu hoạch 2 đến 3 đợt, mỗi đợt cho khoảng 1 kg nhung tươi mỗi con. Nhung hươu là loại dược liệu quý hiếm nên đầu ra rất ổn định, giá thành lại cao nên hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn hẳn nuôi trâu, bò, heo, dê... Ngoài thu nhung, hươu đến kỳ sinh sản còn có thể nhân giống cung cấp cho thị trường:  “Mình trồng cỏ để chủ động nguồn thức ăn. Hươu chủ yếu ăn cỏ, cây lá, bột ăn hết như lá xoan, chuối, cỏ, mít, sung, bột gạo, bột bắp, cà rốt…còn cỏ là cỏ voi và cỏ sả. Nói chung hươu cũng ít ăn; con trưởng thành ăn khoảng 4 đến 5 kg. 1 cặp lớn khoảng 40 triệu đồng, nếu cả giống, chuồng trại nữa khoảng hơn 100 triệu đồng, nuôi nhiều có đầu ra sản phẩm thì cũng dễ lấy vốn. Con này đầu vào cao nhưng hiệu quả kinh tế cũng cao, thuận lợi là hắn ít ăn và ít dịch bệnh. Con này rất thích hợp với điều kiện thời tiết ở miền núi như Quảng Nam”.

Nhận thấy hiệu quả kinh tế mang lại từ mô hình nuôi hươu sao của hộ anh Nguyễn Xuân Son, nhiều bà con ở xã Ba cũng đã tìm đến trang trại nuôi hươu của gia đình anh Son tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm để làm theo. Tuy nhiên, nuôi hươu sao đòi hỏi diện tích rộng, vốn đầu tư lớn nên không dễ thực hiện. Bà Mạc Thị Việt, Phó Chủ tịch UBND xã Ba, huyện Đông Giang cho biết, sau khi huyện có chủ trương về phát triển mô hình nuôi hươu sao, xã đã có công văn gửi xuống các thôn, lập danh sách các hộ đăng ký tham gia. Qua kiểm tra, thẩm định thực tế có 5 hộ trên địa bàn xã hội đủ điều kiện thực hiện: “Qua kiểm tra thực tế, các hộ đều đảm bảo đủ các điều kiện, hiện địa phương đang lập danh sách gửi lên huyện. Sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước đối với mô hình này rất lớn. Cụ thể, Các hộ được chọn tham gia sẽ được hỗ trợ 170 triệu đồng/1 mô hình, do đó, người dân phải đối ứng chuồng. Đây là bước để người dân phát triển kinh tế. Chuồng đầu tư khoảng 30 triệu đồng, phải có đất trồng cỏ gần khu chuồng trại chăn nuôi. Cán bộ xã chỉ đạo rất sâu sát để nuôi hươu phải đảm bảo tiêu chuẩn và hiệu quả. Đầu ra chắc chắn ổn định, đảm bảo, vì sản phẩm này rất hiếm. Đầu ra yên tâm”

Ông Đinh Văn Bảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang cho hay, tháng 9 năm ngoái, huyện cử đoàn đi khảo sát, học tập kinh nghiệm nuôi hươu sao lấy nhung ở tỉnh Hà Tĩnh. Qua tham quan thực tế và hiệu quả mang lại từ mô hình nuôi nhung hươu tại xã Ba, huyện đã xây dựng Đề án phát triển mô hình nuôi hươu sao trên địa bàn 11 xã, thị trấn. Các hộ tham gia mô hình này, ngoài được cấp 5 con giống, còn được hỗ trợ thức ăn chăn nuôi trong 2 năm đầu. Tuy nhiên, nguồn  đầu tư hỗ trợ mô hình này rất lớn nên việc khảo sát, thẩm định, chọn lựa đối tượng tham gia phải được thực hiện chặt chẽ ngay từ thôn, xã: “Chúng tôi chọn những hộ có mong muốn phát triển kinh tế, chăm chỉ, tâm huyết để cấp giống và gắn với trách nhiệm các xã, nơi có các hộ dân được thụ hưởng. Họ phải cùng huyện theo dõi, đôn đốc, giám sát việc thực hiện.  Các hộ tham gia chỉ phải đối ứng chuồng trại. Về hướng dẫn làm chuồng trại thì đơn vị liên kết sẽ hỗ trợ. Hiện nay 1 con hươu mà đơn vị chủ trì liên kết cấp phải đạt từ 18 đến 24 tháng tuổi; giá hiện nay khoảng từ 20 đến 25 triệu đồng 1 con tùy con cái với con đực. Song song với xây dựng Đề án nuôi hươu sao mình cũng triển khai hỗ trợ theo các chương trình mục tiêu quốc gia”.

Nuôi hươu sao tại hộ gia đình tuy còn khá mới mẻ đối với bà con vùng cao huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, từ kết quả thử nghiệm ban đầu và sự nghiên cứu, đầu tư hỗ trợ, đồng hành của chính quyền, ngành chức năng địa phương, mô hình này hứa hẹn tạo hướng đột phá trong chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, thúc đẩy phát triển kinh tế, giúp bà con miền núi xóa đói, giảm nghèo và làm giàu trên quê hương./.

Minh Hoa VOV-Miền Trung

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC