CR’NOỌ BH’RỢ CHOH TƠƠM CHA P’LÊÊ LÂNG B’BĂN PA CHÔ BH’NƠƠN DAL
Thứ sáu, 17:00, 06/12/2024 Tuyết Lê Tuyết Lê
Đươi dua rau liêm choom âng đhăm k’tiếc bôl crâng, bấc pr’loọng đhanuôr Cơ Tu đhị tỉnh Quảng Nam ơy k’rong bhrợ pa dưr bh’rợ băn bh’năn, choh tơơm cha p’lêê pa chô bh’nơơn dal.

Đoọng vêy bh’nơơn nâu, ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam ta luôn zooi m’ma choh, kỹ thuật bhrợ têng zooi đhanuôr t’bhưah zr’lụ bhrợ têng. Tơợ đêêc, bấc cr’noọ bh’rợ ơy pa dưr bh’nơơn liêm choom.

 

 

Cr’noọ bh’rợ choh tơơm cha p’lêê âng t’cooh A Lăng Minh, đhanuôr Cơ Tu bấc ngai năl tước. Cr’noọ bh’rợ bơơn bhrợ têng đhị zr’lụ bôl vel Pho, chr’val Sông Kôn, chr’hoong da ding ca coong Đông Giang. 3 c’moo lalăm, t’cooh Alăng Minh vặ 100 ức đồng zên tơợ apêê Ngân hàng đoọng k’rong bhrợ têng trang trại choh tơơm cha p’lêê lâng băn a’ọc, k’roọc.

Tước nâu kêi, trang trại âng t’cooh A Lăng Minh vêy lâh 500 tơơm pa neh, chrun, pih Vinh, pih bhung lâng 200 p’nong a’ọc tăm, k’roọc, a tưch, a đha. T’cooh A Lăng Minh dzợ t’pâh, xay moon kinh nghiệm, đươi dua kỹ thuật choh bhrợ, băn rơơi đoọng ha đhanuôr ting năl bhrợ cha, đh’rưah ting pa dưr ca van. T’cooh Minh đoọng năl, tơợ cr’noọ bh’rợ nâu, zập c’moo pa chô lãi lâh 100 ức đồng. T’cooh Minh moon đơc nắc tước đâu t’bhưah trang trại đoọng k’rong băn bé.

“Acu vặ zên đăh Hội Nông dân đoọng t’bhưah trang trại, tr’mông tr’meh nâu kêi z’zăng lâh lalăm, cơnh lalăm cha neh cha cung căh vêy. Đảng, Nhà nước chính quyền vel đong k’rang đoọng vặ zên t’đui đoọng ha đhanuôr acoon coh k’rong bhrợ, pa dưr băn bh’năn”.

Đhị chr’val Sông Kôn, chr’hoong da ding ca coong Đông Giang vêy bấc pr’loọng đhanuôr Cơ Tu z’lâh k’đhap bhrợ pa dưr ca van. 2 c’moo lalăm, pr’loọng đong t’cooh A Lăng Nhơn đhị vel K8, chr’val Sông Kôn nắc pr’loọng đha rựt, tr’mông tr’meh zập bêl cung ta bhuch, k’đhap zr’năh bấc rau. P’rơơm bơơn z’lâh đha rựt, t’cooh A Lăng Nhơn ơy vặ 50 ức đồng tơợ Ngân hàng chính sách xã hội, t’bhưah k’rong bhrợ c’rọol băn a đha a tưch, a’ọc tăm lâng pêch a bóc băn a xiu… Xoọc đâu, cr’noọ bh’rợ âng pr’loọng đong t’cooh Nhơn ơy pa chô bh’nơơn dal, bấc ngai k’rang ting pa choom bhrợ.  T’cooh A Lăng Nhơn đoọng năl:

 “Nâu kêi pa câl a’ọc, pa câl a tưch lâng a xiu prang c’moo. Lalăm hay k’đhap bhlầng, bhrợ ha rêê, nâu kêi nắc băn a’ọc bhrợ trang trại doọ lâh k’đhap, vêy zên k’bơch. A đay pay ếp băn đanh, ha y nắc băn bé tu bé dưr pậ liêm, pa chô bh’nơơn lâh băn a’ọc”.

T’cooh A rất Trung, Phó Chủ tịch UBND chr’val Sông Kôn, chr’hoong Đông Giang đoọng năl: Bơơn rau k’rang âng chính quyền, bấc pr’loọng đhanuôr Cơ Tu đhị chr’val Sông Kôn, chr’hoong Đông Giang ơy pa đăn lâng kỹ thuật b’băn pa chô bh’nơơn liêm lâng xăl cơnh pa chăp bhrợ tơợ “băn đoọng đươi” nắc xăl băn đoọng pa câl, pa chô kinh tế ha pr’loọng đong.

 “Đhị vel đong leh bấc cr’noọ bh’rợ cơnh băn a’ọc m’ma âng vel đong, băn a đha pa chô bh’nơơn dal, căh cợ cr’noọ bh’rợ băn chr’gơơng, choh quế. Tơợ đêêc bấc pr’loọng đhanuôr ơy zước gluh tơợ pr’loọng đha rựt đanh mâng, vêy pr’loọng dưr ca van. Vel đong nắc zooi cớ đhanuôr t’bhưah bấc cr’noọ bh’rợ pa dưr bhrợ têng cha. Đhị chr’val Sông Kôn vêy 747 pr’loọng đha nuôr, coh đêêc 371 pr’loọng đha rựt lâng 81 pr’loọng đăn đha rựt”.

Pazêng c’moo đăn đâu, đh’rưah âng bhiệc bhrợ têng apêê cr’noọ bh’rợ pa dưr trang trại pa zưm lâng choh bêệt, chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam k’rong pa dưr c’lâng bhrợ cha ting k’bhuh, xăl tơơm chr’noh, bh’năn băn ting c’lâng liêm choom ha đhanuôr. T’cooh A Vô Tô Phương, Chủ tịch UBND chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đoọng năl: Bấc pr’loọng đha nuôr vêy pa chô bh’nơơn tệêm ngăn tơợ bơr pêê zệt ức đồng tước bơr pêê ha riêng ức đồng zập c’moo:

 “Cr’chăl hay, chr’hoong ơy zooi đhanuôr bhrợ bấc cr’noọ bh’rợ bhrợ têng cha cơnh bhrợ bhươn, trang trại lâng vêy bh’nơơn. Đhanuôr bơơn ting pâh xơợng Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp xiêr pa choom cơnh bhrợ têng lâng chấc lêy đhị pa câl bh’nơơn ơy bơơn. T’mêê đâu Nghị quyết HĐND tỉnh Quảng Nam đăh pa dưr kinh tế bhươn, kinh tế trang trại, đhanuôr vêy k’tiếc bhưah lâh 1000m2 zêng bơơn zooi đoọng bhrợ. C’moo t’tun đâu nắc UBND chr’hoong Đông Giang k’rong lâng p’loon tơợ rau zooi âng tỉnh, pa bhlầng nắc zên âng vel đong zooi đhanuôr k’rong bhrợ têng cha”.

Đhị chr’hoong da ding ca coong tỉnh Quảng Nam vêy k’rơ bhầu cr’noọ bh’rợ bhrợ ha rêê đhuôch pa chô bh’nơơn dal. Pazêng c’moo hay, đh’rưah lâng đợ zên âng Trung ương, ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam dzợ zooi đhanuôr acoon coh, đhanuôr ặt đhị zr’lụ ch’ngai bha dăh bhrợ têng cha, z’lâh đha rựt. T’cooh Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đoọng năl:

 “C’lâng quy hoạch tỉnh Quảng Nam cr’chăl 2021 – 2030 t’hước tước 2050 nắc xay moon ghit nông nghiệp nắc muy bh’rợ bha lầng lâng nắc pr’đơợ đoọng pa dưr pr’ặt tr’mông đhanuôr. Tơợ pr’đơợ nắc đoo, bhrợ têng ha rêê đhuôch ting c’lâng nhà nước nắc zooi, t’vaih pr’đơợ liêm buôn đoọng ha bh’rợ pa dưr lâng đươơng khoa học công nghệ, t’hước c’lâng pa dưr lâng ha dưr zập zr’lụ bhrợ têng pậ bhưah ting c’lâng trang trại, zr’lụ nông nghiệp công nghệ dal. Cr’chăl hay, Tỉnh ủy, HĐND lâng UBND ơy pa căh bấc chính sách đoọng pa dưr bh’rợ ha rêê đhuôch”./.

MÔ HÌNH CÂY ĂN QUẢ KẾT HỢP CHĂN NUÔI

CHO HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO

Tận dụng lợi thế về diện tích đồi rừng, nhiều hộ đồng bào Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam đã mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng cây ăn quả cho thu nhập cao. Để có thành quả này, ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam luôn đồng hành, hỗ trợ giống, cây trồng, hướng dẫn kỹ thuật canh tác giúp bà con mở rộng quy mô sản xuất. Qua đó, nhiều mô hình kinh tế đã phát huy hiệu quả mang lại nguồn thu đáng kể.

Mô hình trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi của ông A Lăng Minh, người Cơ Tu được nhiều người biết đến. Mô hình được xây dựng trên khu vực sườn đồi ở thôn Pho, xã Sông Kôn, huyện miền núi Đông Giang. 3 năm trước, ông A Lăng Minh mạnh vay 100 triệu đồng từ các Ngân hàng để đầu tư xây dựng trang trại trồng cây ăn quả và chăn nuôi heo, bò.

Đến nay, trang trại của ông A Lăng Minh có hơn 500 cây mít, xoài, cam Vinh, bưởi da xanh và 200 con heo đen, bò, gà, vịt. Ông A Lăng Minh còn động viên, chia sẻ kinh nghiệm, tận tình hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho bà con trong thôn, bản biết làm kinh tế, cùng làm giàu. Ông Minh cho biết, từ mô hình kinh tế này, mỗi năm cho lãi hơn 100 triệu đồng. Ông Minh dự định sắp tới mở rộng quy mô trang trại để đầu tư nuôi dê.

 “Tôi vay vốn bên Hội Nông dân nâng cấp thêm trang trại, cuộc sống so với trước đây khá hơn, trước đây là gạo ăn không có. Đảng, Nhà nước chính quyền địa phương quan tâm cho vay nguồn vốn ưu đãi để người dân tộc thiểu số đầu tư phát triển chăn nuôi”

Tại xã Sông Kôn, huyện miền núi Đông Giang có nhiều hộ dân Cơ Tu vượt khó làm giàu. 2 năm trước, gia đình ông A Lăng Nhơn ở thôn K8, xã Sông Kôn thuộc diện hộ đặc biệt nghèo, cuộc sống lúc nào cũng chật vật. Ước mơ thoát nghèo, ông A Lăng Nhơn đã vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội, mở rộng đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi gà vịt, heo đen và đào ao thả cá… Hiện nay, mô hình trang trại chăn nuôi của ông Nhơn cho thu nhập cao, kinh tế khá giả, được nhiều người đến tham quan, học hỏi. Ông A Lăng Nhơn cho biết:

 “Bây giờ mình bán heo, bán gà và cá quanh năm. Trước đây khó làm rẫy làm nương, bây giờ nuôi heo làm trang trại đỡ bớt phần nào, có tiền tiết kiệm trong gia đình. Mình lấy ngắn nuôi dài, tương lai sẽ nuôi dê vì dê phát triển hiệu quả hơn nuôi heo”.

Ông A Rất Trung, Phó Chủ tịch UBND xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, cho biết: Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, nhiều hộ đồng bào Cơ Tu  ở xã Sông Kôn, huyện Đông Giang đã tiếp cận được kỹ thuật chăn nuôi hiệu quả và còn thay đổi cách nghĩ từ “nuôi để ăn” sang nuôi để phát triển kinh tế.

 “Tại địa phương xuất hiện nhiều mô hình như nuôi heo cỏ địa phương, nuôi ngan đã đem lại hiệu quả rất cao, hay mô hình trồng cây mít phát triển rất tốt. Địa phương đang hướng dẫn người dân nuôi hươu sao, trồng quế. Từ đó nhiều hộ đăng ký thoát nghèo bền vững, có nhiều hộ giàu lên. Địa phương tiếp tục hỗ trợ giúp bà con nhân rộng các mô hình phát triển sinh kế. Tại xã Sông Kôn có 747 hộ dân, trong đó 371 hộ nghèo và 81 hộ cận nghèo”.

Những năm gần đây, cùng với việc xây dựng các mô hình kinh tế trang trại kết hợp nông- lâm nghiệp, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam tập trung phát triển kinh tế theo nhóm hộ liên kết, chuyển đổi cây trồng, con vật nuôi,  phát triển kinh tế vườn đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Ông A Vô Tô Phương, Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết: Nhiều hộ dân có thu nhập ổn định từ vài chục triệu lên đến vài trăm triệu đồng/năm.

 “Thời gian qua, huyện đã hỗ trợ cho bà con thực hiện các mô hình phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại và phát huy hiệu quả cao. Bởi vì bà con được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, kể cả cây giống, con vật nuôi được Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp xuống cơ sở hướng dẫn cho bà con và cả tìm đầu ra nữa mang lại kết quả tốt. Mới đây Nghị quyết HĐND tỉnh Quảng Nam về phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, bà con có diện tích vườn trên 1000 m2 đều được hỗ trợ vật tư kỹ thuật, đối với trang trại được hỗ trợ nhiều hơn. Các năm tới, UBND huyện Đông Giang tập trung và tranh thủ nguồn lực của tỉnh, đặc biệt nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ cho bà con tập trung phát triển sản xuất”.

Tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam có hàng ngàn mô hình khuyến nông đã được triển khai thành công, mang lại những kết quả tích cực trong cả lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Những năm qua, cùng với nguồn kinh phí của Trung ương, ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam còn hỗ trợ, giúp đồng bào dân tộc thiểu số, người dân vùng sâu, vùng xa phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết:

 “Định hướng quy hoạch tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến 2050 nêu rõ nông nghiệp tiếp tục là một trong ngành trụ cột cột bệ đỡ cho phát triển kinh tế xã hội. Trên cơ sở đó, tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng nhà nước sẽ giữ vai trò hỗ trợ tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu phát triển và chuyển giao khoa học công nghệ, định hướng xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn theo hình thức trang trại, khu nông nghiệp công nghệ cao. Thời gian qua, tỉnh ủy, HĐND và UBND đã ban hành nhiều cơ chớ chính sách cho phát triển nông nghiệp”./.

         

Tuyết Lê

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC