ĐHĂM K’TIẾC CHÓH A’TAO GA MẮC BHRỢ TR’XĂL PR’ẮT TR’MUNG MANỨIH BA NA
Thứ năm, 10:49, 07/03/2024 THEO TTXVN THEO TTXVN
Bhrợ pa dưr đhăm k’tiếc chóh a’tao bhứah liêm nắc mưy ooy đợ xa nay bh’rợ âng tỉnh Gia Lai xoọc pa zưm lêy bhrợ pa dưr k’rơ, đoọng zooi đhanuôr acoon cóh đhị vel đông. Tu vêy đươi dua công nghệ tiên tiến, cơ giới hoá, p’têết pazưm bhrợ têng, nắc đhanuôr cóh đâu ơy vêy pa chô zên têêm ngăn pr’ắt tr’mung. Đhăm k’tiếc chóh a’tao ga mắc cắh mưy đơơng chô bấc râu chr’nắp liêm ha đhanuôr lâng chrooi pa xoọng pa dưr pa xớc ha rêê đhuốch nhâm mâng.

 

Đhị vel Bờ, chr’val Kông Lơng Khơng, chr’hoong Kbang, nắc đhị zr’lụ k’tiếc goóh gooi, đhanuôr zâp c’moo mưy ặt bhrợ ha roo, a’bhoo nắc bh’nơơn pa chô cắh ha mơ. Xoọc đâu, lêy tơợ piing, mưy pr’hoọm t’viêng liêm âng tơơm a’tao chặt váih đhị đhăm k’tiếc bhứah, bhrợ tr’xăl đhị zr’lụ k’tiếc nâu. Nâu đoo nắc bh’nơơn bh’rợ âng bhiệc đhanuôr Ba Na cóh đâu ting pấh chóh pa dưr a’tao ga mắc liêm, tu vêy râu zooi bhrợ đoọng k’tiếc, đoọng m’ma a’tao, bhiệc chóh lâng zư lêy, gr’hoót moon câl pay a’tao âng đông máy đường An Khê.

Anoo Đinh Hyon, mưy đhanuôr cóh vel Bờ đoọng năl, pr’loọng đông anoo chóh 3 ha a’tao. C’moo đâu, a’tao váih bấc, nắc vêy pa chô lấh 200 tấn, lơi jợ đợ mơ zên pa glúh đươi lăm nắc vêy pa chô mơ 100 ực đồng. Tơợ bêl chóh bhrợ a’tao, bơơn đông máy zooi đoọng nắc bhiệc chóh lâng zư lêy liêm buôn lâng vêy pa chô bh’nơơn bấc lấh mơ lăm ahay.

Xa nay t’ruíh ooy đhanuôr Ba Na cóh vel Bờ, chr’val Kông Lơng Khơng bhrợ đhăm k’tiếc chóh a’tao ga mắc nắc tơợp tơợ c’moo 2017. Bêl đêếc, đhanuôr cắh lấh pân chóh bhrợ, nắc vêy mơ 20 pr’loọng đông ting chóh. Đợ t’tưn, râu liêm choom âng a’tao nâu đơơng chô liêm bấc nắc đợ apêê ting pấh bhrợ ooy bh’rợ nâu bấc lấh 4 chu, lâng k’tiếc chóh bhrợ 150 ha. T’coóh Đinh Văn Thinh, Trưởng c’bhúh chóh a’tao ga mắc cóh vel Bờ moon, bêl t’coóh ting moót bhrợ nâu, đhanuôr ting bhrợ cắh vêy bấc cơnh xoọc đâu, tu apêê k’rang k’pân cắh năl cơnh chóh bhrợ, zư lêy, zên pa câl m’bứi. Xang bêl bơơn lêy râu liêm choom âng đhăm k’tiếc chóh a’tao nâu, bấc đhanuôr ting por bhrợ.

Ting cơnh t’coóh Nguyễn Hoàng Phước, Phó Giám đốc đông máy đường An Khê, đhăm k’tiếc chóh a’tao ga mắc nâu nắc mưy ooy xa nay bh’rợ âng đông máy k’rong pa zưm bhrợ k’rơ. Đoọng choom bhrợ bhiệc nâu, lấh mơ chính sách k’rong bhrợ doọ pay lãi, zâp c’moo đông máy dzợ lêy cha mêết t’bhlâng bhrợ pa xiêr zên bhrợ cơnh đắh bhrợ pa liêm k’tiếc, chóh tước hân noo bơơn bhrợ đoọng ha manứih chóh a’tao, zooi đoọng apêê k’rêệm loom ting chóh bhrợ.

Tơơm a’tao ta chóh đhị đhăm k’tiếc bhứah liêm, đhanuôr cung vêy bơơn đông máy đường An Khê zooi đoọng pr’đươi pr’dua lêy chóh, zư lêy lâng đêếh bơơn a’tao nắc bh’nơơn pa chô bấc lấh mơ. Zâp héc ta a’tao đhị đhăm k’tiếc bhứah nâu vêy pa chô bh’nơơn bấc lấh, buôn chóh mơ 10-20 tấn a’tao.

Ting cơnh lêy cha mêết âng đông máy đường An Khê, zr’lụ chóh a’tao Đông Trường Sơn âng tỉnh Gia Lai xoọc vêy lấh 100 đhăm k’tiếc ga mắc chóh a’tao lâng pa zêng bhứah 3.000 ha. Đhị zâp c’bhúh p’têết pa zưm nâu, bấc ngai nắc zâp pr’loọng đhanuôr Ba Na đhị đêếc (âng 4 chr’hoong bha lâng chóh a’tao An Khê, Kbang, Đăk Pơ, Kông Chro) đh’rứah ting pấh bhrợ. Nâu đoo nắc râu tr’xăl liêm choom đắh cr’noọ bh’rợ, bhiệc bhrợ têng âng đhanuôr acoon cóh, chrooi pa xoọng pa dưr dal pr’ắt tr’mung, t’bil ha ul pa xiêr đha rứt.

T’coóh Lê Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Kbang moon, lêy mưy chr’hoong Kbang, xoọc đâu ơy vêy lấh 10.000 ha a’tao ta chóh bhứah đhị 7 chr’val bha lâng vêy đơơng chô bh’nơơn têêm ngăn đoọng ha đhanuôr âng vel đông. Lấh mơ, đhanuôr ơy tr’xăl bấc cr’noọ bh’rợ bhrợ têng cha. Tơợ bhiệc pa bhrợ k’tứi la lêếh bêl ahay, xoọc đâu đhanuôr ơy năl đươi dua tiến bộ khoa học, cơ giới hoá đắh bhrợ ha rêê đhuốch bhứah liêm.

Chr’hoong xoọc t’bhlâng k’đươi moon đhanuôr pấh bhrợ, chóh pa dưr đoọng pa dưr liêm choom bhiệc đươi dua khoa học kỹ thuật ooy bh’nơơn pr’đươi pa zưm lâng cơ giới hoá zooi đoọng pa dưr bh’nơơn pr’đươi bhrợ cha. Tơợ đêếc, chrooi pa xoọng pa xiêr đha rứt đoọng ha đhanuôr, lấh mơ nắc đhanuôr Ba Na cóh vel đông.

Đhăm k’tiếc chóh a’tao ting lướt zi lấh cr’chăl t’ngay ơy bhrợ p’cắh liêm ghít, đơơng chô bấc râu chr’nắp ga mắc đoọng ha đhanuôr chóh a’tao lâng đông máy đường. Bh’rợ nâu cung bhrợ p’cắh đoọng ha c’lâng lướt liêm crêê đắh bhiệc bhrợ cha, pa câl bh’nơơn pr’đươi âng đhanuôr lâng doanh nghiệp. Ooy đâu, bhrợ pa dưr mưy bh’rợ ha rêê đhuốch nhâm mâng pa zưm lâng têêm ngăn zên pa chô ha đhanuôr, lấh mơ nắc đhanuôr đha rứt./.

            Đồng mía lớn thay đổi cuộc sống người Ba Na                                                

Xây dựng cánh đồng mía lớn là một trong những chương trình mà tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Nhờ áp dụng công nghệ tiên tiến, cơ giới hóa, liên kết sản xuất, mà bà con nơi đây đã có thu nhập cao hơn để ổn định cuộc sống. Cánh đồng mía lớn không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho người dân mà còn góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.

Tại làng Bờ, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, nơi từng là vùng đất khô khát, nông dân quanh năm chỉ quanh quẩn với cây lúa, cấy bắp nên hiệu quả kinh tế thấp. Ngày nay, nhìn từ trên cao, một màu xanh bạt ngàn của cây mía đã trải rộng khắp các cánh đồng, làm thay đổi hoàn toàn diện mạo của vùng đất này. Đây là kết quả của việc đồng bào Ba Na nơi đây tham gia cánh đồng mía lớn, thông qua sự hỗ trợ cải tạo đất, cung cấp mía giống, kỹ thuật và cam kết bao tiêu sản phẩm của Nhà máy đường An Khê.

Anh Đinh Hyon, một nông dân ở làng Bờ cho biết, gia đình anh trồng 3 ha mía. Năm nay, mía được mùa, chắc sẽ thu được trên 200 tấn, trừ chi phí lãi khoảng 100 triệu đồng. Từ khi tham gia cánh đồng lớn, được nhà máy hỗ trợ nên việc trồng và chăm sóc vừa nhàn công lại có lợi nhuận cao hơn trước.

Câu chuyện về đồng bào Ba Na ở làng Bờ ở xã Kông Lơng Khơng làm cánh đồng mía lớn bắt đầu từ năm 2017. Thời điểm đó, bà con vẫn còn khá e dè với mô hình này nên chỉ có 20 hộ tham gia. Về sau, hiệu quả của cánh đồng mía lớn được chứng thực, thành viên tham gia mô hình này đã tăng lên gấp 4 lần, với diện tích liên kết 150 ha. Ông Đinh Văn Thinh, Trưởng nhóm Cánh đồng mía lớn làng Bờ chia sẻ, thời điểm ông tham gia làm cánh đồng mía lớn, bà con chưa đông như bây giờ vì họ lo gặp khó khăn về kỹ thuật, giá bán thấp. Sau khi bà con tận mắt chứng kiến hiệu quả Cánh đồng mía lớn mang lại, nhiều bà con đã mạnh dạn làm theo

Theo ông Nguyễn Hoàng Phước, Phó Giám đốc Nhà máy đường An Khê, Cánh đồng mía lớn là một trong những chương trình mà Nhà máy tập trung đẩy mạnh. Để làm được điều đó, ngoài chính sách đầu tư không tính lãi suất, hàng năm Nhà máy còn nghiên cứu tiếp tục giảm chi phí cho từng khâu từ cày bừa, trồng đến thu hoạch cho người trồng mía, giúp họ an tâm tham gia.

Cây mía được trồng trên Cánh đồng lớn, nông dân được Nhà máy Đường An Khê hỗ trợ cơ giới hóa từ khâu trồng, chăm sóc và thu hoạch nên năng suất tăng lên rõ rệt. Mỗi ha mía ở cánh đồng lớn đều cho năng suất cao hơn trồng thường từ 10-20 tấn mía cây.

Thống kê của Nhà máy Đường An Khê, vùng nguyên liệu mía Đông Trường Sơn của tỉnh Gia Lai hiện đã có trên 100 cánh đồng lớn với tổng diện tích hơn 3.000 ha. Trong các nhóm liên kết này, rất đông thành viên là các hộ đồng bào Ba Na tại chỗ (thuộc 4 huyện trọng điểm mía An Khê, Kbang, Đăk Pơ, Kông Chro) cùng tham gia. Đây là sự chuyển biến tích cực trong tư duy và thực tiễn sản xuất của đồng bào thiểu số, góp phần nâng cao đời sống, xoá đói giảm nghèo.

Ông Lê Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kbang, cho biết, chỉ tính riêng huyện Kbang, hiện đã có trên 10.000 ha mía được trồng trải rộng ở 7 xã trọng điểm mang lại nguồn lợi kinh tế ổn định cho người dân của địa phương. Đặc biệt, người dân đã thay đổi rất nhiều trong tư duy, nhận thức sản xuất. Từ lao động, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún trước đây, giờ bà con đã biết ứng dụng tiến bộ khoa học, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp lớn.

Huyện đang tiếp tục tăng cường vận động bà con tham gia mô hình cánh đồng lớn để phát huy hiệu quả việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất gắn với cơ giới hóa giúp nâng cao năng suất lao động. Từ đó, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân, đặc biệt là đồng bào Ba Na trên địa bàn.

Cánh đồng mía lớn trải qua thời gian đã khẳng định được tính tích cực, mang lại lợi ích kinh tế thiết thực cho người trồng mía và nhà máy đường. Mô hình này cũng minh chứng cho hướng đi đúng, hiệu quả trong liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm giữa người nông dân và doanh nghiệp. Qua đó, hình thành nên một mô hình nông nghiệp bền vững gắn với ổn định thu nhập cho người nông dân, đặc biệt là đồng bào thiểu số nghèo./.

THEO TTXVN

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC