

Lâng muy bêệ điện thoại t’bech vêy internet âng pr’loọng đong, amoó Trần Thị Hẹp, ma nuyh Pa Cô, đhị vel A tia 1, chr’val Hồng Kim, chr’hoong A Lưới buôn t’đang điện, lêy hình ảnh lâng manuyh đong, pr’zơc đăh zalo, facebook. Căh mơ đêêc, amoó dzợ đươi dua trang zalo, facebook âng c’la apêê đoọng pa căh pa câl zập rau bhơi rơ veh, p’lêê, a pul choh coh bhươn đoọng pa xoọng thu nhập. Amoó Trần Thị Hẹp xay moon, xoọc tơợp pa căh pa câl coh online cung xơợng k’chit, tu căh ơy choom chụp ảnh, xay pa căh pr’đươi. Coh t’tun, amoó nắc jưah pa câl hàng Online. Đươi cơnh đêêc, zập c’xêê pr’loọng đong amoó vêy pa xoọng thu nhập, k’rang pr’ặt tr’mong lâh mơ bhrợ bhươn ha rêê: “Lalăm a hay, acu choh rơ veh đoọng cha coh đong. Nâu kêi nắc choh zập rau rơ veh, a pul đoọng pa câl online cung vêy pa chô bơr pêê ức đồng zập c’xêê, vêy bêl bơơn bấc lâh. Đợ zên pa chô nâu năc ơy zooi pr’loọng đong bơơn câl zập rau đươi dua coh đong, cung z’zăng ặ. Đhanuôr coh vel nâu kêi zập ngai cung pa zay choh rơ veh pa câl online jưah buôn pa câl jưah doọ bil cr’chăl đơơng pa câl, zập ngai cung kiêng”.

Tơợ t’ngay internet chô tước vel bhươl, t’cooh Kê Thanh Ngầu, Bí thư Chi bộ vel Diêu Mai, chr’val A Ngo, chr’hoong A Lưới doọ dzợ tước zập đong đoọng xay moon họp vel, họp Chi bộ cơnh lalăm. Xăl đêêc, t’cooh nắc xrặ chữ coh điện thoại đơc coh nhóm facebook, zalo Cộng đồng Diên Mai nắc ơy lâh 200 pr’loọng đhanuôr coh vel zêng bơơn năl xa nay t’pâh họp vel. C’moo 2023, chr’val A Ngo bhrợ t’vaih Tổ công nghệ số cộng đồng Diên Mai lâng 8 cha nắc, âng t’cooh bhrợ Tổ tưởng. Tổ vêy bh’rợ năc zooi đhnauôr cài đặt, pa choom cơnh đươi dua zập pr’đươi công nghệ, cơnh bhrợ căn cước công dân, bh’rợ hành chính, t’moọt xập xa nay crêê tước c’la đay, ma nuyh đong đay ooy phần mềm coh điện thoại, zập chế độ chính sách…:“Nâu kêi, đhơ đhơ rau bh’rợ chr’năp tơợ cấp piing zêng bơơn đơc coh nhóm zalo, facebook đoọng zập ngai năl. Pa bhlầng nắc bêl vel đong t’bhlầng công nghệ thông tin, zập rau, zập bh’rợ hành chính, xay moon xa nay họp hành, bha ar xrặ pa too pa choom zêng đươi dua công nghệ thông tin lưch. Năc cơnh lalăm a hay, mơ chu vêy bh’rợ nắc tước zập đong căh cợ xay moon coh loa phát thanh âng vel. Xoọc đâu, acu ting pâh 5 k’bhuh coh zalo, facebook năc cơnh k’bhuh bộ ban ngành, k’bhuh đhanuôr coh vel, k’bhuh chi ủy, k’bhuh đảng viên đhị ặt ma mông, k’bhuh chi bộ. Moon za zưm, công nghệ thông tin zooi ha đay bấc rau liêm choom coh bh’rợ tr’nêng cung cơnh liêm buôn đoọng ha đhanuôr”.

A Ngo xoọc ra văng t’hước tước bhrợ têng chr’val vel bhươl t’mêê, t’bech năc bhiệc k’rong bhrợ cơ sở hạ tầng, pa dưr dal trình độ ma nuyh ta luôn bơơn pa ghit. T’cooh Đặng Thái Linh, Phó Chủ tịch UBND chr’val A Ngo đoọng năl, xoọc pazêng 6 vel coh chr’val ơy vêy mạng internet, wifi lâng bhrợ t’vaih apêê Tổ công nghệ số vel bhươl đoọng zooi đhanuôr đươi dua công nghệ thông tin: “Chuyển đổi số căh muy đăh ra lăp hạ tầng năc dzợ đăh xăl cr’noọ pr’chăp âng đhanuôr bơơn đươi dua. Xoọc đâu, chr’val A Ngo xoọc đương UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp đoọng zên tơợ zên âng xa nay bh’rợ k’tiếc k’ruung đăh bhrợ pa dưr chr’val vel bhươl t’mêê t’bech. Moon đơc, bêl đợ zên ơy chô tước, chr’val nắc k’rong ra lăp wifi doọ pay zên đhị đong sinh hoạt cộng đồng, zr’lụ đhanuôr ặt prang chr’val. Lâh mơ, chr’val dzợ bhrợ pa dưr, tơợp ra lăp camera cha mêệt lêy c’lâng p’rang đhị c’lâng pleh 3, pleh 4 đhị vel Bình Sơn lâng t’bhưah tước zập vel mơ dzợ”.
Tước nâu kêi, 18 chr’val, thị trấn prang chr’hoong ơy vêy internet, wifi, 4G. Ting p’căn Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa, Thông tin chr’hoong A Lưới bhiệc đươi dua k’rơ zập pr’đơợ mạng xã hội ơy đơơng chô rau liêm choom ghit lêy đoọng ha đhanuôr coh bhrợ cha, pa dưr pr’ặt tr’mông: “Đhơ năc zr’lụ đhanuôr acoon coh ặt ma mông ha dợ pa đăn lâng công nghệ thông tin liêm buôn pa bhlầng. Năc 95 vel, bhươl, tổ dân phố âng 18 chr’val, thị trấn âng chr’hoong ơy bhrợ t’vaih Tổ công nghệ số vel bhươl âng xa nay bh’rợ k’tiếc k’ruung. Đhơ cơnh đêêc, c’năl âng bấc Tổ căh dzợ bhriêl choom, đơn vị ơy pa choom đoọng, cơnh bhrợ têng zập dữ liệu. C’moo đâu, a zi nắc ơy zước 15 ức đồng đoọng ha zập 18 chr’val, thị trấn bhrợ pa mâng trang điện tử. Đươi cơnh đêêc, đhanuôr cung zăng liêm choom coh bhiệc pa đăn đươi dua công nghệ thông tin đoọng pa dưr pr’ặt tr’mông, bh’rợ tr’nêng”./.
ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI VÀO SẢN XUẤT, LÀM ĂN Ở A LƯỚI
Bắt nhịp xu thế chuyển đổi số hiện nay, người dân ở khắp thôn, bản huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang ứng dụng mạnh mẽ mạng xã hội vào sản xuất, làm ăn và buôn bán, mang lại quả kinh tế.

Với chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet của gia đình, chị Trần Thị Hẹp, dân tộc Pa Cô, ở thôn A Tia 1, xã Hồng Kim, huyện A Lưới dễ dàng gọi điện, xem hình ảnh với người thân, bạn bè thông qua nền tảng công nghệ zalo, facebook. Không chỉ thế, chị còn sử dụng trang zalo, faceboook cá nhân để đăng tải, quảng bá các loại rau, củ, quả trồng trong vườn để kiếm thêm thu nhập. Chị Trần Thị Hẹp chia sẻ, mới đầu đăng, bán hàng online cũng xấu hổ, vì chưa biết cách chụp ảnh, giới thiệu sản phẩm. Về sau, chị vừa làm, vừa học hỏi những cách làm hay, sáng tạo nên dần cải thiện kỹ năng bán hàng online. Nhờ vậy, mỗi tháng gia đình chị có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống ngoài làm nương rẫy: “Trước đây, mình trồng rau chỉ để ăn trong gia đình. Bữa nay, mình trồng các loại rau, củ để bán online cũng kiếm được vài triệu đồng mỗi tháng, có khi còn nhiều hơn. Nguồn thu này giúp gia đình mua các thứ thiết yếu cho gia đình, nói chung cũng đỡ nhiều. Bà con trong thôn nay ai thi nhau trồng nhiều rau để bán online vừa dễ tiêu thụ, vừa đỡ tốn thời gian, ai cũng thích”.
Từ ngày internet về tới bản, ông Kê Thanh Ngầu, Bí thư Chi bộ thôn Diên Mai, xã A Ngo, huyện A Lưới không phải đến từng nhà để thông báo họp thôn, họp Chi bộ như trước đây. Thay vào đó, ông chỉ cần gõ vài dòng thông báo trên chiếc điện thoại thông minh gửi lên nhóm facebook, zalo Cộng đồng Diên Mai là hơn 200 hộ dân trong thôn đều nhận được thông tin. Năm 2023, xã A Ngo thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng Diên Mai với 8 thành viên, do ông làm Tổ trưởng. Tổ có chức năng hỗ trợ bà con cài đặt, hướng dẫn cách sử dụng các ứng dụng công nghệ, như làm căn cước công dân, thủ tục hành chính, cập nhật giấy tờ tùy thân, các chế độ chính sách...: “Bây giờ, bất cứ việc quan trọng nào từ cấp trên đều được đưa lên nhóm zalo, facebook để mọi người nắm tình hình. Nhất là khi địa phương đẩy mạnh công nghệ thông tin, tất cả mọi thứ từ làm thủ tục hành chính, thông báo các cuộc họp, các văn bản hướng dẫn đều sử dụng công nghệ thông tin hết. Chứ trước đây, mỗi lần có việc là phải đến từng nhà hoặc thông báo trên loa phát thanh của thôn. Hiện, tôi tham gia 5 nhóm zalo, facebook, như nhóm cán bộ ban ngành, nhóm dân cư, nhóm chi ủy, nhóm đảng viên nơi cư trú, nhóm chi bộ. Nói chung, công nghệ thông tin giúp cho mình nhiều trong công việc và cũng thuận lợi cho người dân”.
A Ngo đang chuẩn bị tiến tới xây dựng xã nông thôn mới thông minh nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ nhân lực luôn được chú trọng. Ông Đặng Thái Linh Phó Chủ tịch UBND xã A Ngo cho hay, hiện tất cả 6 thôn trên địa bàn xã đã phủ sóng mạng internet, wifi và thành lập các Tổ công nghệ số cộng đồng để hỗ trợ bà con ứng dựng công nghệ thông tin: “Chuyển đổi số không chỉ ở việc lắp đặt hạ tầng mà còn là vấn đề thay đổi nhận thức của người dân được thụ hưởng. Hiện, xã A Ngo đang chờ UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp kinh phí từ nguồn chương trình mục tiêu quốc gia để triển khai xây dựng Xã Nông thôn mới thông minh. Dự kiến khi nguồn kinh phí về, xã sẽ đầu tư lắp đặt wifi miễn phí tại các nhà sinh hoạt cộng đồng, khu vực công cộng trên địa bàn xã. Ngoài ra, xã cũng xây dựng mô hình thí điểm lắp camera giám sát tại các điểm giao thông, ngã ba, ngã tư ở thôn Bình Sơn và nhân rộng tất cả các thôn còn lại trong thời gian tới”.

Đến nay, 18 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã phủ internet, wifi, 4G. Theo bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa, Thông tin huyện A Lưới việc ứng dụng mạnh mẽ các nền tảng mạng xã hội đã đem lại hiểu quả thấy rõ cho người dân trong phát triển kinh tế, phục vụ đời sống, sản xuất: “Mặc dù là vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhưng khả năng tiếp cận công nghệ thông tin khá tốt. Cơ bản 95 thôn, làng, tổ dân phố của 18 xã, thị trấn của huyện đã thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng thuộc chương trình mục tiêu quốc gia. Tuy nhiên, trình độ nhiều Tổ còn hạn chế, đơn vị đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn các thao tác trên máy, cách tiếp nhận thông tin dữ liệu. Năm nay, chúng tôi đã xin kinh phí khoảng 15 triệu đồng/xã để nâng cấp các trang thông tin điện tử 18 xã, thị trấn dựa trên nền tảng đã có. Nhờ vậy, người dân khá thuận lợi trong việc tiếp cận công nghệ thông tin để phục vụ đời sống, phát triển kinh tế”./.
Viết bình luận