Ma nuyh Xơ Đăng đhị Tu Mơ Rông lâng pa zay bhrợ ca van tơợ choh tơơm za nươu
Thứ ba, 08:00, 06/02/2024 PV Khoa Điềm PV Khoa Điềm
Tu Mơ Rông năc chr’hoong k’đhap k’ra pa bhlầng âng tỉnh Kon Tum lâng 95% năc ma nuyh Xơ Đăng ặt ma mông. Pazêng c’moo đăn đâu, bhrợ cơnh c’lâng xa nay pa dưr choh tơơm za nươu, ma nuyh Xơ Đăng ting pa zay bhrợ têng cha, r’dợ z’lâh đha rựt đanh mâng, pa dưr ca van ta nih liêm coh vel đong đay.

 

 

Pazêng t’ngay đăn Tết, anoo A Linh, ặt đhị vel Pu Tá, chr’val Măng Ri, chr’hoong Tu Mơ Rông ta luôn vêy mặt coh bhươn sâm Ngọc Linh âng pr’loọng đong coh gâm âng crâng a’bhuy. Hân noo nâu tơơm sâm Ngọc Linh xoọc cr’chăl lêh hi la đoọng vaih a pul t’mêê. Ha dợ ting cơnh anoo A Linh, tơơm za nươu cr’chăl nâu c’la goon zư ta luôn oọ đoọng a’mọ, xoọng bhrôông cặp cha, tu pazêng acoon nạ nâu kiêng cha a’pul sâm Ngọc Linh. Lâng bhươn sâm ơy đanh c’moo, đợ bấc 5.000 t’nơơm, A Linh năc muy coh pazêng tỷ phú sâm Ngọc Linh đhị chr’hoong Tu Mơ Rông. “Acu vặ 100 ức đồng câl m’ma sâm chô choh. Vặ k’rong choh sâm năc ha dưr lâh, bh’nơơn pa chô z’zăng zooi pr’ặt tr’mông ha dưr lâh”.

Ma nuyh Xơ Đăng đhị chr’hoong Tu Mơ Rông đhơ ặt ma mông đhị zr’lụ choh sâm Ngọc Linh ha dợ căh vêy buôn đoọng choh tơơm za nươu vêy pa chô chr’năp dal nâu. Rau k’đhap bhlầng cơnh lâng đhanuôr năc pa câl m’ma sâm Ngọc Linh bấc, mơ 100 r’bhầu đồng zập cr’liêng lâng 300 r’bhầu đồng muy tơơm sâm 1 c’moo. Cơnh lâng đhr’năng nâu, chính quyền đoàn thể chr’hoong Tu Mơ Rông t’bhlầng xay moon, t’pâh đhanuôr cơnh cr’noọ pr’chăp “k’pân vặ zên”, “k’pân nợ” âng ma nuyh Xơ Đăng. Đươi cơnh đêêc năc bấc pr’loọng đhanuôr đha rựt ơy pân vặ zên lâng choh sâm Ngọc Linh. Anoo A Sơn,  muy coh pazêng pr’lọong đha rựt ơy vặ 100 ức đồng đoọng choh sâm Ngọc Linh, xoọc vêy bhươn sâm mơ 3.000 tơơm, anoo xay moon: “M’ma sâm lalâh bấc zên. Xoọc tơợp năc cung k’rang, k’pân vặ tơơm sâm, ha dang căh pr’đoọng năc cung k’pân, ha dợ coh t’tun năc diic điêl zi cung vặ zên đoọng choh. Tơợ c’moo thứ 4, thứ5 năc boong cr’liêng, mơ 20 -30 cr’liêng muy t’nơơm liêm. A cu cung bơơn pay bh’nơơn cr’liêng, m’ma coon đoọng choh”.

Đươi vêy tr’xăl cơnh cr’noọ pr’chăp, cơnh bhrợ, ma nuyh Xơ Đăng, pa bhlầng năc pazêng pr’loọng đha rựt đhị chr’hoong Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum ơy vặ zên choh pa dưr tơơm za nươu moon za zưm lâng tơơm sâm Ngọc Linh moon lalay. Lâng chr’năp pa câl đhị thị trường mơ 100 ức đồng 1kg sâm Ngọc Linh t’mêê pa zêng lâng hi la, a pul cơnh xoọc đâu, bấc pr’loong Xơ Đăng ơy z’lâh đha rựt đanh mâng lâng xoọc pa dưr ca van đươi tơợ tơơm sâm. T’cooh Trương Quang Tri, Giám đốc Phòng Giao dịch chr’hoong Tu Mơ Rông, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kon Tum moon ghit bh’nơơn đợ zên vặ zooi ha đhanuôr đha rựt choh tơơm za nươu: “Tước nâu kêi pazêng đợ zên đoọng vặ cơnh lâng choh tơơm za nươu moon za zưm lâng tơơm Ngọc Linh moon lalay k’nặ 100 tỷ đồng cơnh lâh lâh 1.000 cha năc vặ. Tơợ cha mêệt lêy năc zên vặ cung ơy pa dưr liêm bh’nơơn. Tơơm sâm Ngọc Linh cung ơy ha dưr liêm, t’vaih pr’đơợ đoọng ha đhanuôr pa dưr kinh tế z’lâh đha rựt đanh mâng”.

Căh muy choh tơơm sâm Ngọc Linh, bấc pr’loọng đhanuôr Xơ Đăng đhị chr’hoong Tu Mơ Rông cung ơy năl bhrợ cơnh c’lâng xa nay “pay ếp băn đanh”. Đhanuôr đh’rưah ta pr’zươc năc oọ pr’hân pa câl tơơm sâm đoọng zư liêm bh’nơơn thu nhập zập c’moo tơợ bhiệc pa câl cr’liêng m’ma. Đh’rưah năc choh sâm a ngoọn, sơn tra, ngũ vị tử lâng bấc tơơm za nươu lơơng đoọng vêy thu nhập, pa xoọng zên k’rong choh sâm Ngọc Linh. Tết Nguyên đán Giáp Thìn c’moo đâu ơy vêy pa xoọng 562 pr’loọng, bấc bhlầng nắc ma nuyh Xơ Đăng đhị chr’hoong Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum z’lâh đha rựt đanh mâng. T’cooh Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND chr’hoong Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đoọng năl: c’moo đâu, đhanuôr bhui har cha Tết k’bhộ ngăn, zập zêng lâh: “Đhanuôr doọ dzợ đương g’nưm tơợ zooi đoọng âng Nhà nước đoọng pa dưr pr’ặt tr’mông. Năc cơnh bhiệc đhanuôr vặ zên zập tơợ đoọng bhrợ cha, choh sâm Ngọc Linh. Nâu cung năc rau tr’xăl đăh cr’noọ pr’chăp, cơnh bhrợ liêm choom âng đhanuôr acoon coh”.

Nhâm loom lâng c’lâng bh’rợ ơy chơih pay, tước lưch c’moo 2023 chr’hoong Tu Mơ Rông ơy choh pa dưr lâh 2.300 héc ta sâm Ngọc Linh jưah lâng 1.300 héc ta tơơm za nươu lơơng. Nâu cung năc bhiệc bhrợ ghit âng chính quyền, đhanuôr chr’hoong Tu Mơ Rông coh bhiệc chroi k’rong bhrợ têng xa nay bh’rợ tước c’moo 2030 Kon Tum năc zr’lụ choh za nươu bha lầng âng k’tiếc k’ruung lâng trung tâm bhrợ têng za nươu ga mắc bhlầng âng prang k’tiếc k’ruung./.

Người Xơ Đăng ở Tu Mơ Rông với quyết tâm làm giàu từ trồng cây dược liệu

Tu Mơ Rông là huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Kon Tum với 95% dân số là người Xơ Đăng. Những năm gần đây, thực hiện định hướng phát triển cây dược liệu, người Xơ Đăng ngày càng tự tin trong lao động sản xuất, từng bước thoát nghèo bền vững và làm giàu chính đáng từ chính đồng đất, núi rừng quê hương.

Những ngày giáp Tết, anh A Linh, ở  làng Pu Tá, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông vẫn thường xuyên có mặt trên vườn sâm Ngọc Linh của gia đình dưới tán rừng tự nhiên. Mùa này cây sâm Ngọc Linh đang thời kỳ ngủ đông chỉ còn củ nằm im trong lớp lá mục. Thế nhưng theo A Linh, cây được ngủ đông nhưng người trồng thì phải thức vì còn canh chừng sóc, chuột cùng nhiều loài động vật hoang dã vốn rất thích ăn sâm Ngọc Linh. Với vườn sâm nhiều năm tuổi, số lượng khoảng 5.000 cây, A Linh là một trong nhiều tỷ phú sâm Ngọc Linh ở huyện Tu Mơ Rông. “Tôi vay 100 triệu mua giống sâm về trồng. Vay đầu tư vào sâm thì phát triển, hiêu quả giúp đỡ cuộc sống nhiều hơn”.

Người Xơ Đăng ở huyện Tu Mơ Rông mặc dù sinh sống quanh vùng chỉ dẫn địa lý sâm Ngọc Linh song không dễ để trồng được loại dược liệu có giá trị kinh tế rất cao này. Trở ngại lớn nhất với người dân là giá bán giống sâm Ngọc Linh rất cao, khoảng 100 nghìn đồng mỗi hạt và 300 nghìn đồng một cây sâm 1 năm tuổi. Trước thực tế này, chính quyền, đoàn thể huyện Tu Mơ Rông đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi tư duy “sợ vay”, “sợ nợ” của người Xơ Đăng. Nhờ vậy mà nhiều hộ thuộc diện nghèo đã tự tin vay vốn và trồng được sâm Ngọc Linh. Anh A Sơn, một trong những hộ nghèo mạnh dạn vay 100 triệu đồng để mua giống trồng sâm Ngọc Linh, hiện sở hữu vườn sâm khoảng 3.000 cây chia sẻ: “Giống sâm đắt. Lúc đầu thì cũng băn khoăn, ngại sợ vay mua cây sâm rủi ro chết mình cũng ngại song hai vợ chồng quyết định vay. Bắt đầu từ năm thứ 4, thứ 5 đậu hạt, trung bình đậu 20 đến 30 hạt một cây khoẻ mạnh. Mình thu được hạt, giống cây con được”.

Nhờ thay đổi nếp nghĩ, cách làm, người Xơ Đăng, đặc biệt là những hộ nghèo ở huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tự tin vay vốn phát triển cây dược liệu nói chung và cây sâm Ngọc Linh nói riêng. Với giá bán trên thị trường trung bình khoảng 100 triệu đồng một kg sâm Ngọc Linh tươi gồm cả củ, lá như hiện nay, nhiều hộ dân Xơ Đăng đã thoát nghèo bền vững và đang tiếp tục vươn lên làm giàu nhờ cây sâm. Ông Trương Quang Tri, Giám đốc Phòng Giao dịch huyện Tu Mơ Rông, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kon Tum khẳng định hiệu quả nguồn vốn tín dụng giúp hộ nghèo trồng dược liệu: “Đến nay tổng dư nợ cho vay đối với trồng cây dược liệu nói chung và cây sâm Ngọc Linh nói riêng gần 100 tỷ đồng với trên 1.000 khách hàng vay vốn. Qua kiểm tra, giám sát thì nguồn vốn vay cũng đã phát huy hiệu quả. Cây sâm Ngọc Linh cũng đã phát huy tốt tạo điều kiện cho bà con phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo bền vững”.    

Không chỉ trồng được cây sâm Ngọc Linh, nhiều hộ dân Xơ Đăng ở huyện Tu Mơ Rông cũng đã biết thực hiện phương châm “lấy ngắn nuôi dài”. Bà con bảo nhau không vội bán cây sâm mà để giữ nguồn thu nhập hàng năm từ việc thu, bán hạt giống. Đồng thời trồng thêm sâm dây, sơn tra, ngũ vị tử và một số loại dược liệu khác để có thu nhập, thêm tiền đầu tư trồng sâm Ngọc Linh. Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm nay đã có thêm 562 hộ, chủ yếu là người Xơ Đăng ở huyện Tu Mơ Rông thoát nghèo bền vững. Ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum cho biết: năm nay bà con vui Xuân, đón Tết ấm no, đầy đủ hơn. “Người dân không trông chờ, ỷ lại từ hỗ trợ của Nhà nước để phát triển kinh tế gia đình. Điển hình là việc người dân đã vay từ các nguồn vay khác nhau, từ các nguồn thu nhập của gia đình để đầu tư phát triển trồng sâm Ngọc Linh. Đây là sự thay đổi nếp nghĩ, cách làm rất lớn trong người đồng bào dân tộc thiểu số”.  

Vững tin vào hướng đi đã chọn, đến hết năm 2023 huyện Tu Mơ Rông đã phát triển được trên 2.300 héc ta sâm Ngọc Linh cùng hơn 1.300 héc ta cây dược liệu khác. Đây cũng là việc làm cụ thể của chính quyền, người dân huyện Tu Mơ Rông trong việc góp phần hoàn thành mục tiêu đến năm 2030 Kon Tum là vùng dược liệu trọng điểm quốc gia và trung tâm sản xuất dược liệu lớn của cả nước./.

PV Khoa Điềm

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC