PA DƯR P’ĐƠỢ BHRỢ TÊNG HA RÊÊ ĐHUÔCH COH DA DING SI PA PHÌN
Thứ năm, 08:56, 18/07/2024 Vũ Lợi-VOVTB Vũ Lợi-VOVTB
Tơợ đhăm k’tiếc mốp bênh, pr’ặt tr’mông đhanuôr k’đhap đha rựt, tước nâu kêi đươi vêy c’rơ pa zay âng prang hệ thống chính trị lâng đhanuôr vel đong, da d ing Si Pa Phing ơy ha dưr vaih nắc đhăm k’tiếc choh rơ veh t’viêng liêm, rơơm pa dưr kinh tế, pr’ặt tr’mông âng đhanuôr ha dưr đanh mâng

 

 

 

Lêy tơợ piing dal, 18 đhăm k’tiếc ơy pa liêm pa tih đui cơnh choom pa rọp coh đhăm bhưah lâh 30ha âng da ding Si Pa Phìn bơơn choh bhơi rơ veh liêm t’viêng. Zập zr’lụ bơơn quy hoạch ting đhăm đoọng choh rơ veh, a pul, p’lêê ting hân noo lâng zập zr’lụ đong gương, đong màng liêm t’mêê.

T’cooh Vàng A Kỷ, Bí thư Đảng ủy chr’val Si Pa Phìn đoọng năl: pazêng zr’lụ nâu lalăm nắc đhăm k’tiếc bơơn pác đoọng ha đhanuôr chô ặt coh đhăm t’mêê. Coh g’luh chô ặt xoọc tr’nơợp bêl m’pâng c’moo 1992, đhanuôr bơơn tơợp zooi choh a tao, choh crâng ha dợ bh’nơơn căh vêy dal tu a tao choh xang căh vêy đong máy bhrợ têng, căh vêy ngai k’rong câl; dự án choh crâng đợ n’loong ma mông m’bứi tu cha noọng. Tr’mông tr’meh âng đhanuôr acoon coh Thái đhị zập vel đhăm ặt t’mêê tu cơnh đêêc nắc lưm bấc k’đhap zr’năh, bêl tr’mông apêê xoọc muy năl g’nưm tơợ đhăm ruộng lâng bhrợ thuê đoọng ha pân lơơng ting hân noo.

Năc nâu kêi, da ding Si Pa Phìn ơy dưr liêm lâng đhăm rơ veh chắt vaih liêm t’viêng coh zập hân noo. Đhanuôr ơy năl cơnh choh rơ veh, p’lêê p’coo bh’nơơn dal coh đong màng, đong gương. Rơ veh, p’lêê p’coo âng Si Pa Phìn căh muy pa câl coh thị trường thành phố Điện Biên Phủ nắc dzợ pa câl zập đoọng cha coh zập t’ngay âng k’nặ 15.000 học sinh nội trú, bán trú âng chr’hoong Nậm Pồ lâng muy đăh đoọng ha học sinh apêê chr’val âng chr’hoong Mường Chà. T’cooh Vàng A Kỷ, Bí thư Đảng ủy chr’val Si Pa Phìn moon: “R’dợ đhanuôr ơy choom đươi dua khoa học kỹ thuật đhị bhrợ têng lâng t’hước tước pa choom công nghệ đoọng ha đhanuôr đhị apêê zr’lụ zập pr’đơợ đăh k’tiếc lâng đác đoọng t’bhưah đhăm k’tiếc. Tơợ đêêc zooi pr’ặt tr’mông đhanuôr r’dợ tr’xăl liêm, pa dưr ca van”.

T’cooh Ngô Xuân Chiến, Trưởng Phòng Giáo dục lâng Đào tạo chr’hoong Nậm Pồ, ma nuyh ơy t’vaih cr’noọ đăh bhươn rơ veh coh da ding Si Pa Phìn xay moon: Bêl Huyện ủy Nậm Pồ pa căh Nghị quyết 56 đăh pa dưr zr’lụ choh rơ veh, p’lêê a pul tệêm ngăn, cr’chăl 2023 – 2025, pr’đơợ tr’nơợp nắc pa chăp tước pa dưr pr’đơợ liêm choom âng da ding Si Pa Phìn lâng tệêm ngăn ch’na đh’năh đoọng ha học trò đha rựt zr’lụ ca noong k’tiếc. Cr’noọ nâu nắc ơy bơơn đhanuôr, apêê bh’cộ chr’val xoọc đêêc, lâng apêê bh’cộ chr’val ơy đhêy hưu đh’rưah lâng apêê trưởng vel đhị Si Pa Phìn ting xơợng đươi.

Đươi vêy rau zooi âng đhanuôr, rau bhrợ têng lưch loom âng k’bhuh bh’cộ chr’val Si Pa Phìn, đhăm k’tiếc bhưah pa têệt lâng đhăm lâh 30ha coh da ding nâu ơy dưr vaih. Đoọng vêy đác tưới ha pazêng bhươn rơ veh coh hân noo cha noọng, đhanuôr, chính quyền vel đong ơy pêch bấc a bóc k’rong đơc đác, pa hooi đác tơợ k’ruung Nậm Chim. T’cooh Ngô Xuân Chiến, trưởng Phòng Giáo dục lâng Đào tạo chr’hoong Nậm Pồ đoong năl: “Phòng giáo dục cung bơơn chr’hoong pa đớp bh’rợ nắc cơ quan đầu mối đoọng cha mêệt lêy pazêng quy trình bhrợ têng cung cơnh apêê kỹ thuật bhrợ têng đoọng tệêm ngăn pazêng rơ veh coh vel đong bơơn đương tước zập đong za nêệ tập thể lâng tệêm ngăn ch’na đh’năh đoọng ha pêê học sinh”.

Tơợ bhươn Si Pa Phìn, bấc pr’loọng ơy ting pa choom bhrợ choh bhrợ, vêy rơ veh bh’nơơn dal ting quy trình bhrợ têng liêm choom, tệêm ngăn. Chr’năp lâh mơ nắc r’dợ tr’xăl cơnh pr’chăp cơnh bhrợ. Amoó Lò Thị Phương, đhanuôr vel Tân Lập đoọng năl: zập c’xêê amoó nắc vêy zên lương 7 ức đồng, tệêm ngăn pr’ặt tr’mông lâng băn ca coon cha học. Căh muy amoó Phượng nắc bấc đhanuôr doọ dzợ pa chăp tước bhiệc bhrợ cha ch’ngai đong, nắc pa dưr pr’ặt tr’mông pr’loọng đong coh đhăm k’tiếc âng vel đong đay. Xoọc đâu, zập t’ngay vêy k’nặ 20 cha nắc pa bhrợ nắc đhanuôr acoon coh pa bhrợ đhị bhươn, bấc bhlầng nắc moọt hân noo pay bh’nơơn chr’noh bấc tước 50 cha nắc por bhrợ: “Đươi vêy cán bộ chr’val t’vaih bhươn rơ veh, đhanuôr vêy bhiệc bhrợ tệêm ngăn, tr’mông âng zi têệm ngăn lâh mơ, apêê ca coon lướt học liêm choom doọ chấc k’rang zên học cơnh lalăm. Bhươn rơ veh sạch nắc đong zi cung cha rơ veh nâu”.

Da ding Si Pa Phìn nâu kêi ơy ha dưr, lalay cơnh lalăm lâng pr’họom t’viêng liêm coh puôn hân noo. Cr’chăl tước đâu, đhanuôr coh chr’val nắc lêy pa liêm k’tiếc ruộng, k’tiếc crâng, t’bhưah đhăm choh rơ veh, choh ngô đoọng chroi k’rong c’rơ đh’rưah lâng chính quyền pa zay bhrợ têng liêm xang bh’rợ tước x’rịa c’moo 2024 pa xiêr đợ pr’loọng đha rựt prang chr’val dzợ mơ 32%, xăl đoọng số lâh 40% dzợ ặt k’đoong tơợ bấc c’moo hay coh đhăm k’tiếc k’đhap zr’năh nâu./.

ĐÁNH THỨC TIỀM NĂNG NÔNG NGHIỆP TRÊN CAO NGUYÊN SI PA PHÌN

Cao nguyên Si Pa Phìn, xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên là điểm tái định cư mẫu trong cuộc đại di dân xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Sơn La. Từ mảnh đất khô cằn, cuộc sống khó khăn, người dân chạy ăn từng bữa, đến nay, nhờ sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và người dân địa phương, cao nguyên Si Pa Phìn đã chuyển mình trở thành vựa rau xanh, kỳ vọng đưa kinh tế, đời sống của người dân  phát triển một cách bền vững.

Nhìn từ trên cao, 18 bãi bằng gối nhau như bát úp có diện tích hơn 30ha của cao nguyên Si Pa Phìn được phủ màu xanh ngắt. Mỗi khu vực được quy hoạch theo từng thửa để trồng rau, củ, quả theo từng mùa với các khu nhà kính, nhà màng hiện đại.

Ông Vàng A Kỷ, Bí thư Đảng ủy xã Si Pa Phìn cho biết: toàn bộ khu vực này trước là đất sản xuất được chia cho người dân chuyển về tái định cư. Trong đợt tái định cư ban đầu giữa năm 1992, người dân được hỗ trợ thí điểm trồng mía, trồng rừng nhưng không hiệu quả do mía trồng ra không có nhà máy chế biến, không có người thu mua; dự án trồng rừng tỷ lệ cây sống rất ít do khô hạn. Cuộc sống của đồng bào dân tộc Thái tại các bản tái định cư vì thế cũng gặp nhiều khó khăn khi chỉ dựa vào ít diện tích ruộng nước và làm thuê làm mướn theo mùa.

Vậy mà nay, cao nguyên Si Pa Phìn đã đổi thay với những vựa rau xanh mướt theo từng mùa. Người dân đã biết cách trồng rau, trồng cây ăn quả chất lượng cao trong nhà màng, nhà kính. Rau, quả của Si Pa Phìn không chỉ đưa ra thị trường thành phố Điện Biên Phủ mà còn cung cấp đủ cho bữa ăn hàng ngày của gần 15.000 học sinh nội trú, bán trú của huyện Nậm Pồ và một phần cho học sinh các xã của huyện Mường Chà. Ông Vàng A Kỷ, Bí thư Đảng ủy xã Si Pa Phìn nói: “Từng bước bà con nhân dân đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và tiến tới sẽ chuyển giao công nghệ cho nhân dân ở các vùng đủ điều kiện về đất và nước để tiếp tục mở rộng thêm diện tích. Từ đó giúp cuộc sống bà con nhân dân có từng bước thay đổi phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.”

Ông Ngô Xuân Chiến, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nậm Pồ, người đã khởi tạo ý tưởng về vườn rau trên cao nguyên Si Pa Phìn chia sẻ: khi Huyện ủy Nậm Pồ ban hành Nghị quyết 56 về phát triển vùng sản xuất rau, củ, quả an toàn, giai đoạn 2023-2025, điều đầu tiên được nghĩ đến là đánh thức tiềm năng nông nghiệp của cao nguyên Si Pa Phìn và đảm bảo bữa ăn đầy đủ cho học trò nghèo vùng biên. Ý tưởng này đã ngay lập tức được nhân dân, các lãnh đạo xã đương nhiệm, nguyên lãnh đạo xã cùng các trưởng bản ở Si Pa Phìn đồng lòng nhất trí cao.

Nhờ có sự ủng hộ của người dân, sự tận tâm, trách nhiệm của đội ngũ lãnh đạo xã Si Pa Phìn, quỹ đất liền thửa với diện tích hơn 30ha trên cao nguyên này đã hình thành. Để có nước tưới cho toàn bộ vườn rau trong mùa khô, người dân, chính quyền địa phương đã đào nhiều ao chứa, đưa nước từ nguồn dẫn từ khe suối Nậm Chim về tích tụ. Ông Ngô Xuân Chiến, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nậm Pồ cho biết thêm: “Phòng giáo dục cũng được huyện giao nhiệm vụ là cơ quan đầu mối để giám sát toàn bộ quy trình sản xuất cũng như các kỹ thuật sản xuất để đảm bảo làm sao tất cả rau sản xuất trên địa bàn khi đưa vào bếp ăn tập thể đều đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho các em học sinh.”

Từ vườn rau Si Pa Phìn, nhiều hộ gia đình đã học được thêm kiến thức trồng cây, trồng rau chất lượng cao theo quy trình sản xuất thuận tự nhiên, an toàn. Quan trọng nhất là dần thay đổi cách nghĩ, cách làm. Chị Lò Thị Phương, người dân bản Tân Lập cho biết: mỗi tháng chị được nhận lương gần 7 triệu đồng, đảm bảo trang trải cuộc sống và nuôi các con ăn học. Không chỉ chị Phương mà nhiều người đã bỏ suy nghĩ đi xa làm thuê quay về phát triển kinh tế trên chính mảnh đất quê hương mình. Hiện trung bình mỗi ngày có gần 20 lao động là người dân tộc thiểu số làm việc tại vườn, cao điểm mùa thu hoạch lên tới 50 người làm việc: “Nhờ có các cán bộ xã tạo vườn rau, công việc ổn định cho người dân mà chúng tôi có cuộc sống tốt, con cái đi học không còn phải lo nhiều về tài chính. Vườn rau rất sạch nên ở nhà cũng không trồng mà lấy rau luôn ở vườn về ăn.”

Cao nguyên Si Pa Phìn giờ khoác trên mình tấm áo mới với màu xanh mơn mởn bốn mùa. Thời gian tới, người dân trong xã dự định cải tạo đất ruộng, đất rừng, mở rộng diện tích trồng rau, trồng khoai để góp sức cùng chính quyền phấn đấu hoàn thành mục tiêu đến cuối năm 2024 giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn xã xuống còn 32%, thay cho con số hơn 40% đã án ngữ nhiều năm qua trên vùng đất khó khăn này./.

Vũ Lợi-VOVTB

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC