Pa dưr tơơm cha p’lêê bh’nơơn dal coh k’tiếc bôl Yên Bái
Thứ ba, 08:54, 24/10/2023 PV Đinh Tuấn-TTTB PV Đinh Tuấn-TTTB
Tơơm cha p’lêê đơơng chô bh’nơơn dal 3 - 5 chu t’piing lâng choh zập rau bhơi rơ veh lơơng năc đoo pr’đơợ liêm choom đoọng ha zập rau tơơm cha p’lêê coh vel đong tỉnh Yên Bái ting t’ngay vêy bấc đhăm choh lâng bh’nơơn dzooc dal. Đhơ cơnh đêêc pa dưr tơơm cha p’lêê năc ta luôn zâng lâng đhr’năng “vêy pa chô p’lêê năc chr’năp xiêr”. Chính quyền lâng ngành chức năng tỉnh Yên Bái ơy vêy pazêng c’lâng bh’rợ lalăm lâng coh đanh đươnh cơnh ooy đoọng pa liêm đhr’năng nâu?!

 

 

Pr’loọng đong pơ căn Trần Thị Dung ặt đhị vel 4, chr’val Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái choh tơơm cha p’lêê lâh 10 c’moo đâu. Đhr’năng chr’năp dzooc đhuônh ooy chr’năp năc vaih rau ơy loih cơnh lâng pr’loọng đong. Đhơ cơnh đêêc, ting cơnh pơ căn Dung, bêl tơơm cha p’lêê bơơn hân noo năc đợ bấc pa xoọng đoọng ha chr’năp xiêr, zên pa chô doọ xiêr lalâh bấc cơnh pazêng c’moo vêy chr’năp pa câl ha dợ  bh’nơơn p’lêê pa chô ếp. Năc cơnh c’moo đâu, đhơ chr’năp p’lêê nhãn xiêr tước muy pâng, ếp bhlầng coh 10 c’moo hay, ha dợ đợ bấc năc dal lâh bơr chu t’piing lâng c’moo lalăm, tu cơnh đêêc bh’nơơn pa chô cung xiêr 15 tước 20% t’piing lâng c’moo hay:“Vêy k’tiếc pậ bhưah năc đong zi choh zập rau p’lêê. Lêy choh đoọng bấc đoọng vêy pa chô bh’nơơn bấc, căh bơơn bh’nơơn p’lêê nâu năc dzợ p’lêê rau lơơng, lêy k’rong pa zưm năc bh’nơơn pa chô zăng tệêm ngăn.”

Jưah lâng t’bhưah đhăm choh, đợ bấc pa xoọng pa chô ha chr’năp năc bhiệc đươi dua m’ma t’mêê cung cơnh rau liêm choom âng khoa học kỹ thuật đhị choh bhrợ, k’rang lêy tơơm chr’noh bơơn bấc pr’loọng đong k’rang đươi dua, đoọng t’vaih pazêng rau tơơm cha p’lêê vêy bh’nơơn, đhang liêm, chr’năp pa câl dal lâh.

Pr’loọng đong t’cooh Thào Nhà Của ặt đhị vel Hua Khắt, chr’val Nậm Khắt, chr’hoong Mù Cang Chải năc muy coh pazêng pr’loọng tơợp đoọng choh tơơm hồng FUJI. Đươi ting bhrợ cơnh quy trình khoa học, chơih pay tơơn chr’noh liêm choom cơnh lâng pleng k’tiếc năc lâh 1 hecta hồng FUJI ơy đâh pa chô bh’nơơn lâng đợ bh’nơơn dal, thị trường kiêng đươi dua:“Tơợ c’moo thứ 3 tơơm hồng ơy boong p’lêê. Zập tơơm pa chô mơ 40 tước 50kg, 5 - 6 p’lêê năc 1 kg. P’lêê pậ, cha xr’dzăm lâng ngam, c’moo đâu chr’năp pa câl hồng tệêm ngăn năc pr’loọng đong vêy pa chô mơ 1 ha riêng ức đồng”.

C’lâng xa nay âng tỉnh Yên Bái năc pa dưr bhrợ têng tơơm cha p’lêê ting c’lâng hàng hóa, đơơng chr’năp đanh mâng. Apêê vel đong xoọc pa zay pa chăp cha mêệt lêy, đơơng pazêng m’ma chr’noh t’mêê, kỹ thuật t’mêê đoọng tơợp choh, cha mêệt lêy đoọng choh bhrợ t’bhưah. T’cooh Lê Trọng Khang, Chủ tịch UBND chr’hoong Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đoọng năl:“Đươi dua rau liêm choom âng khoa học kỹ thuật, ghit năc chơih pay bơr pêê tơơm chr’noh liêm choom lâng đhr’năng pleng k’tiếc, ba bi cơnh: lê, hồng k’dzăm, rơ veh liêm sạch lâng bấc m’ma chr’noh lơơng.”

Apêê vel đong đhị tỉnh Yên Bái xoọc coh cr’chăl cơ cấu cớ ngành nông nghiệp ting c’lâng tơợ bhrợ têng pay bh’nơơn đợ bấc tước pa dưr bh’nơơn bh’rợ, ting bhrợ loon cơnh c’lâng xa nay lâng kiêng đươi âng thị trường. Pa dưr apêê zr’lụ choh bhrợ hàng hóa k’rong đh’rưah lâng pa dưr apêê pr’đươi chr’năp a yêm, hữu cơ, OCOP… T’cooh Vũ Đức Trung, Phó Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái đoọng năl:“Azi năc ơy  k’đươi moon xay bhrợ choh pazêng tơơm chr’noh vêy pr’đơợ liêm choom. A zi năc cung chơih pay pazêng m’ma ọo k’rong moọt cr’chăl hân noo bha làng, t’pâh choh m’ma t’mêê hân noo đâh lâng hân noo zi lưa, tơợ đêêc năc pa dưr dal chr’năp bh’nơơn pa chô âng tơơm cha p’lêê.”

Bh’rợ âng tỉnh Yên Bái năc choh lâng pa dưr tệêm ngăn lâh 10.000 héc ta tơơm cha p’lêê, đơơng chô đợ bấc mơ 55.000 tấn, chr’năp bơơn mơ 500 tỷ đồng zập c’moo, chroi k’rong bhrợ liêm bh’rợ ta nil ha ul pa xiêr đha rựt lâng bhrợ pa dưr ca van đoọng ha đhanuôr./.

Phát triển cây ăn quả chất lượng trên đất đồi Yên Bái

Trồng cây ăn quả cho thu nhập cao gấp 3 - 5 lần so với trồng các loại rau màu khác là lợi thế khiến các loại cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Yên Bái ngày càng gia tăng về diện tích và sản lượng. Tuy nhiên phát triển cây ăn quả lại luôn đối mặt với tình trạng“được mùa mất giá". Chính quyền và ngành chức năng tỉnh Yên Bái đã có những giải pháp trước mắt và lâu dài như thế nào để khắc phục tình trạng này?!

Gia đình bà Trần Thị Dung ở thôn 4, xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái trồng cây ăn quả hơn 10 năm nay. Câu chuyện thăng trầm về giá trở nên quá quen thuộc đối với gia đình. Tuy nhiên, theo bà Dung, khi cây ăn quả được mùa thì sản lượng sẽ bù cho giá cả, nguồn thu sẽ không bị giảm quá nhiều như những năm được giá nhưng mất mùa. Ví dụ như năm nay, mặc dù giá quả nhãn giảm đến một nửa, thấp nhất trong 10 năm qua, nhưng sản lượng lại tăng gấp đôi so với năm trước, bởi vậy thu nhập cũng chỉ giảm 15 đến 20% so với năm ngoái:“Được cái là đất đai rộng nên nhà tôi không trồng một thứ quả mà trồng nhiều loại thứ quả. Trồng thì phải trồng nhiều để lấy số lượng nhiều chứ không phải là một vài cây, nói chung là nó cũng ổn định về thu nhập”.

Bên cạnh việc lấy quy mô, sản lượng bù cho giá cả thì việc áp dụng giống mới cũng như tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng, chăm sóc cây ăn quả được nhiều gia đình áp dụng, nhằm tạo ra những loại cây ăn quả có chất lượng, mẫu mã đẹp hơn, giá thành cao hơn.

Gia đình ông Thào Nhà Của, ở thôn Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải là một trong những hộ tiên phong trồng cây hồng FUJI. Do tuân thủ quy trình khoa học, lại lựa chọn được loại cây phù hợp với khí hậu, đất đai nên hơn 1 ha hồng FUJI đã sớm cho thu hoạch với sản lượng, chất lượng cao, được thị trường rất ưa chuộng:“Từ năm thứ 3 cây hồng đã cho quả. Mỗi cây thu hoạch khoảng 40 đến 50 kg, 5 - 6 quả là được 1 kg rồi. Quả to, ăn rất giòn và ngọt, năm nay giá hồng vẫn khá ổn định nên gia đình có nguồn thu khoảng một trăm triệu đồng”.

 Định hướng của tỉnh Yên Bái là phát triển sản xuất cây ăn quả theo hướng hàng hóa, mang tính bền vững. Các địa phương đang tích cực nghiên cứu, đưa các giống mới, kĩ thuật mới vào thử nghiệm, kiểm chứng để nhân rộng. Ông Lê Trọng Khang, Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái cho biết:“Nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật thì huyện cũng mạnh dạn chuyển đổi một số mô hình về cơ cấy cây trồng, cụ thể là chọn một số cây thích ứng, phù hợp với thời tiết, khí hậu, đất đai ví dụ như: lê, hồng giòn, rau sạch và một số giống khác”.

Các địa phương ở tỉnh Yên Bái đang trong giai đoạn cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng chuyển dịch mạnh từ sản xuất lấy số lượng làm mục tiêu sang nâng cao chất lượng sản phẩm, theo kịp xu hướng và nhu cầu của thị trường. Phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung đi đôi với phát triển các sản phẩm đặc sản, hữu cơ, OCOP… Ông Vũ Đức Trung, Phó Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yen Bái cho biết:“Chúng tôi đã chỉ đạo triển khai tập trung trồng những cây thế mạnh. Chúng tôi cũng lựa chọn những giống tránh tập trung vào thời gian chính vụ, khuyến khích trồng những giống mới sớm vụ và muộn vụ, từ đó nâng cao giá trị thu nhập của cây ăn quả”

Mục tiêu của tỉnh Yên Bái là trồng và phát triển ổn định trên 10.000 ha cây ăn quả, cho sản lượng khoảng 55.000 tấn, giá trị đạt khoảng 500 tỷ đồng mỗi năm, góp phần thực hiện mục tiêu xóa nghèo và làm giàu cho người nông dân./.

PV Đinh Tuấn-TTTB

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC