T’BHLẦNG PA TÊỆT BHRỢ TÊNG LÂNG K’RONG CÂL BH’NƠƠN CHR’NOH ÂNG DA DING CA COONG
Thứ ba, 09:05, 01/10/2024 CTV Xuân Yến CTV Xuân Yến
Vêy bơơn bh’nơơn chr’noh nắc chr’năp xiêr, chr’năp pa câl dal nắc bh’nơơn chr’noh nắc bơơn.

 

Đhr’năng nâu ơy dưr vaih bấc đhị zr’lụ bhrợ têng ha rêê đhuôch đhị tỉnh Quảng Ngãi, bhrợ đhanuôr lưm k’đhap k’ra tu căh choom pa câl bh’nơơn chr’noh. Bhrợ cơnh ooy đoọng   đhanuôr bơơn bh’nơơn pa câl lâng chr’năp dal. Muy coh pazêng bh’rợ liêm choom nắc pa têệt ting t’nooi chr’năp đhị bhrợ têng pa têệt lâng thị trường k’rong câl chr’noh.

 

Video Player is loading.
Current Time 0:00
/
Duration 0:00
Loaded: 0%
Progress: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -0:00
 
1x

 

Anoo Đinh Văn Luôn ặt đhị chr’val Sơn Liên, chr’hoong Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi choh lâh 02 hecta ổi lâng pih n’căr t’viêng. Ổi lâng pih bhung bơơn choh ting c’lâng hữu cơ. Anoo Luôn bơơn hợp tác xã Nông nghiệp lâng Dịch vụ Sơn Liên zooi m’ma choh xoọc tr’nơợp zêng lâng phân bón, kỹ thuật choh, k’rang lêy lâng k’rong zập bh’nơơn pa chô ting chr’năp thị trường. Ổi ơy pa chô bh’nơơn g’luh 3. Anoo Đinh Văn Luôn ặt đhị chr’val Sơn Liên, chr’hoong Sơn Tây xay moon: “Ổi pa câl buôn pa b hlầng, pa câl đhơ đhị cung choom, hợp ta tác xã nắc ơy pa câl bấc đhị, nắc cơnh siêu thị, apêê quán, zêng choom pa câl liêm buôn”.

Chr’hoong da ding ca coong Sơn Tây vêy k’tiếc liêm đoọng choh zập tơơm cha p’lêê. 04 c’moo đâu, chr’hoong ơy xay bhrợ bấc dự án choh tơơm cha p’lêê, pa bhlầng nắc pih bhung n’căr t’viêng, prí, ổi, pih ngam. Bấc pr’loọng đhanuôr Cadong ơy ting pâh choh pa dưr ting bh’rợ pa tệêt pa zưm. Đhị  vel đong cung ơy bhrợ t’vaih bơr pêê hợp tác xã bhrợ têng lâng k’rong câl bh’nơơn chr’noh đoọng ha đhanuôr acoon coh. Máy móc bơơn k’rong bhrợ bơr pêê rau chr’noh chr’bêệt vaih nắc pr’đươi chr’năp âng vel đong. Bhiệc bhrợ têng nắc jưah zooi k’rong câl bh’nơơn, jưah t’vaih bhiệc bhrợ đoọng ha đhanuôr đhị vel đong. Amoó Phạm Thị Trâm, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp lâng Dịch vụ Sơn Liên, chr’hoong Sơn Tây xay moon: “Pr’đươi bhrợ têng căh ơy liêm cra đăh pr’đhang, tu cơnh đêêc nắc nâu kêi hêê lêy bhrợ đoọng đươi zập pr’đơợ liêm choom âng vẻl đong nắc câl pa gooh jưah xay moon thị trường, jưah hợp tác xã bhrợ têng tơợ zập p’lêê p’coo vêy coh vel đong chr’hoong Sơn Tây đoọng pa câl ooy thị trường. Xăl tu bhrợ têng thô nắc bhrợ têng cơnh liêm choom đoọng pa xoọng bh’nơơn, t’bấc bh’nơơn pr’đươi âng vel đong”.

T’bhlầng k’rong câl bh’nơơn chr’noh, chr’val Sơn Linh, chr’hoong Sơn Hà ơy bhrợ têng t’nooi pa têệt pa zưm đhị bhrợ têng tâm phóc zăng liêm choom. Vel đong zooi m’ma, phân bón, kỹ thuật đoọng ha 110 pr’loọng đhanuôr choh tâm phóc đhị đhăm bhưah 20 ha. Đh’rưah nắc zooi muy đăh zên k’rong câl máy móc đoọng ha Hợp tác xã nông lâm nghiệp Sơn Linh. T’cooh Nguyễn Tuyên, Giám đốc Hợp tác xã nông lâm nghiệp Sơn Linh, chr’hoong Sơn Hà đoọng năl: Pazêng tâm phóc âng đhanuôr choh bhrợ bơơn Hợp tác xã k’rong câl ting chr’năp thị trường đoọng bhrợ dầu phụng. Hân noo nâu, tâm phóc pa chô bh’nơơn tơợ 25-32 tạ/ha. Hợp tác xã k’rong câl, bhrợ têng lâh 1.200 lít dầu phụng lâng thị trường k’rong câl liêm choom. “Đhị thị trường apêê kiêng bhlầng. vêy bấc đhanuôr câl pa gơi đoọng bhuh xoọng đhị Hà Nội, đhị Quảng Ngãi. Zước câl bấc bhlầng. Bhrợ mơ bấc nắc pa câl lưch mơ đêêc. Apêê tr’zệêng lâng Hợp tác xã đoọng câl tâm phóc tơợ đhanuôr. Lalăm ahay apêê kiêng câl chr’năp ha hơ nắc pêê câl, nâu 27 r’bhầu đồng 1 ký, apêê căh câl nắc hợp tác xã câl lưch”.

Cơnh lâng apêê chr’hoong da ding ca coong, zr’lụ đhanuôr acoon coh, tỉnh Quảng Ngãi k’rang xay bhrợ bấc bh’rợ. Bha lầng nắc t’bhlầng pa dưr ting t’nooi chr’năp, pa dưr dal c’rơ bhrợ têng lâng đươi dua công nghệ đoọng xăl t’mêê cơnh bhrợ têng đoọng ha đhanuôr acoon coh. T’đui đoọng zooi pr’đơợ c’rơ ha pêê hợp tác xã pa dưr bhrợ têng ha rêê đhuôch vêy pr’đơợ liêm choom. Zooi pa căh, k’rong câl zập mặt hàng, pr’đươi chr’năp âng zr’lụ đhanuôr acoon coh lâng da ding ca coong tước lâng ma nuyh đươi dua. P’căn Huỳnh Thị Thanh Nguyệt, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Ngãi đoọng năl: “Hội Nông dân tỉnh k’đươi moon Hội Nông dân apêê cấp nắc pa choom đoọng ha đhanuôr coh t’nooi chr’năp lâng bhrợ têng pr’đươi sạch lâng apêê pr’đươi OCOP. Cr’chăl hay, pa bhlầng nắc Hội nông dân da ding ca coong ơy pa choom, t’pâh đhanuôr tước nâu kêi nắc ơy 65 hợp tác xã ta bhrợ t’vaih lâng vêy 40 pr’đươi OCOP. Hội Nông dân tỉnh nắc đơơng zập bh’nơơn pr’đươi nâu chô ooy đồng bằng pa căh đhị thành phố Quảng Ngãi cơnh lâng chr’năp nắc đoọng giao lưu lâng pa căh pr’đươi đoọng ha đhanuôr”.

Apêê chr’hoong da ding ca coong bơơn xay moon nắc vêy bấc pr’đơợ liêm choom coh pa dưr nông lâm sản, ha dợ căh ơy bhrợ têng liêm choom. Bấc đhanuôr acoon coh dzợ bhrợ têng cơnh đh’niêng ty, bhrợ têng la leh ma muuch, căh vêy ma nuyh bhrợ têng cơnh công nghệ lâng kỹ thuật t’mêê. Tu cơnh đêêc, bhiệc bhrợ t’vaih ting k’bhuh bhrợ têng, hợp tác xã đoọng pa dưr t’nooi chr’năp, t’bhlầng pa zưm lâng apêê doanh nghiệp đoọng pa căh, pa câl zập bh’nơơn chr’noh,  pa bhlầng nắc pr’đươi a yêm âng đhanuôr acoon coh lâng da ding ca coong đoọng ha bấc ngai năl đươi dua, nắc đoo c’lâng lướt nhâm crêê đoọng pa dưr dal thu nhập ha đhanuôr. Tơợ đêê,chroi k’rong bhrợ têng liêm choom, vêy bh’nơơn bh’rợ pa xiêr đha rựt zr’lụ đhanuôr acoon coh lâng da ding ca coong âng tỉnh./.

ĐẨY MẠNH LIÊN KẾT SẢN XUẤT GẮN VỚI TIÊU THỤ NÔNG SẢN VÙNG CAO

Được mùa mất giá, được giá mất mùa. Tình trạng này diễn ra ở nhiều vùng sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Quảng Ngãi, khiến nông dân nhiều phen lao đao, vì không thể tiêu thụ được nông sản. Làm gì để nông dân không chỉ bán được nông sản mà còn phải bán được giá, có lợi nhuận và nâng tầm giá trị nông sản. Một trong những giải pháp hiệu quả là liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ nông sản.

Anh Đinh Văn Luôn ở xã Sơn Liên, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi trồng hơn 02 hecta ổi và bưởi da xanh. Ổi và bưởi được trồng theo hướng hữu cơ. Anh Luôn được hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Sơn Liên hỗ trợ bước đầu về cây giống, phân bón, kỹ thuật trồng, chăm sóc và bao tiêu sản phẩm theo giá thị trường. Ổi đã cho thu hoạch năm thứ 3. Anh Đinh Văn Luôn ở xã Sơn Liên, huyện Sơn Tây chia sẻ: “Ổi rất là dễ bán, dễ kiếm đầu ra, hợp tác xã kiếm đầu ra rất là nhiều chỗ, chỗ thì siêu thị, quán xá, rất là dễ”.

Huyện miền núi Sơn Tây có thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp để phát triển các vùng chuyên canh cây ăn quả. 04 năm nay, huyện đã triển khai nhiều dự án trồng cây ăn quả, chủ yếu là bưởi da xanh, chuối, ổi, cam. Nhiều hộ đồng bào Cadong đã tham gia phát triển kinh tế theo hình thức liên kết. Ở địa phương cũng đã hình thành một số hợp tác xã chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số. Máy móc được đầu tư để chế biến một số nông sản thành những sản phẩm đặc trưng của địa phương. Việc này vừa giúp tiêu thụ được sản phẩm, vừa tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương. Chị Phạm Thị Trâm, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Sơn Liên, huyện Sơn Tây chia sẻ: “Sản phẩm làm ra thì chưa được bắt mắt về mẫu mã, cho nên, giờ mình phải chế biến để tận dụng các nguồn nguyên liệu ở địa phương nên là mua mấy sấy là vừa đánh giá thị trường, vừa hợp tác xã cũng chế biến gì đó từ các loại trái cây trên địa bàn xã trồng được và trên địa bàn huyện Sơn Tây để đưa sản phẩm ra thị trường. Thay vì thô thì sẽ chế biến để tăng thêm, làm phong phú thêm sản phẩm của địa phương”.

Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, xã Sơn Linh, huyện Sơn Hà đã xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất đậu phụng khá hiệu quả. Địa phương hỗ trợ giống, phân bón và kỹ thuật cho 110 hộ trồng đậu phụng trên diện tích 20 ha. Đồng thời hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư máy móc cho Hợp tác xã nông lâm nghiệp Sơn Linh. Ông Nguyễn Tuyên, Giám đốc Hợp tác xã nông lâm nghiệp Sơn Linh, huyện Sơn Hà cho hay: "Toàn bộ đậu phụng của nông dân làm ra được Hợp tác xã thu mua theo giá thị trường để chế biến dầu phụng. Vụ này, đậu phụng cho năng suất từ 32-25 tạ/ha. Hợp tác xã thu mua, chế biến trên 1.200 lít dầu phụng và tiêu thụ tốt trên thị trường. Trên thị trường người ta rất thích. Có một số bà con anh em gửi cho người thân ở Hà Nội, ở Quảng Ngãi. Đặt mua rất nhiều. Bao nhiêu ra là tiêu thụ hết, không có ứ đọng. Đậu trong dân tiểu thương tranh mua với hợp tác xã. Hồi xưa một mình tiểu thương họ muốn mua giá mấy họ mua. 27 ngàn 1 kí, họ không mua hợp tác xã mua hết."

Đối với các huyện miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Quảng Ngãi quan tâm triển khai nhiều giải pháp. Trọng tâm là đẩy mạnh phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, nâng cao năng lực sản xuất và ứng dụng công nghệ để đổi mới cách sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số. Ưu tiên hỗ trợ nguồn lực cho các hợp tác xã phát triển các sản phẩm nông nghiệp có tiềm năng, lợi thế. Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ các mặt hàng nông sản, đặc sản của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến với người tiêu dùng. Bà Huỳnh Thị Thanh Nguyệt, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Ngãi cho biết: "Hội Nông dân tỉnh chỉ đạo Hội Nông dân các cấp hướng dẫn bà con nông dân trong chuỗi giá trị và xây dựng sản phẩm sạch và các sản phẩm OCOP. Thời gian qua nhất là hội nông dân miền núi đã hướng dẫn vận động đến nay các huyện miền núi có 65 hơp tác xã thành lập và có 40 sả phẩm OCOP. Hội Nông dân tỉnh mạnh dạn đưa các sản phẩm này về với đồng bằng quảng bá sản phẩm tại thành phố Quảng Ngãi với mục đích kết nối giao lưu và quảng bá sản phẩm cho bà con nông dân."

Các huyện miền núi được đánh giá là có nhiều lợi thế, tiềm năng trong phát triển nông - lâm sản, nhưng chưa được khai thác hiệu quả. Đa số đồng bào còn giữ tập quán canh tác nhỏ lẻ, thiếu nguồn lực cho công nghệ và kỹ thuật mới. Do đó, việc hình thành các tổ sản xuất, hợp tác xã nhằm xây dựng chuỗi giá trị, tăng cường liên kết với các doanh nghiệp và đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ các mặt hàng nông sản, đặc sản của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến với người tiêu dùng là hướng đi đúng để nâng cao thu nhập cho người dân. Qua đó, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh./.

CTV Xuân Yến

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Video online

TRẢI NGHIỆM ĐI BÈ TRÊN SUỐI TA LANG, TÂY GIANG
DU LỊCH ĐẦM PHÁ TAM GIANG- CẦU HAI
04/04/2025
CHỢ PHIÊN NAM ĐÔNG
01/04/2025
CHÍNH THỨC CÔNG BỐ BỘ CHỮ VIẾT CƠTU
20/03/2025