TƠƠM CHA P’LÊÊ ÔN ĐỚI P’CĂH GHÍT CHR’NĂP ĐĂH C’LÂNG BHRỢ CHA
Thứ năm, 08:35, 02/01/2025 Khắc Kiên Khắc Kiên
Tơợ k’tiêc bha đưn choh a’bhoo, a’rong căh liêm choom đợ c’moo lăm ahay, bêl đâu năc ơy zêng pluum ga lọp lâng đợ tơơm cha p’lêê ôn đới cơnh đào, lê, mận.

Zâp bh’nơơn pr’đươi đăh tơơm cha p’lêê ơy bơơn p’căh liêm ghit chất lượng lâng chr’năp coh thị trường cr’loọng tỉnh lâng tỉnh lơơng, đơơng chô bh’nơơn liêm dal, zooi đoọng đhanuôr coh k’coong ch’ngai Lai Châu ting bhr’dzang pa xiêr đha rưt lâng dưr zi lâh bhrợ cha k’van.

 

 

 

Tơợ ta rựp brương, diịc điêl anoo Ma A Kỷ, coh vel Sáy San 3, chr’val Nùng Nàng, chr’hoong Tam Đường, tỉnh Lai Châu đơơng a’vịng lâng kéo ta căt đoong đhị zr’lụ bhươn tươc đăn đông đoọng zư lêy bhươn lê. Bêl đâu, tơơm lê xoọc ooy cr’chăl tơợp vaih p’lêê, năc lâh mơ bhiệc ta căt đoong đoọng liêm crêê ha tơơm chr’noh, diịc điêl anoo dzợ bón thúc phân NPK, đạm lâng cr’noọ cr’niêng vêy mưy hân noo bơơn bhrợ lê bâc liêm.

Anoo Ma A Kỷ moon, bhươn lê choh đhị k’tiêc choh a’rong tơợ c’moo 2015, ting dự án pa dưr pa xớc tơơm cha p’lêê ôn đới âng chr’hoong lâng bơơn zooi đoọng 100% m’ma chr’noh, phân bón. Xang 3 c’moo choh, bhươn lê đơơng chô ruuh p’lêê tr’nơợp lâng chr’năp pa câl bâc lâh mơ choh a’rong. C’moo 2021, anoo lêy xăl choh zêng lê đhị k’tiêc choh a’bhoo nâu:

“Xọoc đâu, pr’loọng đông vêy lâh 300 tơơm lê lâng lâh 100 tơơm cha p’lêê ơy choom bơơn bhrợ, p’lêê cung liêm bâc. Xọoc pr’loọng đông t’bhlâng zư lêy đoọng rơơm hân noo nâu p’lêê ga măc liêm, đơơng chô bâc zên têêm ngăn”.

Zâp pr’loọng đông đha rưt coh vel đông, bâc c’moo ặt p’zay choh bhrợ a’bhoo, a’rong, c’moo 2018 pr’loọng đông anoo Ma A Phử, coh vel Sáy San 3, chr’val Nùng Nàng cung vêy bơơn chính quyền zooi đoọng choh 50 t’nơơm đào đâh đoọm. Xang 3 c’moo choh, tơơm đào âng pr’loọng đông anoo cung ơy choom bơơn bhrợ. Lêy tơơm chr’noh t’mêê đơơng chô chr’năp dal, pr’loọng đông anoo Ma A Phử xăl zêng đhị k’tiêc ha rêê, bhươn đoọng choh đào lâng lê:

“Pr’loọng đông zi choh 50 t’nơơm bêl tr’nơợp, tươc đâu ơy choh pa xoọng lâng bhrợ t’bhưah k’tiêc choh k’noọ 1ha. Xọoc ơy vêy 50 t’nơơm choom bơơn bhrợ lâng pa chô zên mơ 30-40 ực đồng xang bêl lơi jợ zên pa gluh đươi lăm. Xoọc đâu pr’loọng đông pa zưm zư lêy, bón phân đoọng bơơn bâc bh’nơơn liêm choom lâng têêm ngăn ooy c’moo 2024”.

Nùng Nàng nắc chr’val zr’lụ 3 âng chr’hoong Tam Đường, tỉnh Lai Châu lâng cung nặc vel đông tr’nơợp âng đơơng choh lêy zâp m’ma tơơm cha p’lêê đhị k’tiêc ôn đới. Tơợ k’tiêc choh tơơm cha p’lêê bơơn ta zooi đoọng tơợ dự án tr’nơợp, tươc đâu chr’val ơy xay moon, k’đươi đhanuôr choh lâh 60ha lâng ơy vêy k’noọ 30ha tơơm choom bơơn bhrợ. Ting cơnh lêy cha mêết âng chính quyền chr’val, zâp tơơm cha p’lêê ôn đới zêng liêm glặp lâng pr’đơợ plêệng k’tiêc coh vel đông.

T’cooh Ngô Văn Sĩ, Phó Chủ tịch UBND chr’val Nùng Nàng, chr’hoong Tam Đường đoọng năl, k’tiêc choh tơơm cha p’lêê ôn đới đhị vel đông, lâh mơ năc tơơm lê xoọc đâu dưr vaih liêm bâc, p’lêê ga măc liêm lâng ngam. Đọong tơơm lê dưr vaih têêm ngăn lâng đơơng chô bâc zên ha đhanuôr, chính quyền chr’val pa zưm lâng cơ quan chuyên môn âng chr’hoong, xay moon pa choom đhanuôr đăh bhiệc choh lâng zư lêy, zêl cha groong g’rưy pa hư đoọng têêm ngăn bơơn bhrợ ooy hân noo t’mêê:

“Vel đông chr’val Nùng Nàng xoọc đâu vêy k’dâng 47ha, ooy đâu k’dâng 23ha ơy choom bơơn bhrợ. Đhị lêy cha mêêt nâu đoo năc râu tơơm chr’noh vêy pa chô zên z’zăng ha đhanuôr. Ooy đợ c’moo hanua chính quyền chr’val ơy pa zưm xay moon đoọng đhanuôr zư lêy liêm choom đợ đhị k’tiêc choh lê ơy bơơn nhà nước zooi đoọng; lâng ooy c’moo 2024 nâu ơy pa zưm lâng phòng Nông nghiệp chr’hoong bhrợ pa dưr bh’rợ VietGap đoọng ha tơơm lê nâu, đoọng choom pa dưr bh’nơơn bh’rợ cung cơnh pa chô đoọng zên ha đhanuôr”.

Tơợ râu liêm choom đăh plêệng k’tiêc, tươc đâu chr’hoong Tam Đường ơy pa dưr pa xớc k’noọ 400ha tơơm cha p’lêê ôn đới đhị zâp chr’val k’coong ch’ngai cơnh: Tả Lèng, Hồ Thầu, Giang Ma, Nùng Nàng, Sơn Bình ting c’lâng bhrợ têng hàng hoá pa zưm. Đoọng pa dưr dal chr’năp pr’đươi, chính quyền zâp chr’val xoọc pa zưm pa dưr pa xớc, pa zưm lâng pa dưr pa xơc du lịch chô lêy chi ơh hân noo pô, p’lêê.

T’cooh Hoàng Đình Quân, Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp chr’hoong Tam Đường moon, prang chr’hoong xoọc vêy lâh 1.100ha tơơm cha p’lêê, ooy đâu vêy tơơm chr’noh ôn đới tươc lâh 1/3 k’tiêc choh. Bhiệc âng đơơng tơơm cha p’lêê ôn đới choh vaih zr’lụ pa zưm xăl đợ tơơm chr’noh căh liêm choom ơy chrooi pa xoọng bhrợ liêm xang bh’rợ pa dưr pa liêm ngành nông nghiệp coh vel đông. Nâu đoo ta lêy năc c’lâng lươt t’mêê đăh bhrợ têng cha, t’bil ha ul pa xiêr đha rưt âng chr’hoong, bhrợ bâc pr’đơợ pa dưr pa xớc pr’ăt tr’mung, pa chô bâc zên ha đhanuôr zâp acoon coh:

“Pr’đơợ plêệng k’tiêc âng chr’hoong zăng liêm glặp lâng bơr pêê râu tơơm cha p’lêê lâng xoọc đhị bơr pêê zr’lụ k’coong ch’ngai zăng liêm glặp lâng tơơm cha p’lêê ôn đới cơnh tơơm lê, đào, mận. Tơợ đợ râu liêm crêê cơnh đâu, Phòng Nông nghiệp lâng pa dưr pa xớc vel bhươl cung cơnh Trung tâm dịch vụ nông nghiệp pa rơơt moon đhanuôr lêy vêy đhị bhrợ pa zưm pa câl pr’đươi pr’dua. Lâng pr’đơợ cơnh đêêc cung k’đươi moon zâp hợp tác xã, doanh nghiệp moót cha mêêt lêy, tơợ đêêc zooi đoọng đhanuôr pa dưr pa xớc nhâm mâng lâng vêy zên pa chô têêm ngăn đoọng pa dưr pa liêm pr’ăt tr’mung”.

Bhiệc pa dưr pa xơc tơơm cha p’lêê ôn đới đhị chr’hoong Tam Đường, tỉnh Lai Châu căh mưy đơơng chô chr’năp đăh pr’ăt tr’mung năc dzợ chrooi pa xoọng chr’năp đăh bhiệc t’bil ha ul pa xiêr đha rưt lâng pa dưr dal pr’ăt tr’mung đhanuôr coh vel đông. Đợ zr’lụ choh tơơm cha p’lêê ôn đới cơnh mận, đào, lê ơy bhrợ c’lâng lươt t’mêê đăh bhrợ têng cha, zooi đoọng pa chô zên, bhrợ đoọng bhiệc bhrợ têêm ngăn đoọng ha đhanuôr zâp acoon coh vel đông lâng pa dưr k’rơ râu pa dưr pa xớc nhâm mâng đoọng ha zâp vel đông k’coong ch’ngai./.

CÂY ĂN QUẢ ÔN ĐỚI KHẲNG ĐỊNH GIÁ TRỊ KINH TẾ TRÊN ĐẤT DỐC LAI CHÂU

Từ diện tích đất dốc trồng ngô, sắn kém hiệu quả những năm trước, hôm nay đã được phủ xanh bằng những đồi cây ăn quả ôn đới như đào, lê, mận. Các sản phẩm từ cây ăn quả đã được khẳng định chất lượng và giá trị trên thị trường trong và ngoài tỉnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người nông dân vùng cao ở Lai Châu từng bước xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu. 

Từ sáng sớm, vợ chồng anh Ma A Kỷ, ở bản Sáy San 3, xã Nùng Nàng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã vác cuốc và kéo cắt tỉa lên khu sản xuất gần nhà để chăm sóc vườn lê. Thời điểm này, cây lê đang ở giai đoạn nuôi quả, nên ngoài việc cắt tỉa để đảm bảo mật độ quả phù hợp, vợ chồng anh còn bón thúc phân NPK, đạm với kỳ vọng có được vụ lê năng suất, chất lượng.

Anh Ma A Kỷ chia sẻ, vườn lê được trồng trên diện tích đất trồng sắn từ năm 2015, theo dự án phát triển cây ăn quả ôn đới của huyện và được hỗ trợ 100% cây giống, phân bón. Sau 3 năm trồng, vườn lê đã cho thu hoạch lứa quả đầu tiên với giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng sắn. Năm 2021, anh quyết định chuyển đổi toàn bộ đất trồng ngô, sắn sang trồng lê.

 “Hiện nay, gia đình có hơn 300 cây lê và hơn 100 cây đã cho thu hoạch, quả cũng tương đối đẹp và sai. Hiện gia đình tôi đang tích cực chăm sóc để mong vụ này quả to và đẹp hơn, mang lại nguồn thu nhập ổn định”.

Từng là hộ nghèo của bản, nhiều năm loay hoay với cây ngô, cây sắn, năm 2018 gia đình anh Ma A Phử, ở bản Sáy San 3, xã Nùng Nàng cũng được chính quyền địa phương hỗ trợ trồng 50 gốc đào chín sớm. Sau 3 năm trồng, cây đào của gia đình anh cũng đã cho thu hoạch. Thấy cây trồng mới cho giá trị kinh tế cao hơn, gia đình anh Ma A Phử đã quyết định chuyển đổi toàn bộ diện tích đất nương, vườn sang trồng đào và lê. 

 “Gia đình tôi đã trồng 50 cây ban đầu, đến nay đã trồng thêm và mở rộng với diện tích gần 1ha. Hiện đã có 50 cây cho thu hoạch với nguồn thu nhập từ 30 – 40 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Hiện nay gia đình đang tập trung chăm sóc, bón phân để quả đạt chất lượng và đảm bảo năng suất trong năm 2024.

Nùng Nàng là xã vùng 3 của huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu và cũng là địa phương đầu tiên đưa vào trồng thử nghiệm các giống cây ăn quả ôn đới. Từ diện tích cây ăn quả được hỗ trợ theo dự án ban đầu, đến nay xã đã tuyên truyền, vận động người dân trồng được hơn 60 ha và đã có gần 30 ha cây cho thu hoạch. Theo đánh giá của chính quyền xã, các loại cây ăn quả ôn đới đều phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở địa phương.

Ông Ngô Văn Sĩ, Phó Chủ tịch UBND xã Nùng Nàng, huyện Tam Đường cho biết, diện tích cây ăn quả ôn đới trên địa bàn, nhất là cây lê hiện nay phát triển tốt, chất lượng quả to, đẹp và có vị ngọt mát. Để cây lê phát triển ổn định và mang lại nguồn thu cho bà con, chính quyền xã phối hợp với cơ quan chuyên môn của huyện, tuyên truyền hướng dẫn người dân kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh để đảm bảo chất lượng cũng như sản lượng vụ mùa quả mới.

 “Địa bàn xã Nùng Nàng hiện tại có khoảng 47ha, trong đó khoảng 23ha đã cho thu hoạch. Qua đánh giá đây là loại cây cho thu nhập khá cao cho bà con nhân dân. Trong những năm vừa qua chính quyền xã đã tập trung tuyên truyền bà con nhân dân để chăm sóc thật tốt diện tích cây lê đã được nhà nước hỗ trợ; đồng thời trong năm 2024 này xã đã phối hợp với phòng Nông nghiệp huyện xây dựng mô hình VietGap cho cây lê này để có thể nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như thu nhập cho bà con nhân dân”.

Từ lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, đến nay huyện Tam Đường đã phát triển được gần 400ha cây ăn quả ôn đới ở các xã vùng cao như: Tả Lèng, Hồ Thầu, Giang Ma, Nùng Nàng, Sơn Bình theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung. Để nâng cao giá trị sản phẩm, chính quyền các xã đang tập trung đẩy mạnh phát triển, gắn với phát triển du lịch trải nghiệm theo mùa hoa, mùa quả.

Ông Hoàng Đình Quân, Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Tam Đường chia sẻ, toàn huyện hiện có hơn 1.100ha cây ăn quả, trong đó cây ăn quả ôn đới chiếm hơn 1/3 diện tích. Việc đưa cây ăn quả ôn đới vào trồng thành vùng tập trung thay những loại cây trồng kém hiệu quả đã góp phần hoàn thành đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở địa phương. Đây được coi là hướng đi mới trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của huyện, mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho đồng bào các dân tộc thiểu số.

 “Điều kiện khí hậu tự nhiên của huyện khá phù hợp với một số cây ăn quả và hiện tại một số xã vùng cao khá là phù hợp với cây ăn quả ôn đới như cây lê, đào, mận. Từ những đặc điểm tự nhiên như vậy, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như Trung tâm dịch vụ nông nghiệp khuyến cáo bà con nên có đầu mối liên kết và tiêu thụ sản phẩm. Với điều kiện như vậy cũng kêu gọi các hợp tác xã, doanh nghiệp vào khảo sát, từ đó giúp bà con phát triển bền vững và có thu nhập ổn định để cải thiện cuộc sống”.

Việc phát triển cây ăn quả ôn đới tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn góp phần quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống cho người dân địa phương. Những vùng sản xuất cây ăn quả ôn đới, như mận, đào, lê đã mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp, giúp cải thiện thu nhập, tạo công ăn việc làm ổn định cho đồng bào các dân tộc địa phương và thúc đẩy sự phát triển bền vững cho các bản làng vùng cao./.

Khắc Kiên

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Video online

BÊL TẾT NẮC PA ĐƠP CHÌA KHÓA XE MÁY ĐOỌNG HA TRƯỞNG VEL K'ĐHƠỢNG ĐOỌNG TÊỆM NGĂN C'LÂNG P'RANG
QUÂN KHU V: TUYỂN QUÂN ZẬP ĐƯƠI TƠỢ BH’RỢ LIÊM CHOOM
17/01/2025
HÂN NOO HA ỌT LÂNG TRUIH BH’LÔ BH’LA CƠ TU
04/01/2025
Z'LÂH ĐHA RƯT ĐƯƠI LƯƠT PA BHRỢ OOY K'TIÊC K'RUUNG N'LƠƠNG
12/12/2024