ZR’LỤ ĐHA NUÔR ACOON COH LÂM ĐỒNG DƯR CA VAN ĐƯƠI PA DƯR PR’ĐƠỢ LIÊM TƠỢ TƠƠM CHR’NOH
Thứ năm, 09:07, 22/02/2024 PV Quang Sáng PV Quang Sáng
C’moo ha nua, n’đhơ lum zr’năh k’đhap za zum tu pr’ăt tr’mông ha tộ n’đhang bâc đha nuôr coh Lâm Đồng moon pa zum, ma nưih K’ho coh tỉnh moon la lay công dzợ k’đhơợng bhrợ têng lâng bơơn râu pa chô yêm têêm. Bh’nơơn n’nâu năc đươi râu tr’xăl c’lâng choh bhrợ, âi năl đươi dua khoa học kỹ thuật ooy bh’rợ tr’nêng, p’ghit tr’xăl tơơm chr’noh ting c’lâng ha dưr dal chr’năp lâng mâng đanh. Đươi cơnh đêêc, âi chroi đoọng đơơng âng bh’nơơn pa dưr tr’mông tr’meh coh c’moo 2023 âng tỉnh n’nâu bơơn 5,63%; pa chô muy cha năc bơơn lâh 85 ưc đồng.

 

 

Đươi vêy đươi dua công nghệ dal coh bh’rợ bhrợ ha rêê đhuôch, angăh Ka Hằng năc muy coh bâc đha nuôr vel Đarahoa, chr’val Hiệp An, chr’hoong Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) công dzợ mă bơơn bh’nơơn bâc lâh c’moo ahay. A ngăh đoọng năl, thị trường bhơi r’veh coh c’moo 2023 căh lâh vêy ngai pay câl, zên pa câl căh yêm têêm n’đhang cà phê năc bơơn chr’năp dal. P’xoọng ooy đêêc, pa zêng 3 sào bhơi r’veh, pô lâng 2 hécta cà phê zêng bơơn ha dưr dal n’đhơ n’đăh bh’nơơn lâng chất lượng tu cơnh đêêc pr’loọng đong a ngăh Ka Hằng âi bơơn pa chô k’noọ 500 ưc đồng. “K’dâng lêy đha nuôr âi năl pa choom lâng đươi dua khoa học kỹ thuật ooy bh’rợ tr’nêng. Đha nuôr âi vêy râu pa chô tơợ cà phê lâng tơơm chr’noh n’lơơng. Tơợ đêêc muy bơr pr’loọng đha nuôr âi choh đong t’mêê, câl máy móc đoọng đươi dua coh pa bhrợ ta têng. Đha nuôr công đoọng k’tiêc bhrợ c’lâng, đươi cơnh đêêcm pr’dưr pr’dzoọng vel bhươl ting t’ngay ting pa dưr lâng pa chăp tươc bhrợ pa dưr chr’val vel bhươl t’mêê ha dưr dal. Coh vel năc đhêêng dzợ 7 pr’loọng đha rưt, đăn đha rưt 6 pr’loọng, t’piing lâng c’moo 2022 năc xiêr ghit lêt”.

Mr’cơnh cơnh đêêc, đươi tr’xăl cơnh bhrợ têng, tr’xăl tơơm chr’noh liêm glăp, pa zum lâng ma loom dưr t’bhlâng âng đha nuôr, ma nưih K’ho coh Đạ K’Nàng, chr’hoong Đam Rông âi pa dưr k’rơ bâc t’piing lâng l’lăm. Ting t’cooh K’Bát, coh vel Păng Dung, chr’val Đạ K’Nàng, năc tu loon tr’xăl muy hun k’tiêc choh cà phê t’cooh griing, căh vêy bh’nơơn dzang choh dâu băn tằm lâng bâc tơơm cha p’lêê năc tr’mông âng pr’loọng đong t’cooh âi vêy râu ta clơ ghit lêy. T’cooh K’Bát đoọng năl, lâh choh dâu băn tằm, pr’loọng đong t’cooh lâng đha nuôr coh zr’lụ dzợ choh c’chăl bơ, sầu riêng, prí laba tu cơnh đêêc zâp c’xêê công vêy râu pa chô. Pr’ăt tr’mông âng vel công ting đêêc bơơn ha dưr dal a năm: “L’lăm a hay đha nuôr bhrợ têng zr’năh k’đhap. Ha dợ nâu câi bơơn râu k’rang âng Đảng, Nhà nước n’đăh bhrợ cà phê, choh dâu băn tằm c’lâng c’tôch liêm cra, bh’nơơn pr’đươi bơơn pa câl bâc tu cơnh đêêc pr’ăt tr’mông âng dha nuôr coh vel đong âi z’zăng ta clơ lâh l’lăm. Xooc đha nuôr âi năl pa choom đươi dua khoa học kỹ thuật tơợ apêê vel đong n’lơơng, vêy ngai âi ma pa choom p’têêt pa trơơi tơơm cà phê, choh p’xoọng bhơi r’veh, choh chanh angoọn… tơợ đêêc tr’mông âng đha nuôr âi z’zăng lâh a hay”.

Căh muy k’rong bhrợ têng, ha dưr dal chất lượng bh’nơơn bhrợ crêê cơnh cr’noọ âng thị trường, bâc zr’lụ đha nuôr K’ho âng tỉnh Lâm Đồng dzợ bhrợ pa dưr bâc pr’dhang bhrợ têng lâng pa câl bh’nơơn. Pa đhang cơnh đhị chr’val Lộc Nam, chr’hoong Bảo Lâm, đha nuôr âi choom pa dưr pr’đơợ liêm âng vel đong đoọng pa dưr bâc râu tơơm công nghiệp đanh c’moo vêy chr’năp dal cơnh chè, cà phê, sầu riêng, măng cụt, mắc ca lâng muy bơr râu tơơm cha p’lêê n’lơơng lâng zr’lụ bhrợ têng yêm têêm dzooc tươc lâh 5000 hécta. Coh apêê n’nâu, vêy bâc pr’đhang bhrợ têng bơơn pa chô tơợ 500 ưc đồng tươc 1 tỷ đồng/c’moo, p’ghit vêy pr’đhang bh’rợ choh sầu riêng bơơn 2 tỷ đồng/c’moo. Ting t’cooh K’Châu, coh vel 3, chr’val Lộc Nam, đươi tr’xăl c’năl, pa choom dươi dau rau liêm crêê âng khoa học kỹ thuật coh choh bhrợ, p’zay bhrợ cha lâng bhrợ pa dưr pr’ăt tr’mông t’mêê, râu ha ul đha rưt âi đơơh k’zệ lơi ting đhr’nong đong: “Pr’ăt tr’mông âng đha nuôr nâu câi âi tr’xăl bâc râu. L’lăm a hay xe đạp công căh vêy đoọng lươt, nâu câi zâp đong zêng vêy xe máy, vêy đong câl ô tô xơơng, ch’păt ha riêng ưc. Xang n’năc đong n’loong, leh pr’naach b’bơơ ha ruôi công âi bơơn xăl lâng đong xây mâng liêm, vêy pr’loọng dzợ bơơn choh đong ga măc, đong ăt bâc tầng. Pr’ăt tr’mông âng đha nuôr coh đâu âi ta clơ liêm bâc lâh a hay”.

Tr’mông tr’meh dưr k’rơ liêm, pr’ăt tr’nơt đha nuôr bơơn k’đhơợng liêm, dhr’năng yêm têêm chính trị lâng vel đong âng apêê chr’val ch’ngai bha dăh, zr’lụ đha nuôr acoon coh âng tỉnh Lâm Đồng bơơn zư nhâm mâng. Dha nuôr âi pa dưr liêm khối đại đoàn kết pa zêng đha nuôr, đh’rưah pa zum têy bhrợ pa dưr vel bhươl t’mêê, vel bhươl ca van ca bhố, văn minh./.

Vùng dân tộc thiểu số Lâm Đồng giàu lên nhờ phát huy lợi thế cây trồng

Năm qua, mặc dù gặp khó khăn chung bởi suy thoái kinh tế nhưng phần lớn nông dân Lâm Đồng nói chung, người dân tộc thiểu số K’ho trong tỉnh nói riêng vẫn duy trì sản xuất và đảm bảo nguồn thu nhập. Kết quả này là nhờ thay đổi tư duy canh tác, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao giá trị và bền vững. Nhờ đó, đã góp phần đưa tăng trưởng kinh tế trong năm 2023 của tỉnh này đạt 5,63%; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 85 triệu đồng.

Nhờ ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, bà Ka Hằng là một trong những nông dân ở thôn Đarahoa, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) vẫn đạt mức thu nhập cao hơn năm ngoái. Bà cho biết, thị trường rau hoa trong năm 2023 có sức tiêu thụ yếu, giá cả không ổn định nhưng cà phê lại rất được giá. Thêm vào đó, cả 3 sào rau, hoa và 2 héc ta cà phê đều nâng cao được cả năng suất và chất lượng nên gia đình bà Ka Hằng đã đạt doanh thu gần 500 triệu đồng. “Hầu như bà con đã biết học hỏi và áp dụng KHKT vào sản xuất. Bà con đã có nguồn thu từ cây cà phê và hoa màu. Từ đó một số hộ dân đã xây nhà mới, mua máy móc để phục vụ sản xuất. Bà con cũng hiến đất làm đường giao thông, nhờ đó bộ mặt nông thôn mới ngày càng phát triển và hướng đến xây dựng xã nông thôn mới nâng cao. Trong buôn chỉ còn 7 hộ nghèo, cận nghèo 6 hộ, so với năm 2022 thì giảm rõ rệt.”

Tương tự, nhờ thay đổi tư duy canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, cộng với ý thức tự lực vươn lên của người dân, người dân tộc K’ho ở Đạ K’Nàng, huyện Đam Rông đã phát triển rất nhiều so với trước. Theo ông K’Bát, ở thôn Păng Dung, xã Đạ K’Nàng, chính bởi kịp thời chuyển đổi một phần diện tích cà phê già cỗi, cho năng suất thấp sang trồng dâu nuôi tằm và nhiều loại cây ăn quả mà kinh tế của gia đình ông đã có sự cải thiện rõ rệt. Ông K’Bát, cho biết, ngoài trồng dâu nuôi tằm, gia đình ông và người dân trong vùng còn trồng xen canh bơ, sầu riêng, chuối laba nên tháng nào cũng có thu nhập. Đời sống kinh tế của buôn làng cũng theo đó không ngừng được phát triển đi lên. “Trước đây bà con sản xuất rất khó khăn. Còn bây giờ được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về làm cà phê, trồng dâu nuôi tằm đường sá thuận lợi, hàng hóa được tiêu thụ nhiều do đó đời sống của bà con tại địa phương đã khá lên nhiều so trước. Hiện bà con đã biết học hỏi khoa học kỹ thuật từ các địa phương khác, có người đã mạnh dạn ghép cây cà phê, trồng thêm rau màu, trồng chanh dây...từ đó mặt bằng kinh tế chung của bà con khá hơn rất nhiều so với trước”.

Không chỉ tập trung sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhiều vùng dân tộc thiểu số K’ho của tỉnh Lâm Đồng còn hình thành nhiều mô hình sản xuất và bao tiêu sản phẩm, không chỉ giúp ổn định sản xuất theo hướng bền vững mà còn đảm bảo nguồn thu nhập. Đơn cử như tại xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm, bà con đã phát huy có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của địa phương để phát triển nhiều loại cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao như chè, cà phê, sầu riêng, măng cụt, mắc ca và một số loại cây ăn trái khác với vùng sản xuất ổn định lên đến hơn 5.000 héc ta. Trong số này, có nhiều mô hình sản xuất đạt doanh thu từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng/năm, cá biệt có mô hình trồng sầu riêng đạt 2 tỷ đồng/năm. Theo ông K’Châu, ở thôn 3, xã Lộc Nam, nhờ thay đổi nhận thức, mạnh dạn áp dụng tiến hộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, chăm lo làm ăn và xây dựng cuộc sống mới, cái đói cái nghèo đã sớm được đẩy lùi ra khỏi từng căn nhà: “Đời sống của bà con giờ đã thay đổi rất nhiều rồi. Trước đây xe đạp cũng không có mà đi, giờ nhà nào cũng có xe máy, có nhà mua sắm cả ô tô năm bảy trăm triệu. Rồi nhà ván, nứa tạm bợ cũng đã được thay thế bằng nhà xây kiên cố, thậm chí có hộ xây được nhà lầu, nhà ở cấp 3. Cuộc sống của bà con nơi đây đã khấm khá, ổn định hơn rất nhiều”.

Đời sống kinh tế phát triển, an sinh xã hội được đảm bảo, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của các xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số của tỉnh Lâm Đồng luôn được giữ vững. Bà con đã phát huy tốt khối đại đoàn kết dân tộc, cùng chung tay xây dựng nông thôn mới, buôn làng giàu đẹp, văn minh./.

PV Quang Sáng

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC