Bh’rợ bhrợ zanươu ty chr’nắp âng manứih Tày
Thứ tư, 08:41, 03/01/2024 Hoàng Cường-VOVDB Hoàng Cường-VOVDB
Tơợ ahay a’hươn, manứih Tày ơy năl pay đươi đợ hi la cóh crâng k’coong lâng đợ râu zanươu chặt váih cóh crâng đoọng bhrợ zanươu zư pa dứah cr’ay. Zâp đhị vel đông tước đợ đhị crâng k’coong, đhanuôr zêng choom bơơn lêy đợ râu tơơm zanươu, hân đhơ cơnh đêếc, manứih Tày zâp zr’lụ vêy cơnh pa zưm bhrợ đoọng vêy đợ zanươu zư pa dứah lalay cơnh.

 

 

Bài thuốc gia truyền chữa bệnh xương khớp của người Tày

P’căn Dương Thị Minh cóh chr’val Đạp Thanh, chr’hoong Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh bhrợ bh’rợ pay pa câl zanươu ty chr’nắp k’noọ 30 c’moo đâu. Zâp t’nôm zanươu âng t’coóh nắc pazưm tơợ bơr pêê râu tước k’zệt râu zanươu. Đoọng năl liêm ghít ooy đợ zanươu nâu nắc manứih năl liêm ghít đợ tơơm zanươu chặt váih cóh crâng pa tơợ dzợ p’niên, p’căn Minh ơy ting k’căn k’conh, da dích bha bhướp moót ooy crâng chấc lêy đợ tơơm zanươu. Bêl bơơn k’diịc, pr’đoọng cóh pr’loọng đông k’diịc cung bhrợ bh’rợ pay pa câl zanươu nắc t’coóh ting zư pa dưr bh’rợ âng a’conh a’bhướp đợc pa choom: “Nâu đoo nắc a’bạ crâng, tơơm nâu choom zư pa dứah zâp cr’ay cơnh trúng gió, k’ay n’hang n’gloọng, k’ay luônh, pa zrúah, apêê k’ay cr’oóh cung choom đươi. Ha dợ n’nâu nắc zanươu đoọng ha đợ apêê tr’đêếh n’hang, choom pay đươi đoọng lêy poọr đấh dứah. Ha dợ n’nâu nắc zanươu đoọng ha pêê t’coóh, p’niên k’tứi cắh kiêng cha cha, oom oóch choom lêy úh ôộm nắc buôn kiêng cha cha, apêê t’coóh đấh k’rơ..."

Ting cơnh p’căn Dương Thị Minh, manứih bhrợ bh’rợ pay pa câl zanươu, nắc lêy zâp đhị cung zêng váih tơơm zanươu. Zâp t’ngay vêy choom bơơn pay mơ bơr pêê râu, vêy đoo nắc púah pa goóh đoọng đươi bấc chu, vêy đoo nắc lêy đươi bêl dzợ t’mêê đoọng liêm choom lấh mơ... Zanươu chặt váih cóh crâng bâc bhlâng, hân đhơ cơnh đêếc, cắh vêy ngai cung năl, choom pay, đợ apêê năl liêm ghít ooy bh’rợ nâu vêy choom pa zưm zâp tơơm, hi la, p’lêê... bhrợ zanươu zư pa dứah cr’ay liêm choom: “Tơơm zanươu chặt váih bấc đhị, đăn đhị đông cung váih, vêy đoo nắc lêy moót cóh crâng chấc lêy. Acu cung ting xay moon đoọng, tr’pác đh’rứah lâng đhanuôr cóh vel đông, đoọng apêê năl ooy tơơm zanươu, hân đhơ cơnh đêếc bấc ngai cắh mặ hay đợ râu zanươu âng cu ơy pa choom. Cắh năl cơnh lêy prá moon ha cơnh đoọng liêm zâp. Vêy đoo zanươu mơ mưy t’nơơm nặc choom ặ, hân đhơ cơnh đêếc, vêy đoo zanươu lêy pa zưm đh’rứah tước k’ha riêng râu zanươu, nắc bấc ngai dzợ lướt ooy cu pay zanươu”.

P’căn Dương Thị Minh cung cắh mặ năl k’zệt c’moo bhrợ bh’rợ pay pa câl zanươu zư pa dứah cr’ay ha mơ cha nặc. Mưy năl ting bhrợ lâng cr’noọ cr’niêng zooi đoọng bấc ngai. Ting t’ngay ting vêy bấc ngai năl tước ooy t’coóh. Đợ apêê lướt ooy t’coóh Minh câl pay zanươu tơợ zâp tỉnh cơnh đắh Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn xang nặc đợ apêê tỉnh miền Trung lâng miền Nam. Xoọc đâu lấh 70 c’moo ơy, t’coóh cung kiêng pa choom đoọng ha k’coon cha châu đoọng bh’rợ pay pa câl zanươu ty chr’nắp nâu doọ choom bil pất.

Amoó Ninh Thị Thắng, chr’val Minh Cầm, chr’hoong Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, k’coon n’đil âng p’căn Dương Thị Minh moon, hân đhơ k’căn vêy pa choom đoọng bấc râu zanươu, hân đhơ cơnh đêếc cắh mặ hay năl zâp râu zanươu ty chr’nắp âng pr’loọng đông. Đợ râu zanươu cơnh pa dứah k’ay luônh, k’ay a’cọ, đh’mâl cr’oóh doọ râu k’đhạp, hân đhơ cơnh đêếc, đợ râu cr’ay ngân lấh nắc lêy ta moóh pa choom bấc dzợ: “K’căn cu cung pa choom đoọng đợ râu zanươu ha cu, hân đhơ cơnh đêếc acu cung cắh mặ năl mặ hay đợ zanươu k’đhạp. Mưy mặ hay đợ râu zanươu pa dứah râu cr’ay doọ ngân. Lêy năl liêm ghít tơơm zanươu n’đoo zư pa dứah cr’ay n’đoo nắc vêy pân pay zanươu”.

Ba Chẽ nắc chr’hoong k’coong ch’ngai đắh Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh lâng bấc bôl da ding dal, đhị vêy bấc râu tơơm zanươu chr’nắp pr’hắt chặt váih. Ooy pa zêng lấh mưy r’bhâu râu tơơm zanươu vêy váih cóh Ba Chẽ nắc vêy tước 30 râu zanươu chr’nắp dal cơnh: Ba kích, trà pô rơợc, tri câng, cát sâm... Tơợ đợ râu zanươu zư pa dứah cr’ay chr’nắp nâu, manứih Tày cóh đâu ơy pa zưm bấc râu zanươu zư pa dứah cr’ay liêm choom. P’căn Trần Thị Cứu, vel Bắc Xa, chr’val Đạp Thanh, chr’hoong Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đoọng năl: “Acu pa câl bấc râu tơơm zanươu cơnh k’lung khúc khắc, sâm nam, sâm cau... lấh mơ nắc cóh Ba Chẽ vêy k’lung Ba Kích. Đợ tơợ zanươu vêy cơnh đươi dua lalay cơnh, vêy đoo tơơm úh ôộm đác, vêy đoo nặc bhrợ zanươu đoọng hoọm, troọm dzung. Đợ râu zanươu âng đông zi nắc ta mooi cóh đồng bằng năl tước lâng t’đang điện k’đươi moon acu pa gơi ting c’lâng bưu điện”.

Xoọc đâu, đh’rứah lâng y học hiện đại nắc y học cổ truyền cung chrooi pa xoọng chr’nắp ooy đắh zư lêy c’rơ âng đhanuôr. Tu cơnh đâu, đợ râu zanươu ty chr’nắp âng manứih Tày moon lalay lâng zâp acoon cóh moon zr’nưm nắc cắh choom cắh váih ooy pr’ắt tr’mung âng đhanuôr k’coong ch’ngai. Ooy đâu, zooi đhanuôr năl liêm ghít đắh bhiệc zư lêy crâng k’coong chrooi pa xoọng âng đơơng râu chr’nắp kinh tế ha đhanuôr./.

                      Nghề thuốc nam gia truyền của người Tày                        

Từ bao đời nay, người Tày đã biết dùng lá cây rừng và những loại dược liệu tự nhiên làm thuốc chữa bệnh. Từ đầu làng, ngõ xóm cho đến những cánh rừng nguyên sinh, bà con đều có thể tìm được những cây thuốc, nhưng người Tày mỗi vùng lại có cách kết hợp để có những bài thuốc chữa bệnh khác nhau. 

Những vị thuốc gia truyền của dân tộc Tày được bày bán tại chợ

Bà Dương Thị Minh ở xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh làm nghề bốc thuốc nam gia truyền đã gần 30 năm nay. Mỗi gói thuốc của bà được kết hợp từ vài loại đến hàng chục loại dược liệu. Để biết về thuốc phải là người rất am hiểu những cây dược liệu tự nhiên nên từ nhỏ, bà Minh đã theo bố mẹ, ông bà vào rừng tìm cây thuốc. Khi có gia đình, may mắn bố mẹ chồng cũng làm nghề bốc thuốc nên bà đã theo nghề của cha ông để lại: “Đây là cây trầu tiên, cây này trị được các chứng như trúng gió, đau xương khớp, đau bụng, tiêu chảy, người bị ho cũng dùng làm thuốc được. Còn đây là cây thuốc dùng cho những người bị tai nạn gãy xương thì dùng để bó sẽ mau liền. Còn đây là cây thuốc dành cho người già, trẻ nhỏ biếng ăn, suy nhược cơ thể dùng đun nước uống sẽ ăn ngon, người già mau khỏe...”

Theo bà Dương Thị Minh, người làm thuốc thì nhìn đâu cũng ra cây dược liệu. Mỗi ngày bà hái được vài loại, có loại thì phơi khô để dùng dần, có loại thì phải dùng tươi mới phát huy được hết tác dụng của dược liệu đó... Cây thuốc trong tự nhiên có nhiều nhưng không phải ai muốn hái là được, phải là những người làm nghề mới có thể kết hợp các thành phần cây, lá, quả... thành bài thuốc chữa bệnh hiệu quả: “Cây thuốc thì có ở rất nhiều nơi, ở ngay gần nhà cũng có hoặc có loại thì phải vào tận trong rừng tìm kiếm. Tôi cũng sẵn sàng chia sẻ những bài thuốc cho bà con trong làng, tuy nhiên nhiều người bảo không thể nhớ hết được những cây thuốc tôi chỉ. Nói đủ thì không biết thế nào là đủ cả. Có loại chỉ cần một cây là được nhưng có những loại thuốc phải kết hợp đến cả trăm loại nên nhiều người vẫn phải tìm đến tôi để lấy thuốc”.

Bà Dương Thị Minh cũng không nhớ trong mấy chục năm làm nghề bốc thuốc nam đã chữa khỏi bệnh cho bao nhiêu người. Bà chỉ làm theo tâm mình với mong muốn giúp được cho nhiều người. Tiếng lành đồn xa, càng ngày thuốc của bà được nhiều người biết đến. Người đến bà Minh mua thuốc ở khắp các tỉnh thành như Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn rồi cả những tỉnh miền Trung và miền Nam. Giờ đây, khi đã ở cái tuổi 70, bà cũng muốn truyền lại cho con cháu để nghề thuốc gia truyền không bị mai một.

Chị Nịnh Thị Thắng, xã Minh Cầm, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, con gái bà Dương Thị Minh chia sẻ, mặc dù được mẹ chỉ cho rất nhiều cây thuốc nhưng bản thân chị không thể nhớ được các bài thuốc gia truyền của gia đình. Những bài thuốc chữa bệnh đơn giản như đau bụng, nhức đầu, sổ mũi không khó nhưng chữa những bệnh nặng cần phải học rất nhiều: “Mẹ tôi cũng chỉ cho những cây thuốc nhưng tôi cũng không nhớ được những cây thuốc khó. Chỉ nhớ những cây chữa bệnh đơn giản thôi. Mình phải biết rõ được cây thuốc nào chữa bệnh gì thì mới dám bốc thuốc”.

Ba Chẽ là huyện vùng cao phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh với những dãy núi cao, nơi có nhiều loại dược liệu quý trong tự nhiên. Trong tổng số hơn một ngàn loài thực vật được thống kê ở Ba Chẽ có tới 30 loài dược liệu có giá trị cao, như: Ba kích, trà hoa vàng, nấm lim xanh, cát sâm… Từ những dược liệu quý đó bà con người Tày nơi đây đã kết hợp được nhiều bài thuốc chữa bệnh hiệu quả. Bà Trần Thị Cứu, thôn Bắc Xa, xã Đạp thanh, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Tôi bán nhiều loại cây dược liệu như củ khúc khắc, sâm nam, sâm cau... nhất là ở Ba Chẽ có củ Ba Kích. Những cây dược liệu này thì tôi tự vào rừng tìm. Mỗi loại dược liệu có cách dùng khác nhau, cây thì sắc nước uống, cây thì dùng làm thuốc tắm, ngâm chân. Những loại dược liệu của nhà tôi thì khách ở dưới xuôi biết đến và gọi điện bảo tôi gửi theo đường bưu điện”.

Ngày nay, cùng với y học hiện đại thì y học cổ truyền cũng góp phần không nhỏ trong chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Chính vì thế, những bài thuốc nam gia truyền của người Tày nói riêng và các dân tộc thiểu số nói chung là một phần không thể thiếu trong đời sống của bà con vùng cao. Qua đó, giúp bà con có ý thức giữ rừng tự nhiên góp phần mang lại giá trị kinh tế cho người dân./.

Hoàng Cường-VOVDB

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC