K’OOH ĐANH: HÂU TU, C’LEH
Thứ tư, 09:04, 03/04/2024    (Theo Vinmec.com)    (Theo Vinmec.com)
Cr’ay k’ooh đanh năc muy cr’ay trơơi boọ cấp tính vêy đhr’năng trơơi boọ đơơh bhlâng đhị c’lâng pr’hơơm, cr’ay năc buôn lum coh zâp ruuh c’moo n’đhang buôn lum bhlâng lâng cr’pân bhlâng năc p’niên pr’ang.

 

 

(Bha ar xră bơơn pa choom đọong chuyên môn âng Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thanh Cẩm - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.)

1.Hâu tu bhrợ cr’ay k’ooh đanh năc n’hâu?

K’ooh đanh năc muy cr’ay trơơi boọ tu vi khuẩn vêy dh’nơc khoa học năc Borletella pertussis.

C’lâng trơơi cr’ay: Bâc năc đhị c’lâng pr’hơơm căh câ crêê gợ cr’choh bêl ma nưih crêê vi khuẩn pa prá căh câ ăt gợ lâng pr’đươi crêê đh’mâl âng apêê crêê ca ay.

Apêê vêy đhr’năng crêê k’ooh đanh: Cr’ay dưr vaih coh zâp ruuh c’moo, n’đhơ cơnh đêêc vêy lâh 90% đợ apêê ca ay năc p’niên n’dup 1 c’moo căh âi tiêm cha groong căh câ căh âi tiêm zâp 3 t’niêm. P’niên bh’nhăn k’tứi năc cr’ay bh’nhăn buôn ngân.

2. C’leh âng cr’ay k’ooh đanh coh p’niên pr’ang

Cr’ay k’ooh đanh coh p’niên k’tứi dưr vaih apêê cr’chăl:

* Cr’chăl tơơp vaih cr’ay đanh tơợ 6 tươc 20 t’ngay ( buôn dâng 9-10 t’ngay): Cr’chăl n’nâu căh vêy râu c’leh.

* Cr’chăl k’ooh vêy đh’mâl: đanh tơợ 1-2 tuần, apêê c’leh dưr vaih cơnh apêê cr’ay đh’mâl n’lơơng pa zêng k’hiir, hooi đh’mâl, k’ooh, cheh,  đhị x’ría cr’chăl n’nâu k’ooh ngân lâh.

* Cr’chăl tơơp dưr vaih: K’ooh đanh 1 - 6 tuần, vêy ngai năc đanh tươc lâh 10 tuần cơnh lâng c’leh apêê g’luh k’ooh cơnh:

- P’niên ca ooh c’gloc, dưr vaih ting g’luh, muy g’luh tơợ 15-20 bhr’leh ta luôn, bh’nhăn đanh bh’nhăn đhur lâng xiêr r’dợ. Coh p’niên đợ g’luh k’ooh dưr vaih bâc bhrợ ha p’niên đhur cơnh ngoọ păt pr’hơơm tu căh zâp oxy, moh măt bhrộ bhrong, hooi đac măt đac moh.

- P’hơơm c’juuc: Dưr vaih x’ría zâp g’luh k’ooh căh câ c’chăl xang zâp bhr’leh k’ooh, p’hơơm c’juuc xơợng cơnh atưch p’hơơm. P’niên n’dup 6 c’xêê buôn căh bơơn xơợng.

- Pr’lưch g’luh k’ooh lâng bh’rợ gr’hac đh’mâl bhooc. Coh đh’mâl vêy vi khuẩn k’ooh năc đhị pa trơơi cr’ooh.

- Coh dâng 2 tuần tr’nơơp âng cr’chăl n’nâu, apêê g’luh k’ooh năc dâng 15 g’luh/t’ngay. Xang n’năc xiêr r’dợ vêy đhr’năng đanh lâh 3 tuần ha dang căh bơơn zư pa dưah.

- Muy g’luh ca ooh p’niên ga lêêh, buôn k’tă, p’hơơm nhoot. Buôn cr’đơơng apêê c’leh cơnh: K’hir, eh moh măt.

* Cr’chăl dưr z’zăng: G’luh ca ooh r’dợ xiêr, ma nưih ca ay doó lâh k’hiir. N’đhơ cơnh đêêc xang n’năc bâc c’xêê k’ooh buôn dưr vaih cớ bhrợ eh xooh.

C’leh cr’ay coh apêê ga rứa lâng p’niên xa dơơr năc doó buôn ngân, doó lâh vêy k’ooh đanh căh câ dóo vêy c’leh râu rí, buôn u dưah xang 7 t’ngay./.

Bệnh ho gà: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp và nguy hiểm nhất là trẻ sơ sinh.

(Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thanh Cẩm - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.)

1. Nguyên nhân gây bệnh ho gà là gì?

Ho gà là một bệnh truyền nhiễm gây ra do vi khuẩn ho gà tên khoa học là Bordetella pertussis.

Đường lây bệnh: Chủ yếu qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp qua nước bọt khi người nhiễm vi khuẩn nói chuyện hoặc tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm dịch tiết đường hô hấp của người mắc bệnh.

Đối tượng có nguy cơ bị mắc ho gà: Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên có hơn 90% số ca mắc là trẻ dưới 1 tuổi chưa tiêm phòng hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi cơ bản. Trẻ càng nhỏ thì bệnh càng nặng và càng nhiều biến chứng.

2. Biểu hiện của bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh

Bệnh ho gà ở trẻ tiến triển qua các giai đoạn:

* Thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ 6-20 ngày (trung bình khoảng 9-10 ngày): Thời kỳ này không có triệu chứng

* Giai đoạn viêm long đường hô hấp: Kéo dài khoảng 1-2 tuần, các triệu chứng xuất hiện giống như các bệnh viêm đường hô hấp trên bao gồm sốt nhẹ, chảy nước mũi, ho húng hắng , hắt hơi cuối giai đoạn này ho nặng thành cơn

* Giai đoạn khởi phát: Kéo dài từ 1-6 tuần, có trường hợp đặc biệt có thể kéo dài trên 10 tuần với biểu hiện cơn ho điển hình như:

* Ho: Trẻ ho rũ rượi, thành từng cơn, mỗi cơn từ 15-20 tiếng ho liên tiếp, càng về sau càng yếu và giảm dần. Ở trẻ những cơn ho xuất hiện nhiều làm trẻ yếu dần như ngừng thở do thiếu oxy, mặt tím tái, mặt đỏ, tĩnh mạch cổ nổi, chảy nước mắt nước mũi.

* Thở rít vào: Xuất hiện cuối mỗi cơn ho hoặc xen kẽ sau mỗi tiếng ho, tiếng rít nghe như tiếng gà. Trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể không thấy tiếng rít trong cơn ho.

* Kết thúc cơn ho bằng việc khạc đờm trắng, màu trong, dính. Trong đờm có vi khuẩn ho gà cũng là một nguồn lây bệnh.

* Trong khoảng 2 tuần đầu của giai đoạn này tần suất các cơn ho khoảng 15 cơn/ngày. Sau đó giảm dần có thể kéo dài trên 3 tuần nếu không được điều trị.

* Sau mỗi cơn ho trẻ mệt, có thể nôn, thở nhanh. Có thể kèm theo các triệu chứng sau: Sốt nhẹ, mặt và mí mắt nặng.

* Giai đoạn phục hồi: Cơn ho ít dần, bệnh nhân hạ sốt. Tuy nhiên sau đó nhiều tháng ho có thể tái lại gây viêm phổi.

Biểu hiện bệnh ở người lớn và trẻ vị thành niên thường nhẹ, ít gặp cơn ho điển hình hoặc là không có triệu chứng, thường khỏi sau 7 ngày./.

   (Theo Vinmec.com)

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC