Anoo Cơ Lâu Ba c’moo đâu 36 c’moo, hân đhơ cơnh đêếc nắc ơy vêy 15 c’moo pa dưr pa xớc zâp bh’rợ bhrợ têng cha zâp râu. Anoo Ba moon, xang bêl tốt nghiệp hệ Trung cấp Luật, trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Quảng Nam, anoo nắc bơơn chô pa bhrợ cóh văn phòng UBND chr’val A Ting, chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam bêl 21 c’moo. Cắh ha mơ đenh lêy pa bhrợ, anoo lêy mưy g’nưm ooy zên lương cán bộ chr’val nắc cắh choom pa chô pa dưr pr’ắt tr’mung liêm chr’nắp lấh đoọng ha pr’loọng đông. Lâng cr’noọ nâu, anoo nắc lêy vặ 50 ực đồng tơợ Ngân hàng Chính sách xã hội chr’hoong Đông Giang k’rong lêy chóh lấh 3 hécta tơơm keo đhị k’tiếc ha rêê. Xang 2 hân noo bơơn bhrợ keo, anoo chroót lứch zên vặ lâng dzợ u’xưa zên nắc anoo k’rong đợc. C’moo 2019, anoo nắc lêy prá lâng k’điêl đắh bhiệc bhrợ cha groong bha đưn k’tiếc âng pr’loọng đông đoọng băn a’ọc a’đắh.
Anoo Cơ Lâu Ba moon, ađay câl 1 p’nong a’ọc conh a’đhắh F1 đơơng chô pazưm lâng a’ọc tăm âng đhanuôr acoon cóh đoọng băn lêy, đợ zên k’rong bhrợ mơ 5 ực đồng. xang mơ 2, 3 c’xêê, a’ọc căn nắc rứah k’noọ 10 p’nong a’coon. Bơơn bhrợ g’lúh tr’nơợp liêm choom, anoo bhrợ t’bhứah lấh mơ bh’rợ băn lâng c’roọl bh’năn. Xoọc anoo ơy bhrợ t’bhứah c’roọl băn k’noọ 1 hécta lâng 2 p’nong conh ga mắc lâng 5 p’nong căn buôn r’rứah. Ooy đâu, mưy p’nong căn r’rứah 1 c’moo 2 chu, zâp chu rứah vêy mơ 8-10 p’nong. Anoo Ba đoọng năl, băn a’ọc lêệ nắc vêy pa chô bấc lấh mơ băn pa câl a’ọc m’ma. Tu pr’loọng đông cắh vêy bấc manứih băn zư, anoo nắc đợc mơ 10 p’nong acoon m’ma đoọng pa câl lêệ zâp c’moo. A’ọc lêệ, anoo băn mơ 6 c’xêê nắc vêy hi lêệng mơ 45 ký choom pa câl lâng zên tơợ 5-6 ực đồng. lâng a’ọc m’ma anoo băn 2 c’xêê nắc pa câl lâng zên 1 ực đồng, m’bứi zên lấh mơ lâng zên pa câl cóh thị trường, đoọng zooi zúp đhanuôr zr’lụ vel đông đh’rứah pa dưr pa xớc pr’ắt tr’mung. Anoo Cơ Lâu Ba moon, c’roọl bh’năn băn a’ọc m’ma nắc đhị pa chô đoọng zên zăng bấc ha pr’loọng đông, lâng k’noọ 200 ực đồng zâp c’moo: “Acu lêy băn a’ọc lai doọ râu k’đhạp, k’rong bhrợ tr’nơợp, đoọng cha a’rong, prí, clang... ơy váih cóh ha rêê. Bêl váih pr’lúh cr’ay nắc lêy câl zanươu cha groong, câl vắc xin đợc cóh đông. A’ọc buôn k’ay pa zrúah năc lêy zư pa liêm đông ặt, đác đoong... ting lêy lâng bhrợ ha rêê, băn a’ọc vêy pa chô bh’nơơn bấc lấh mơ. Đhanuôr bhrợ t’bhứah bh’rợ nâu.”
Vợ anh Cơ Lâu Ba bên mô hình của gia đình
Lấh mơ c’roọl băn a’ọc m’ma, pr’loọng đông anoo Cơ Lâu Ba dzợ k’rong pếch a’bóc băn a’xiu, băn a’tứch a’đha, chóh prí, tơơm cha p’lêê, bhơi r’véh zâp râu. Ting cơnh anoo Ba, pr’lúh Covid-19 2 c’moo đâu doọ bhrợ cắh liêm crêê tước pr’ắt tr’mung pr’loọng đông, tu a’ọc lai lâng zâp pr’đươi pr’dua cóh đông âng đơơng đoọng ha đhanuôr. Zâp c’moo pr’loọng đông anoo pa chô lãi mơ 250 ực đồng tơợ zâp bh’rợ bhrợ têng cha nâu. T’coóh Cơ Lâu Bắc, Phó Chủ tịch UBND chr’val A Ting, chr’hoong Đông Giang xay moon, bh’rợ bhrợ têng cha âng anoo Ba liêm chr’nắp lâng đhr’năng lalua cóh đâu lâng pr’đơợ cóh vel đông: “Pr’loọng đông anoo Cơ Lâu Ba nắc gương mẫu đắh zâp bh’rợ cóh vel đông. T’coóh Ba n’jứah nặc Đảng viên, nắc cán bộ chr’val xoọc dzợ p’niên nắc zay bhrợ cha, ta moóh pa choom pa dưr pr’ắt tr’mung. Anoo Ba ta luôn xay moon kinh nghiệm bhrợ cha, zooi zúp ha đhanuôr lưm zr’nắh k’đhạp ooy zr’lụ đoọng đh’rứah pa dưr pr’ắt tr’mung, t’bil ha ul pa xiêr đha rứt.”
Ting cơnh t’coóh A Lăng Đưa, Phó Chủ tịch Hội nông dân chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, đợ c’moo đăn đâu, bh’rợ đhanuôr bhrợ cha choom cóh vel đông pa dưr pa xớc k’rơ. Lấh mơ, đhanuôr bhrợ cha choom ting p’niên dzợ. Lâng cr’noọ bh’rợ t’bhlâng dưr zi lấh đha rứt bhrợ cha k’van, apêê p’niên đha đhâm ta luôn chấc lêy, ta moóh pa choom, k’rong bhrợ zâp bh’rợ chóh n’loong, a’coon bh’năn liêm glặp lâng đhr’năng lalua cóh vel đông. T’coóh A Lăng Đưa moon cớ, đoọng bhrợ pr’đơợ ha đhanuôr pa dưr pa xớc pr’ắt tr’mung, bhrợ t’bhứah bh’rợ bhrợ cha, c’moo 2021, Hội ơy tín chấp lâng Ngân hàng chính sách xã hội chr’hoong lấh 85 tỷ đồng bhrợ pr’đơợ đoọng halấh 2.000 pr’loọng đhanuôr bơơn vặ zên t’đui đoọng: “Chr’hoong Đông Giang năl ghít b’băn, ch’chóh nắc c’lâng pa dưr pa xớc pr’ắt tr’mung bha lâng âng vel đông. Lâng đắh bh’rợ b’băn, năl ghít k’roọc, a’ọc vel đông nắc đoo bh’rợ liêm choom bơơn bấc đhanuôr xay bhrợ pa dưr xoọc đâu. Ooy zâp bh’rợ nâu nắc vêy bấc apêê bhrợ têng cha choom. c’moo đâu chr’hoong Đông Giang xoọc lêy cha mêết đoọng lấh 1.100 bh’rợ đhanuôr bhrợ cha liêm choom lâng bh’nơơn pa chô tơợ 200-300 ực đồng zâp c’moo.”/.
Thu hơn 250 triệu đồng mỗi năm từ mô hình nuôi heo giống lai
PV Kim Cương
Anh Cơ Lâu Ba ở thôn Ra Ê, xã A Ting, huyện vùng cao Đông Giang, tỉnh Quảng Nam được bà con Cơ-Tu ghi nhận là điển hình làm kinh tế giỏi để học tập với mô hình nuôi heo giống lai kết hợp vườn-ao-rừng thu về hơn 250 triệu đồng mỗi năm.
Anh Cơ Lâu Ba năm nay mới 36 tuổi, nhưng đã có 15 năm phát triển các mô hình kinh tế khác nhau. Anh Ba chia sẻ, sau khi tốt nghiệp hệ Trung cấp Luật, trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Quảng Nam, anh tìm được việc làm tại văn phòng UBND xã A Ting, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam khi mới 21 tuổi. Sau vài tháng đi làm, anh thấy rằng chỉ dựa vào đồng lương cán bộ xã không thể mang lại cuộc sống tốt cho gia đình. Với suy nghĩ đó, anh mạnh dạn vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Đông Giang đầu tư trồng hơn 3 héc ta cây keo trên đất rẫy. Sau 2 vụ thu hoạch keo, anh trả hết tiền vay và dư được ít tiền tích luỹ cho gia đình. Không để đồng tiền nhàn rỗi, năm 2019, anh bàn với vợ cải tạo, khoanh vùng vườn đồi của gia đình để nuôi heo giống lai giữa heo rừng với heo đen bản địa.
Anh Cơ Lâu Ba kể, anh mua 1 con heo đực giống rừng F1 về lai với con heo đen bản địa thí điểm, số tiền đầu tư khi đó khoảng 5 triệu đồng. Sau vài tháng, con heo nái đã sinh sản gần chục con giống. Thành công bước đầu, anh nhân rộng mô hình về cả số lượng con giống và quy mô chuồng trại. Hiện, anh đã mở rộng quy mô chuồng trại lên gần 1 héc ta với 2 con giống đực và 5 con nái sinh sản. Trong đó, một con nái sinh sản 2 lứa mỗi năm, mỗi lứa từ 8-10 con heo giống. Anh Ba cho biết thêm, nuôi heo thịt cho thu nhập cao hơn nuôi heo giống. Vì gia đình ít nhân công, anh chỉ để lại khoảng 10 con giống để nuôi bán thịt mỗi năm. Heo thịt, anh nuôi khoảng 6 tháng đạt trọng lượng khoảng 45 kg có thể xuất bán với giá từ 5-6 triệu đồng. Đối với heo giống anh nuôi 2 tháng tuổi là xuất bán với giá 1 triệu đồng, rẻ hơn nhiều so với giá thị trường nhằm hỗ trợ bà con trong vùng cùng phát triển kinh tế. Anh Cơ Lâu Ba khoe, trang trại nuôi heo giống là nguồn thu nhập lớn của gia đình với gần 200 triệu đồng mỗi năm: “Tôi thấy nuôi heo giống lai không có gì vất vả, chỉ đầu tư giống ban đầu, thức ăn chủ yếu là khoai, sắn, chuối… có sẵn trên nương rẫy. Thời điểm dịch hay xảy ra thì chủ động mua thuốc phòng dịch bệnh, mùa vắc xin để sẵn trong nhà. Đặc biệt, heo giống rất hay mắc bệnh tiêu chảy cần chú ý giữ vệ sinh, nguồn nước sạch, vệ sinh chuồng trại, thoáng mát… So với làm nương rẫy, nuôi heo giống thấy cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều. Bà con cần nhân rộng mô hình này.”
Ngoài chăn nuôi gia đình anh Ba còn trồng keo, nuôi gà, đào ao thả cá...
Ngoài trang trại nuôi heo giống, gia đình anh Cơ Lâu Ba còn đầu tư đào ao thả cá, nuôi gia cầm, trồng chuối, cây ăn quả, rau màu các loại. Theo anh Ba, dịch Covid kéo dài 2 năm nay không làm ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình, bởi heo giống lai và các sản phẩm trong vườn nhà chủ yếu cung ứng cho bà con tại địa bàn. Bình quân mỗi năm gia đình anh thu lãi khoảng 250 triệu đồng từ các mô hình kinh tế. Ông Cơ Lâu Bắc, Phó Chủ tịch UBND xã A Ting, huyện Đông Giang đánh giá, mô hình kinh tế của anh Ba rất sát với thực tế và điều kiện tại địa phương: “Hộ gia đình ông Cơ Lâu Ba rất là gương mẫu trong các phong trào tại địa phương. Ông Ba vừa là đảng viên, vừa là cán bộ xã lại đang ở độ tuổi trẻ nên rất chịu khó tìm tòi, học hỏi các mô hình phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình. Ông Ba thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm làm kinh tế, hỗ trợ bà con khó khăn trong vùng để cùng phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo.”
Vườn đồi rộng rãi của gia đình anh Cơ Lâu Bắc
Theo ông Alăng Đưa, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, những năm gần, đây phong trào Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tại địa phương phát triển mạnh. Đặc biệt, nông dân làm kinh tế giỏi ngày càng trẻ, chủ yếu ở độ tuổi thanh niên. Bằng nhiệt huyết và khát vọng làm giàu, nông dân trẻ rất mạnh dạn tìm tòi, đầu tư các mô hình cây, con phù hợp với thực tế tại địa phương. Ông Alăng Đưa thông tin thêm, để tạo điều kiện cho nông dân phát triển kinh tế, mở rộng mô hình sản xuất, năm 2021, Hội đã tín chấp với Ngân hàng chính sách xã hội huyện trên 85 tỷ đồng tạo điều kiện cho hơn 2.000 hộ nông dân được vay vốn ưu đãi: “Huyện Đông Giang xác định chăn nuôi, trông trọt là hướng phát triển kinh tế chủ lực của địa phương. Đối với lĩnh vực chăn nuôi, xác định con bò, heo lai, heo đen bản địa là những mô hình cho hiệu quả kinh tế cao được nhiều nông dân triển khai xây dựng phát triển hiện nay. Thông qua các phong trào này xuất hiện rất nhiều điển hình làm kinh tế giỏi. Năm nay, huyện Đông Giang đang xét duyệt hơn 1.100 mô hình Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi với hiệu quả kinh tế từ 200-300 triệu đồng mỗi năm.”/.
Viết bình luận