Dù bão, lũ hay ảnh hưởng dịch Covid-19, cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách-xã hội (CSXH) huyện miền núi Tây Giang, tỉnh Quảng Nam vẫn lặn lội đến từng bản làng để hướng dẫn giúp người dân nghèo vay vốn. Từ nguồn vay này mà nhiều hộ dân thoát nghèo bền vững.
Mưa bão, đường sá đi lại khó khăn nhưng cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Tây Giang vẫn bán bản hỗ trợ đồng bào vay vốn. Phần lớn thời gian giao dịch đều thực hiện tại xã.
Có nhiều xã cách trung tâm huyện trên 70 cây số, nhưng cán bộ NHCS vẫn bán dân, hỗ trợ dân vay vốn. Nhiều người không biết chữ được hướng dẫn tận tình.
Từ nguồn vốn vay Ngân hàng CSXH, vợ chồng anh CơLâu Thái Ngọc (xã Lăng) đã đầu tư thành lập vườn ươm giống để trồng. Hiện gia đình anh có 3 ha Bakích. Với giá bán mỗi ký từ 300 nghìn đồng. Mỗi năm anh thu nhập trên 100 triệu đồng.
Niềm vui của vợ chồng anh Ngọc vì được mùa Sâm Bakích.
Từ nguồn vốn vay Ngân hàng CSXH, năm 2019 gia đình anh Abing Dưới (thôn Tr'Lêê, xã A tiêng) trồng được 200 cây cam Vinh. Hiện cây đã cho quả. Mỗi năm, anh thu nhập trên 50 triệu đồng từ tiền bán cam. Ngoài cam anh còn trồng thêm nhiều cây ăn quả khác. Hiện gia đình anh đã thoát nghèo.
Ngoài hỗ trợ vốn vay phát triển trồng trọt, hiện nay ở Tây Giang nhiều hộ đầu tư phát triển chăn nuôi. Gia đình anh Bnướch Trinh (Thôm Ahu, xã ATiêng), vay 100 triệu để nuôi bò. Hiện đàn bò anh trên 20 con.
Ngoài hỗ trợ vay vốn, hàng năm Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Tây Giang còn hỗ trợ người dân bị thiên tai bão lũ; hỗ trợ Ngành Y tế trong việc phòng chống dịch Covid-19
Theo ông Vũ Đinh, Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam nguồn vốn tín dụng là "đòn bẩy" giúp họ phát triển sản xuất và giảm nghèo bền vững. Thước đo đánh giá của hiệu quả tín dụng chính sách không chỉ là con số tăng trưởng cao mà hơn hết là chất lượng cuộc sống của người nghèo.
CTV: ĐÌNH HIỆP
Viết bình luận