
Bhiệc lơi cấp chr’hoong lâng ra pặ cớ đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp chr’val năc c’lâng liêm choom đoọng chơih pay, ra pặ pazêng cán bộ cấp tỉnh, cấp chr’val, pa bhlầng nắc bêl liêm choom bhlầng đoọng manuyh bhrợ bh’cộ lalua ta nih, lưch loom lâng choom bhrợ zập bh’rợ tr’nêng pa đơp. Cơnh lâng rau k’đươi t’mêê, bấc cán bộ năc ủy viên cấp tỉnh, cấp chr’hoong, vêy ngai năc Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình ơy ra văng ghit cr’noọ bh’rợ đhị vel đong a đay k’đhơợng bhrợ.

Tỉnh Quảng Bình xoọc tơợp bhrợ cơnh c’lâng xa nay tổ chức chính quyền vel đong 2 cấp đhị 8 chr’val, phường. Bhiệc xăl cr’noọ bh’rợ năc bhrợ tr’xăl cơnh cr’noọ pr’chăp đhị bhrợ têng, tơợ báo cáo, xay moon tước cơnh bhrợ têng, k’đươi k’bhuh cán bộ, công chức cấp chr’val pa ghit lâng bhrợ lưch loom âng đay. Xoọc đâu, tỉnh Quảng Bình ơy bhrợ xang xa nay bh’rợ ra pặ manuyh bhrợ âng đảng bộ, chính quyền chr’val phường t’mêê nhiệm kỳ 2025 – 2030.
C’bhuh cán bộ bh’cộ, k’đhơợng lêy hệ thống chính trị cấp chr’hoong xoọc đâu bơơn ra pặ bhrợ bha lầng đhị apêê đơn vị cấp chr’val t’mêê. Tỉnh Quảng Bình xoọc vêy 2 Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy bơơn k’đươi bhrợ Bí thư Thành ủy Đồng Hới lâng Bí thư Thị ủy Ba Đồn.
Bêl xay bhrợ cr’noọ bh’rợ chính quyền 2 cấp, 2 cán bộ Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy bơơn k’đươi chô bhrợ Bí thư Đảng ủy phường đhị 2 đơn vị cấp chr’val vêy chr’năp bh’rợ ga mắc, đhr’năng kinh tế, hạ tầng c’lâng p’rang đô thị ha dưr, đợ đảng viên, đhanuôr bấc.
T’cooh Trần Đình Sang, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo lâng Dân vận Thành ủy Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình moon, apêê Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy bhrợ Bí thư chr’val, phường bha lầng năc muy c’lâng bh’rợ liêm choom lâng cơ chế t’mêê lâng vêy lơi rau liêm choom ha c’la đay đoọng ha bh’rợ cách mạng za zưm. “Azi pa chăp xơợng nắc apêê đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy chô pa bhrợ đhị cấp chr’val năc lâng bh’rợ ơy loih, ơy năl bhrợ tơợ đanh c’moo lâng đhr’năng pa bhrợ năc zooi đoọng ha vel bhươl ha dưr lâh coh cr’chăl cách mạng t’mêê”.
Pr’căn Phạm Thị Hân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình bơơn k’đươi k’đhơợng bhrợ Bí thư Đảng ủy phường Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình (t’mêê) bêl chính quyền 2 cấp năc tơợp bhrợ têng. Pr’căn Phạm Thị Hân năc cán bộ ha dưr tơợ cơ sở, ơy loih k’đhơợng bhrợ Hội Liên hiệp pân đil Việt Nam tỉnh, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Bình.

Pr’căn Hân đoọng năl, bhrợ têng liêm ta nih c’lâng xa nay âng Đảng đăh pa mâng ma maach tổ chức bộ máy, bấc cán bộ, công chức zêng pa căh ghit c’rơ bh’rợ, trách nhiệm âng đay lâng đâh k’đhơợng bhrợ zập bh’rợ bơơn pa đớp coh đhr’năng tổ chức bộ máy chính quyền vêy tr’xăl cơnh c’lâng pa xiêr manuyh bhrợ, pa dưr bh’nơơn bh’rợ. Bêl xay bhrợ c’lâng xa nay chính quyền 2 cấp, bấc ngai tr’xăl bh’rợ, ra pặ cớ bh’rợ tr’nêng, vêy ngai bhrợ tước bơr pêê bh’rợ t’mêê. Coh đhr’năng xăl bộ máy, cung vêy bấc rau k’đhap k’ra cơnh đợ bh’rợ dưr bấc lâh, lưm k’đhap đhị đhr’năng bhrợ têng bh’rợ t’mêê, bấc ngai căh ơy loih lâng đhr’năng bhrợ têng cơnh t’mêê nâu.
Ting cơnh pr’căn Phạm Thị Hân, jưah lâng rau pa ghit âng cơ sở, âng cán bộ năc Trung ương lâng tỉnh Quảng Bình ơy k’rang xay moon, pa too pa choom, t’vaih pr’đơợ đoọng ha cán bộ đâh năl cơnh bhrợ têng lâng đhr’năng t’mêê. Rau đau năc ơy zooi cán bộ têệm loom pa bhrợ, doọ chấc k’rang cơnh lơơng, pa xiêr rau k’đhap k’ra bêl tổ chức bộ máy tr’xăl. “K’bhuh cán bộ công chức ơy năl ghit nâu đoo năc bh’rợ ga mắc chr’năp pa bhlầng pa têệt lâng pa liêm hành chính lâng pa dưr dal bh’nơơn bh’rợ, bhrợ têng liêm bhiệc k’đhơợng lêy nhà nước tu cơnh đêêc nắc zập ngai zêng nhâm loom lâng đớp bh’rợ t’mêê. Lêy pa lưch cán bộ công chức cung pa căh c’rơ trách nhiệm, đâh đớp rau bh’rợ bơơn pa đớp đoọng, ting xơợng bhrợ cơnh ra pặ bh’rợ âng tổ chức lâng pa zay lưch loom bhrợ têng”.
Coh đhr’năng ra pặ bộ máy âng hệ thống chính trị, bhiệc đoọng cán bộ nắc Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, bh’cộ sở, ngành chô k’đhơợng bhrợ đhị cấp chr’val căh muy c’lâng bh’rợ đơơng chr’năp đanh đươnh năc dzợ pa căh c’rơ ặt đăn lâng đhanuôr. Bêl lơi cấp chr’hoong, pa dzooc quyền đoọng ha cấp chr’val năc manuyh bh’cộ chr’val cung lêy vêy c’rơ bhriêl choom đhị bhrợ têng, k’đhơợng lêy zập prang đhị đhr’năng dal lâh. T’cooh Trần Thanh Sơn, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình đoọng năl: “Lêy tơợ pr’đơợ, c’rơ bhriêl choom âng zập đồng chí đoọng ra pặ lâng tơợ đêêc nắc lơi pazêng đồng chí căh zập c’rơ n’đhơ ơy biên chế. Rau chr’năp bhlầng nắc đoo a zi cung bhrợ liêm xa nay prá xay, đoọng zập ngai ting xơợng bhrợ”.
Tơợ ơy pa zưm tỉnh Quảng Bình lâng tỉnh Quảng Trị, tỉnh t’mêê nắc vêy 78 chr’val, phường, đặc khu. Xoọc đâu, bh’rợ ra văng manuyh bhrợ têng lâng pr’đươi pr’dua âng 2 tỉnh năc ơy liêm xang. T’mêê đâu, 8 chr’val phường đhị tỉnh Quảng Bình lâng 8 chr’val phường đhị tỉnh Quảng Trị tơợp bhrợ têng cơnh xa nay chính quyền 2 cấp đoọng vêy rau pa liêm pa crêê đâh loon, tệêm ngăn bêl moọt bhrợ têng tơợ lâh t’ngay 1/7.

T’cooh Lê Ngọc Quang, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình đoọng năl, bh’rợ ra văng manuyh bhrợ têng lâng ra pặ cán bộ, công chức, viên chức cấp chr’val t’mêê tơợ ơy pa zưm lâng pa xang bh’rợ cấp chr’hoong zêng lêy bhrợ ghit cơnh pa too pa choom âng Trung ương, tệêm ngăn đâh loon, bhrợ têng đh’rưah lâng bh’nơơn dal. Jưah lâng đêêc, tỉnh ơy bhrợ liêm bh’rợ chính trị xay moon đoọng k’bhuh cán bộ, công chức, viên chức, đợ ngai crêê tước tơợ bhiệc ra pặ; bhrợ têng zập ngai ting năl coh bhiệc ra pặ ma nuyh bhrợ têng lâng bhrợ chế độ, chính sách cơnh lâng cán bộ, công chức, viên chức lâng manuyh pa bhrợ u xưa, t’vaih rau ting xơợng liêm dal coh đhr’năng xay bhrợ. T’cooh Lê Ngọc Quang, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình moon ghit: “Xa nay bh’rợ cấp chr’val t’mêê tơợ ơy pa zưm năc vêy chr’năp bh’rợ lâng k’đươi cơnh bhrợ têng cơnh t’mêê, bh’rợ k’đhap tu k’rong zêng bh’rợ lalăm ahay âng cấp chr’hoong, jưah bấc bh’rợ lêy bhrợ đhị cấp cơ sở. Tỉnh Quảng Bình t’mêê đau vêy c’lâng xa nay đoọng apêê ủy viên cấp tỉnh cơnh Ủy viên Ban Thường vụ, Tỉnh ủy viên, manuyh bh’cộ apêê sở ngành, cơ quan, đơn vị lâng cấp phó, t’đui đoọng cán bộ dzợ p’niên, cán bộ pân đil lâng pazêng ngai căh ơy xiêr bhrợ ooy cơ sở năc nâu kêi apêê xiêr bhrợ Bí thư, Chủ tịch chr’val. Tơợ pr’đơợ âng đhr’năng lalua k’đươi, cán bộ năc lêy ting lơi c’rơ tu bh’rợ za zưm”./.
CÁN BỘ CẤP TỈNH Ở QUẢNG BÌNH SẴN SÀNG TÂM THẾ NHẬN NHIỆM VỤ MỚI Ở XÃ PHƯỜNG
Tỉnh Quảng Bình đang kiện toàn nhân sự và cơ sở vật chất, chuẩn bị vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị. Việc bỏ cấp huyện và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã là cơ hội tốt để sàng lọc, lựa chọn, bố trí đội ngũ cán bộ cấp tỉnh, cấp xã, nhất là người đứng đầu, thật sự có tâm, có tầm. Trước yêu cầu mới, nhiều cán bộ là ủy viên cấp tỉnh, cấp huyện, thậm chí là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình đã sẵn sàng tâm thế, nhận nhiệm vụ tại cơ sở.
Tỉnh Quảng Bình đang vận hành thử nghiệm mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp tại 8 xã, phường. Việc chuyển đổi mô hình sẽ làm thay đổi tư duy làm việc, từ báo cáo, tham mưu đến cách thức giải quyết công việc, đòi hỏi ở đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã mới tính chủ động và trách nhiệm cao hơn. Hiện nay, tỉnh Quảng Bình đã hoàn thiện phương án sắp xếp nhân sự đảng bộ, chính quyền xã phường mới nhiệm kỳ 2025- 2030.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay được bố trí làm nòng cốt tại các đơn vị cấp xã mới. Tỉnh Quảng Bình đang có 2 Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ được điều động giữ chức vụ Bí thư Thành uỷ Đồng Hới và Bí thư Thị ủy Ba Đồn.

Khi triển khai mô hình chính quyền 2 cấp, 2 cán bộ Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy được điều động làm Bí thư Đảng ủy phường tại 2 đơn vị cấp xã có vị trí quan trọng, quy mô kinh tế, hạ tầng giao thông đô thị phát triển, số lượng đảng viên, dân số đông.
Ông Trần Đình Sang, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình cho rằng, các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm Bí thư xã, phường trọng điểm là một bước chuyển phù hợp với cơ chế mới và có sự hy sinh lợi ích cá nhân vì cuộc cách mạng chung. “Chúng tôi nghĩ rằng các đồng chí Uỷ viên Ban thường vụ tỉnh uỷ về công tác tại cấp xã thì với kinh nghiệm, bề dày và quá trình công tác thì sẽ giúp cho cơ sở để có sự phát triển của quê hương trong giai đoạn cách mạng mới”.
Bà Phạm Thị Hân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình được điều động giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy phường Đồng Hới, tỉnh Quảng Trị (mới) khi chính quyền 2 cấp bắt đầu vận hành. Bà Phạm Thị Hân là cán bộ trưởng thành từ cơ sở, từng giữ các chức vụ lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Bình.
Bà Hân cho biết, thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng về tinh gọn tổ chức bộ máy, đa số cán bộ, công chức đều thể hiện rõ tinh thần chủ động, trách nhiệm và sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong bối cảnh tổ chức bộ máy chính quyền đang có sự thay đổi theo hướng tinh gọn, hiệu quả hơn. Khi triển khai chủ trương chính quyền 2 cấp, nhiều vị trí công việc có sự thay đổi, phân công lại nhiệm vụ, thậm chí có cán bộ phải kiêm nhiệm thêm nhiều phần việc mới. Trong quá trình chuyển đổi bộ máy, cũng có những khó khăn nhất định như áp lực công việc tăng thêm, tâm tư về việc làm, một số bộ phận chưa thực sự quen với phương thức làm việc mới.
Theo bà Phạm Thị Hân, bên cạnh sự chủ động của cơ sở, của cán bộ thì Trung ương và tỉnh Quảng Bình đã quan tâm quán triệt tư tưởng, đào tạo, tập huấn, tạo điều kiện để cán bộ nắm bắt nhanh quy trình công việc trong mô hình mới. Điều này đã giúp cán bộ yên tâm công tác, không bị hoang mang, giảm áp lực khi thay đổi tổ chức bộ máy. “Đội ngũ cán bộ công chức đã xác định rõ đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng gắn với cải cách hành chính và nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước nên đều có tâm thế sẵn sàng thích ứng và tiếp nhận nhiệm vụ mới. Nhìn chung cán bộ công chức cũng thể hiện được tinh thần trách nhiệm, chuẩn bị sẵn sàng nhận nhiệm vụ ở cơ sở, chấp hành nghiêm sự phân công của tổ chức và có tính thích nghi và quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”.

Trong bối cảnh sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, việc đưa cán bộ là Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo sở, ngành về nhận nhiệm vụ lãnh đạo tại cấp xã không chỉ là một giải pháp mang tính chiến lược mà còn thể hiện quan điểm sát dân, gần dân. Khi bỏ cấp huyện, tăng quyền cho cấp xã thì người lãnh đạo xã phải có năng lực toàn diện ở một cấp độ cao hơn. Ông Trần Thanh Sơn, Trưởng Ban Tổ chức Thành uỷ Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình cho biết:“Căn cứ vào điều kiện, khả năng của từng đồng chí để bố trí và qua đó lựa chọn, sàng lọc lại những đồng chí không đủ năng lực núp dưới bóng biên chế. Điều quan trọng đó là chúng tôi cũng làm tốt công tác tư tưởng để anh em đồng thuận”.
Sau khi hợp nhất tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị, tỉnh mới sẽ có 78 xã, phường, đặc khu. Hiện nay, công tác chuẩn bị nhân sự và cơ sở vật chất của 2 tỉnh cơ bản hoàn thành. Vừa qua, 8 xã phường ở tỉnh Quảng Bình và 8 xã phường ở tỉnh Quảng Trị đã tổ chức vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp để có sự điều chỉnh kịp thời, đảm bảo thông suốt khi đi vào hoạt động chính thức sau 1/7.
Ông Lê Ngọc Quang, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình cho biết, công tác chuẩn bị nhân sự và bố trí cán bộ, công chức, viên chức cấp xã mới sau hợp nhất, sáp nhập và kết thúc hoạt động cấp huyện đều bám sát hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương, bảo đảm kịp thời, đồng bộ, hiệu quả. Cùng với đó, tỉnh đã thực hiện tốt công tác chính trị tư tưởng đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chịu tác động từ việc sắp xếp; thực hiện công khai, minh bạch trong xây dựng phương án sắp xếp nhân sự và giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động dôi dư, tạo sự đồng thuận cao trong quá trình thực hiện. Ông Lê Ngọc Quang, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình khẳng định: “Mô hình cấp xã mới sau hợp nhất, sáp nhập có chức năng nhiệm vụ và yêu cầu thực tiễn đặt ra rất mới, nhiệm vụ rất khó vì tích hợp cả chức năng nhiệm vụ trước đây của cấp huyện, vừa có nhiều việc phải giải quyết thực tiễn ở cơ sở. Tỉnh Quảng Bình vừa rồi có định hướng các ủy viên cấp tỉnh như Ủy viên Ban Thường vụ, Tỉnh ủy viên, người đứng đầu các sở ngành, cơ quan, đơn vị và cấp phó, ưu tiên cán bộ trẻ, cán bộ nữ và những người chưa đi cơ sở bao giờ thì sẽ đi cơ sở làm Bí thư, Chủ tịch xã. Trên cơ sở thực tiễn yêu cầu, cán bộ cần có những sự hy sinh vì sự nghiệp chung”./.
Viết bình luận