K’noọ 15 c’moo ặt pa choom cóh k’noong k’tiếc Lâm Thuỷ, cô giáo Nguyễn Thị Thanh, 38 c’moo, giáo viên trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học lâng Trung học cơ sở Lâm Thuỷ năl ghít râu zr’nắh k’đhạp cung cơnh râu tr’xăl đắh bhiệc học cóh đâu. Lấh m’pâng lang c’moọr âng cô giáo cóh xuôi nâu lêy ặt đhị k’coong ch’ngai nâu.
15 c’moo l’lăm ahay, cô Thanh lướt zi lấh da ding k’coong k’ha riêng cây số tơợ vel đông chr’hoong Quảng Trạch chô pa chô đhị chr’val Lâm Thuỷ, chr’hoong Lệ Thuỷ. 5 c’moo t’tưn, cô Thanh bơơn k’diịc. K’diịc đoo lướt pa bhrợ ch’ngai, nắc k’coon n’đil đhiệp 1 c’moo ting k’căn lướt ặt đhị k’noong k’tiếc nâu. Bêl tr’nơợp, cô Thanh cung kiêng k’coon đay ắt ooy đồng bằng, thành phố đoọng k’coon vêy pr’đơợ học tập liêm zâp lấh. Xang nặc zâp r’dưm, đhị zr’lụ k’noong k’tiếc ngoọp doong, cô Thanh ting ặt hay k’coon, k’er k’coon cắh ặt đăn đh’rứah lâng k’căn. Kiêng ặt đăn k’coon, hân đhơ cơnh đêếc, cr’noọ cr’niêng âng cô ơy đoọng lứch đhị k’noong k’tiếc nâu. Nắc cô Thanh lêy pay đơơng k’coon lướt ooy k’coong ch’ngai, ắt ma mung đh’rứah lâng đoo.
Lấh 10 c’moo k’coon n’đil lâng cô Thanh ặt ma mung cóh k’coong ch’ngai Lâm Thuỷ, dưr ga mắc liêm đhị râu nha nhêr âng zâp apêê thầy cô pa bhrợ đh’rứah lâng k’căn. Cô giáo Nguyễn Thị Thanh moon, zâp bêl g’lúh 20/11, cô vêy pa xoọng bấc kỷ niệm ooy đợ loom luônh chắp nhêr âng apêê k’căn k’conh học sinh lâng apêê học trò cóh k’coong ch’ngai nâu. Cô Thanh moon, vêy bấc chu apêê a’đhi học sinh t’coọ p’loọng phòng, a’đay ta lấh nắc lêy apêê đoọng đợ k’lung clang, a’rong lâng moon “acu đoọng ha cô”: “Bêl ahay apêê a’đhi cung cắh năl tước t’ngay 20/11, hân đhơ cơnh đêếc, đợ c’moo đăn đâu apêê a’đhi năl liêm ghít. Apêê cher đoọng ha thầy cô pô, hân đhơ cắh pô hồng cơnh cóh đồng bằng, nắc apêê a’đhi cher đoọng đợ pô pay đắh crâng, vêy ngai nắc k’đhơợng 2, 3 cr’liêng kẹo đoọng ha cô, lấh mơ nắc loom luônh apêê”.
Pr’ắt tr’mung âng đhanuôr cóh chr’val k’noong k’tiếc Lâm Thuỷ, chr’hoong Lệ Thuỷ xoọc ting tr’xăl liêm choom lấh mơ, bhiệc học âng acoon a’đhi cung bơơn k’rang lêy lấh. C’lâng c’tốch lướt moót ooy zâp vel đông ơy ta bhrợ lâng bê tông, bhiệc lướt vốch âng thầy, cô liêm buôn lấh mơ. Thầy giáo Đặng Ngọc Tân, giáo viên k’đhơợng bán trú - nội trú trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học lâng Trung học cơ sở Lâm Thuỷ moon, c’lâng c’tốch liêm buôn lấh nắc pr’đơợ đoọng zâp apêê thầy cô ta luôn chô tước lâng apêê a’đhi học sinh cóh vel đông ch’ngai bha dắh, zr’nắh k’đhạp. Hân đhơ cơnh đêếc, bêl hân noo boo nâu, râu k’rang lấh mơ âng giáo viên ặt pa bhrợ cóh đâu nắc hr’cấh ha voóh k’tiếc, nong lít ta cắt.
Glặp 12 c’moo, thầy giáo Tân ắt ch’ngai k’điêl k’coon cóh vel đông lướt pa bhrợ cóh k’coong ch’ngai Lâm Thuỷ. Đợ c’moo tr’nơợp pa bhlâng zr’nắh k’đhạp, tơợ bhiệc lướt vốch, trường lớp ta bhứch bấc râu. Bêl ahay kiêng pa choom chữ nắc lêy lướt zi lấh da ding k’coong, toọm k’ruung đoọng chô tước zâp vel bhươl, xang nặc ặt tr’pâng c’xêê pa choom apêê a’đhi. C’moo n’nắc, cung k’noọ tước g’lúh 20/11, thầy Tân đh’rứah lâng apêê pa bhrợ lâng đoo chô pa bhrợ đhị vel Eo Bù - Chút Mút, đhị ch’ngai zr’nắh bhlâng âng chr’val Lâm Thuỷ bêl đêếc. Hân đhơ tơợ trung tâm k’noọ 17 cây số nắc lướt dzung zi lâh crâng k’coong, k’zệt toọm k’ruung, bil tất mưy t’ngay vêy choom chô tước đhị đêếc. C’moo n’nắc ahay, truíh c’lâng moót ooy Eo Bù - Chút Mút, zâp apêê thầy bêl lưm boo ngân, nắc lướt dzang toọm k’ruung crêê ta coọng p’loong k’zệt mét. Pr’đoọng vêy bơơn ặt k’đhung ooy tơơm n’loong đăn toọm xang nặc p’zay dzoọc. Bêl zi lấh zr’nắh k’đhạp n’nắc chô tước vel đông, xay truíh ooy bhiệc dzang toọm k’ruung crêê túh ta coọng p’loong, đhanuôr ngai cung c’jựch xơợng.
Ha dợ đoọng moót ooy vel Bạch Đàn dạy, thầy cô lêy dzang zi lấh 9 acoon toọm. Ha dợ, lâng đợ apêê cô giáo ặt pa bhrợ cóh đâu, cóh hoọng guy đơơng ba lô đồ đạc, bha ar pa tơ hi lêệng, lâng p’zay lêy dzang lướt. K’pân bhlâng bêl lướt zi lấh đợ đhị acoon toọm hooi hor, đhêl cóh dứp lộ côl ma k’tiêr, lết cơnh nắc c’lâm dzong zêng. Thầy giáo Đặng Ngọc Tân hay k’noọ cớ, t’ngay Nhà giáo c’moo n’nắc ahay, apêê thầy cô chô ooy vel đông cha cha đh’rứah lâng đhanuôr, k’căn k’conh học sinh, vêy ngai âng đơơng cha nêếh, chi đhung clang, a’tao, p’lêê ổi moon nắc hun pr’hêl 20/11 cher đoọng ha thầy cô: “Tơợ 2011 - 2016 nắc cr’chăl zr’nắh bhlâng đắh bhiệc dạy học, pa đhang moon thầy cô cóh trung tâm kiêng moót ooy vel Bạch Đàn dạy nắc lêy guy đơơng ch’na pr’dzăm, giáo án, đồ đạc mơ 30 ký xnag nặc lướt dzang zi lấh 9 acoon toọm, c’lâng c’tốch zr’nắh k’đhạp. Bêl đêếc, c’la cu zước moon lướt pa bhrợ ooy đâu cung bấc ngai moon xươl bhri hâu tu lướt pa bhrợ cóh đâu, tu bêl đêếc prang chr’hoong cắh vêy ngai zước moon lướt pa bhrợ cóh đâu”.
Ặt pa choom cóh vel bhươl k’noong k’tiếc bấc lêy nắc apêê thầy, cô giáo đông cóh xuôi, tu bhrợ bh’rợ “pa choom pa dưr manứih” cóh đâu nắc ơy zước moon ặt pa bhrợ cóh vel đông, ặt lâng apêê a’đhi học sinh Vân Kiều.
Thầy giáo Trương Như Thuần, Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học lâng trung học cơ sở Lâm Thuỷ moon, bh’rợ dạy học cóh k’noong k’tiếc vêy đơơng chô đoọng ha thầy cô đợ kỷ niệm cắh ha mơ choom ha vil lâng đợ cr’noọ bh’rợ chr’nắp ta níh cắh ha đhị vêy váih. Lấh mơ, loom luônh âng apêê học trò Vân Kiều cóh đâu liêm ta níh. T’ngay Nhà giáo c’moo n’nắc ahay, thầu Thuần bơơn độp 3 đh’noong pô crâng âng 1 học sinh cóh k’noong k’tiếc nâu. Nâu đoo nắc hun pr’hêl tr’nơợp thầy Thuần bơơn độp tơợ bêl lướt pa bhrợ đhị trường. Đợ pô crâng nâu hân đhơ cắh liêm nắc thầy cô năl ghít loom luônh âng apêê học trò. Thầy Thuần k’rêệm loom tước mơ hooi đác mắt, cắh vêy tu bơơn apêê a’đhi cher đoọng pô nắc tu apêê a’đhi năl chắp nhêr thầy cô, năl p’cắh loom luônh ooy t’ngay Nhà giáo Việt Nam.
Xoọc đâu, pr’đơợ bh’rợ dạy lâng học cóh trường ơy liêm zâp lấh mơ, chr’nắp bhlâng nắc k’căn k’conh cóh đâu năl liêm ghít bhiệc zư lêy học tập ha k’coon. Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học lâng trung học cơ sở Lâm Thuỷ nắc đhr’nông trường mưy a’năm cóh k’coong ch’ngai Quảng Bình doọ dzợ vêy thầy cô lêy chô moót tước ooy đông k’đươi học sinh tước ooy trường. Hệ thống thông tin liên lạc ơy váih, c’lâng c’tốch liêm buôn lấh, zooi apêê thầy cô, k’căn k’conh học sinh prá xay đh’rứah liêm buôn đoọng k’đhơợng zư apêê học sinh. Thầy giáo Trương Như Thuần moon, nhà trường t’bhlâng k’đươi bấc đắh c’rơ bh’rợ, pa zưm lâng zâp tổ chức, cha nặc manứih liêm loom luônh k’rang lêy đoọng ha pêê a’đhi học sinh acoon cóh vêy pr’đơợ học tập liêm choom lấh, bơơn cha đợ ch’na đh’nắh yêm lấh, p’too p’zương apêê a’đhi tước ooy trường liêm zâp lấh: “Cán bộ, giáo viên lâng nhân viên pa bhrợ đhị k’coong ch’ngai âng đơơng k’coon lướt ooy đâu học hành, ting k’conh cắh cậ k’căn lâng băn zư apêê a’châu đhị trường. Zêng lêy đợ c’rơ bh’rợ, c’năl bh’riêl âng thầy cô cóh đâu zêng đoọng ha bhiệc ặt pa choom, băn zư zâp apêê a’đhi học sinh”./.
Đưa con lên núi, cắm bản "trồng người"
Ở tỉnh Quảng Bình, giáo viên cắm bản "trồng người" ở vùng biên giới Việt - Lào đa số ở miền xuôi, lặn lội hàng trăm cây số lên đây để rồi gắn bó cả chục năm trời. Các thầy, cô không quản ngại khó khăn nâng cánh ước mơ cho học sinh vùng cao. Có giáo viên gác lại tình cảm gia đình, thậm chí đưa con nhỏ mới 1 tuổi lên ở cùng mẹ, cắm bản dạy học. Thanh xuân của thầy, cô gửi gắm nơi vùng cao biên giới và nhận lại tấm lòng yêu thương mộc mạc, chân thành của học sinh nơi đây.
Gần 15 năm cắm bản dạy học nơi biên giới Lâm Thủy, cô giáo Nguyễn Thị Thanh, 38 tuổi, giáo viên trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và trung học cơ sở Lâm Thủy thấu hiểu sự vất vả cũng như những đổi thay trong sự học nơi đây. Hơn một nửa thanh xuân của cô giáo miền xuôi đã gửi gắm trọn vẹn nơi miền ngược này.
15 năm trước, cô Thanh vượt đèo, lặn lội cả trăm cây số từ quê nhà huyện Quảng Trạch đến nhận công tác giảng dạy tại xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy. 5 năm sau, cô Thanh lập gia đình. Chồng cô làm ăn xa, thế là con gái tròn 1 tuổi theo mẹ lên biên giới cắm bản. Ban đầu, cô Thanh cũng muốn con mình ở đồng bằng, thành phố cho cháu có điều kiện học tập tốt hơn. Rồi hằng đêm, nơi miền biên giới vắng vẻ, cô Thanh nước mắt lăn dài vì nhớ con, thương con còn nhỏ đã phải xa mẹ. Muốn gần con nhưng tâm huyết của cô đã trót trao hết nơi biên giới này rồi. Thế là cô Thanh quyết định đưa con lên núi, vui buồn cùng mẹ.
Đã hơn 10 năm đứa con gái cùng cô Thanh sống nơi vùng cao Lâm Thủy, lớn lên trong sự yêu thương của các thầy, cô đồng nghiệp của mẹ. Cô giáo Nguyễn Thị Thanh tâm sự, cứ mỗi dịp 20/11, cô có thêm nhiều kỷ niệm về tình cảm yêu thương của phụ huynh và học trò vùng cao. Cô Thanh nói, có lần mấy em học sinh gõ cửa phòng, cô mở cửa ra thì các em đưa cô mấy củ khoai mì rồi bẽn lẽn nói “em cho cô”. “Trước đây các em cũng chưa biết đến ngày 20/11, nhưng những năm gần đây các em cũng hiểu được. Các em tặng thầy cô hoa, có thể không được hoa hồng như ở đồng bằng nhưng các em tặng cô những bó hoa rừng, hoa dại, có em cầm vài cái kẹo đưa đến tặng cô, chủ yếu tấm lòng của các em”.
Cuộc sống của bà con xã biên giới Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy đang dần thay đổi tốt hơn, việc học hành của con em cũng được quan tâm hơn. Đường sá vào các bản đã được bê tông hóa, việc đi lại của thầy, cô cắm bản thuận lợi hơn. Thầy giáo Đặng Ngọc Tân, giáo viên phụ trách bán trú- nội trú trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Lâm Thủy tâm sự, đường sá tốt hơn là cơ hội để các thầy, các cô thường xuyên đến với các em học sinh ở bản làng xa xôi, cách trở. Nhưng vào mùa mưa này, nỗi lo lớn nhất của giáo viên cắm bản là sạt lở, ngập lụt chia cắt.
Đã tròn 12 năm, thầy giáo Tân xa vợ con nơi quê nhà lên giảng dạy ở miền núi Lâm Thủy. Những năm đầu vô cùng khó khăn từ việc đi lại, trường lớp thiếu thốn trăm bề. Ngày trước muốn dạy chữ phải trèo đèo lội suối để đến các bản làng, rồi ở lại dăm bữa nửa tháng dạy học cho các em. Năm đó, cũng gần đến dịp 20/11, thầy Tân cùng đồng nghiệp nhận nhiệm vụ tại bản Eo Bù- Chút Mút, nơi xa xôi hẻo lánh nhất của xã Lâm Thủy ngày ấy. Dù cách điểm trung tâm gần 17 cây số nhưng chỉ đi bộ băng rừng, lội qua hàng chục con suối dữ, mất cả ngày trời mới có thể vào đó được. Năm ấy trên đường vào Eo Bù- Chút Mút, các thầy gặp lúc mưa to, phải lội suối bị nước lũ cuốn đi mấy chục mét. May mắn các thầy bám vào bụi cây ven suối rồi mò mẫm vào bờ. Lúc thoát nạn vào tới bản, kể lại câu chuyện qua suối bị lũ cuốn, bà con ai nấy đều giật mình.
Còn để vào bản Bạch Đàn dạy học ngày đó, thầy cô phải lội qua 9 con suối. Vậy mà các cô giáo cắm bản, trên lưng mang ba lô hành lý, sách vở nặng, lại phải bì bõm lội, dò từng bước chân. Sợ nhất là khi qua những đoạn suối chảy xiết, nước chảy cuồn cuộn, đá cuội lởm chởm dưới đáy rất trơn, chỉ sơ sẩy là té ngã, hành lý thầy cô mang theo ướt hết. Thầy giáo Đặng Ngọc Tân nhớ lại, ngày Nhà giáo năm ấy, các thầy, cô vào bản ở lại ăn cơm cùng bà con, phụ huynh, có người mang tới lon gạo, túi khoai, người tặng cây mía, vài trái ổi rừng gọi là quà 20/11 tặng thầy cô. “Từ 2011-2016 là quãng thời gian khá khó khăn trong dạy học, ví dụ thầy cô ở trung tâm muốn vào bản Bạch Đàn dạy học phải cõng trên vai đồ ăn, giáo án, đồ đạc khoảng 30kg rồi phải vượt 9 con suối, đường sá đi lại rất khó. Lúc đó bản thân xin lên đây công tác thì cũng bị nhiều người có câu chê bai, có người bảo có điên mới xin lên đó dạy, bởi lúc đó cả huyện không có ai tự nguyện xin đi lên đây”.
Dạy học ở bản làng biên giới đa số là các thầy, cô giáo nhà ở miền xuôi, vì bén duyên sự nghiệp "trồng người" nơi đây nên đã tình nguyện ở lại với bản làng, với các em học sinh Vân Kiều.
Thầy giáo Trương Như Thuần, Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Lâm Thủy nói rằng, nghề dạy học ở biên giới mang lại cho thầy, cô những kỷ niệm khó quên và những cảm xúc chân thật mà không nơi nào có được. Đặc biệt, tình cảm của học trò Vân Kiều nơi đây rất mộc mạc, chân thành. Ngày Nhà giáo năm ngoái, thầy Thuần nhận được 3 nhánh hoa rừng của 1 em học sinh nơi biên giới. Đây là món quà đầu tiên thầy Thuần nhận được từ khi đến nhận công tác tại trường. Những nhánh hoa rừng đơn sơ nhưng thầy, cô cảm nhận được tình cảm của học trò. Thầy Thuần xúc động đến rơi nước mắt, không phải vì được các em tặng hoa mà vì các em đã biết yêu thương thầy cô, biết bày tỏ tình cảm trong Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Hiện nay, điều kiện dạy và học ở trường đã đầy đủ hơn, quan trọng nhất là phụ huynh nơi đây đã có ý thức chăm lo việc học cho con cái. Có lẽ, trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Lâm Thủy là ngôi trường duy nhất ở miền núi Quảng Bình không còn cảnh thầy, cô phải vào tận nhà vận động học sinh đến trường. Hệ thống thông tin liên lạc đã có, đường sá thuận lợi hơn giúp thầy cô, phụ huynh trao đổi với nhau dễ dàng hơn để quản lý các em. Thầy giáo Trương Như Thuần cho biết thêm, nhà trường tiếp tục huy động nhiều nguồn lực, kết nối các tổ chức, cá nhân hảo tâm để chăm lo cho các em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện học tập tốt hơn, được ăn những bữa cơm ngon hơn, khuyến khích các em đến trường đều đặn hơn: “Cán bộ, giáo viên và nhân viên lên công tác tại miền núi đem theo con cái lên đây học hành, theo bố hoặc theo mẹ và nuôi dưỡng các cháu tại trường. Hầu như tất cả những sức lực và trí tuệ của thầy cô nơi đây đều dành cho việc dạy dỗ và nuôi dưỡng các em học sinh”./.
Viết bình luận