C’moo 1993, p’căn Un Lợ, đhanuôr Tà Riềng, quốc tịch Lào ting k’diíc tước ooy Việt Nam, ắt mamông đhị cr’noon Đăk Roo, chr’val c’noong k’tiêc Đăk Tôi, chr’hoong da ding k’coong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. P’căn Un Lợ xay truih, k’conh k’căn k’diíc đoo năc manuyh Việt Nam, ha dzợ ắt mamông coh Lào. Đhi noo n’đăh k’diíc zêng n’niên coh k’tiêc Lào năc công căh ơy vêy bơơn mọt quốc tịch, pr’ắt tr’mông z’năh xr’dô pa bhlâng. Xang bêl k’conh k’căn k’diíc căh dzợ, k’diíc đơơng ađoo lâng pazêng k’coon chô ooy Việt Nam lâng râu rơơm kiêng năc chô chêêc lêy bhuh xoọng. Tước ooy Việt Nam, căh vêy đhị ắt mamông, căh vêy k’tiếc pa bhlâng, năc đươi đhạnuôr coh cr’noon Đăk Roo, chr’val Đăk Tôi đoọng k’tiếc bhrợ đong ắt lâng m’bứi k’tiếc đoọng bhrợ ha rêê. C’moo 1995, k’diíc căh dzợ, pr’ắt tr’mông âng 5 apêê coon căn năc zr’năh k’đháp pa bhlâng. P’căn Lợ xay moon, tu căh ơy bơơn mọt quốc tịch Việt Nam năc k’nặ 30 c’moo ắt mamông coh đâu, ađoo đh’rưah lâng 4 p’nong k’coon lum bấc râu ta bhúch, tu căh bơơn đươi pazêng râu chế độ chính sách hân đoo.
C’moo 2019, ađoo năc vêy Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ký quyết định đoọng mọt quốc tịch Việt Nam. P’căn Un Lợ hay cớ, t’ngay k’đhơợng đhị têy bha ar khai sinh, bha ar chứng minh nhân dân lâng bha ar hộ khẩu âng Nhà nước Việt Nam đoọng, ađoo bhui har tước mơ hooi đác mắt, tu tơợ đâu, ađoo lâng pazêng k’coon năc đhanuôr Việt Nam. Xang 4 k’nặ 4 c’moo bơơn mọt quốc tịch, p’căn Un Lợ bơơn đươi zập liêm pazêng râu chế độ chính sách âng vel đong công cơnh quyền lợi n’lơơng. P’căn Un Lợ bhui har moon, hân đhơ t’cooh đhur, ađoo đh’rưah lâng k’coon ch’chau xơợng đươi ta nih đha nâng pazêng c’lâng, xa nay âng Đảng, chính sách, pháp luật âng Nhà nước, zư lêy râu têêm ngăn coh zr’lụ c’noong k’tiêc: “Bêl ahay căh ơy bơơn mọt quốc tịch Việt Nam, c’la cu căh vêy ta đoọng pazêng râu bha ar bha tơ hân đoo; căh bơơn đươi pazêng râu quyền lợi, pazêng râu chính sách liêm crêê âng xã hội, ta bhúch bấc râu. Coh 4 c’moo ahay acu vêy Chính phủ Việt Nam đoọng mọt quốc tịch lâng năc bơơn đươi zập liêm pazêng chế độ chính sách cơnh đhanuôr Việt nam, acu bhui har, pr’ắt tr’mông xoọc đâu năc doọ dzợ lâh zr’năh xr’dô.”
Công cơnh p’căn Un Lợ, c’moo 2003, amoó A Lăng Lim, đhanuôr Tà Riềng, quốc tịch Lào, pay k’diíc manuyh Việt Nam coh cr’noon Đăk Ngoọl, chr’val c’noong k’tiếc La Ê, chr’hoong da ding k’coong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Ắt mamông coh vel đong k’diic k’nặ 20 c’moo lâng vêy puôn p’nong k’coon năc amoó Lim căh bơơn đươi pazêng râu quyền lợi n’hau. Xang bêl bơơn mọt quốc tịch Việt Nam, amoó bơơn đươi zập liêm pazêng râu chế độ chính sách t’bil ha ul pa xiêr đharựt đhị vel đong. Xoọc đâu, amoó A Lăng Lim ơy têêm loom đh’rưah lâng k’diic pa bhrợ, t’bil ha ul pa xiêr đharựt đhị vel đong: “Xang bêl bơơn mọt quốc tịch Việt Nam, acu vêy ta zooi bấc coh pr’ắt tr’mông. Pa bhlâng acu bơơn vặ zên bhrợ cha n’đăh pân dil câl 2 p’nong c’roóc m’ma coon đoọng pa dưr kinh tế, t’bil ha ul pa xiêr đharựt, đh’rưah lâng đhanuôr coh đâu bhrợ pa dưr bhươl cr’noon t’viêng, sạch liêm lâng t’bil lơi đharựt.”
P’căn Un Lợ lâng amoó A Lăng Lim năc 2 coh bấc manuyh acoon coh k’tiếc k’ruung pr’zớc Lao lướt tơơi ắt tự do, bơơn k’diíc căh ma bha ar bha tơ năc ơy vêy bơơn mọt ooy quốc tịch Việt Nam, vêy zư lêy quyền lợi lâng lợi ích crêê cơnh, bhrợ t’vaih râu liêm crêê đoọng nhâm mâng pr’ắt tr’mông, tinga ắt đh’rưah lâng pr’ắt tr’mông đhị zr’lụ ắt mamông. T’cooh Lê Văn Hường, Bí thư Huyện uỷ Nam Giang, tỉnh Quảng Nam xay moon, coh vel đong chr’hoong vêy 14 cha năc đhanuôr Lào lướt tơơi ắt tự do căh cậ pay k’diíc, pay k’điêl manuyh Việt nam ơy bơơn mọt ooy quốc tịch. Xang k’nặ 4 c’moo bơơn mọt quốc tịch, pr’ắt tr’mông âng đhanuôr xoọc đâu năc nhâm mâng, bơơn đươi zập quyền lợi cơnh đhanuôr Việt Nam. Cấp uỷ chính quyền vel đong công k’rang chêêc n’năl cr’noọ cr’niêng âng đhanuôr: “Coh xa nay bh’rợ zr’ziêng âng đhanuôr bơr n’đăh c’noong k’tiếc tơợ l’lăm ahay tước nâu cơy ta luôn đoàn kết lâng vêy xa nay bh’rợ zr’ziêng ty đanh. Bêl ơy vêy bơơn mọt quốc tịch Việt Nam lâng coh l’lăm ahay đhanuôr tước ắt mamông, t’cooh xa nay chr’hoong, chr’val lâng đhanuôr vel đong t’bhlâng zooi coh pr’ắt tr’mông lâng xang bêl vêy ta moon năc đhanuôr Việt Nam năc quyền lâng nghĩa vụ zêng ma mơ mr’cơnh. Chr’năp pa bhlâng, chr’hoong ta luôn k’rang tước ooy pr’loọng đong zr’năh k’đhap vêy pr’đơợ pa dưr pr’ắt tr’mông lâng têêm loom ăt mamông, pa bhlâng pa dưr pr’ắt tr’mông đanh đươnh đhị k’tiêc k’ruung Việt Nam.”
Bơơn mọt quốc tịch Việt Nam ơy bhrợ t’vaih pr’ắt tr’mông t’mêê đoọng ha bấc pr’loọng đong đhanuôr Lào coh zr’lụ c’noong k’tiêc. Nâu đoo công năc c’rơ đoọng đhanuôr têêm loom pa bhrợ, t’bil ha ul, pa xiêr đharựt, k’đhơợng lêy lâng zư lêy râu têêm ngăn coh zr’lụ c’noong k’tiếc, ting bhrợ nhâm mâng xa nay bh’rợ zr’ziêng, đoàn kết ga măc chr’năp lâng k’rong bhrợ prang zập n’đăh bhlưa bơr k’tiêc k’ruung Việt Nam- Lào./.
Người Lào ổn định đời sống nơi vùng biên Nam Giang
Năm 2013, Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào đã ký thỏa thuận về việc giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước. Từ thỏa thuận này, năm 2019, 14 công dân nước bạn Lào, lấy chồng, lấy vợ người Việt Nam cư trú tại địa bàn các xã biên giới Đăk Tôi, Chơ Chun, La Ê, Đăk Pring,… huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam đã được nhập quốc tịch Việt Nam. Sau gần 4 năm được nhập quốc tịch, đến nay cuộc sống của các hộ gia đình này đã ổn định, hòa nhập vào đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội tại cộng đồng nơi cư trú.
Năm 1993, bà Un Lợ, dân tộc Tà Riềng, quốc tịch Lào theo chồng sang Việt Nam, sống tại thôn Đăk Roo, xã biên giới Đăk Tôi, huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Bà Un Lợ kể, cha mẹ chồng mình là người Việt Nam nhưng sống ở Lào. Anh em bên chồng đều sinh ra trên đất Lào nhưng cũng chưa được nhập quốc tịch, cuộc sống vô vàn khó khăn. Sau khi cha mẹ chồng mất, chồng đưa bà và các con trở về Việt Nam với mong muốn tìm lại bà con họ hàng. Sang Việt Nam, không có chỗ ở, không có đất canh tác, nhờ bà con ở thôn Đăk Roo, xã Đăk Tôi cho miếng đất dựng ngôi nhà tạm và một ít đất để làm rẫy. Năm 1995, chồng bà mất, cuộc sống của 5 mẹ con càng khó khăn hơn. Bà Lợ chia sẻ, do chưa nhập quốc tịch Việt Nam nên gần 30 năm sống tại đây, bà cùng 4 đứa con chịu nhiều thiệt thòi vì không được hưởng bất cứ chế độ chính sách nào.
Năm 2019, bà được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ký quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam. Bà Un Lợ nhớ lại, ngày cầm trên tay giấy khai sinh, giấy chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của Nhà nước Việt Nam cấp, bà mừng đến chảy nước mắt vì từ đây, bà và các con chính thức là công dân Việt Nam. Sau gần 4 năm được nhập quốc tịch, bà Un Lợ được hưởng đầy đủ các chế độ chính sách của địa phương cũng như những quyền lợi khác. Bà Un Lợ xúc động, dù tuổi già sức yếu, bà vẫn cùng con cháu chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giữ gìn an ninh biên giới:“Trước kia chưa được nhập quốc tịch Việt Nam, bản thân tôi không được cấp bất cứ giấy tờ tùy thân nào; không được hưởng các quyền lợi, các chính sách an sinh xã hội, chịu nhiều thiệt thòi. Cách đây 4 năm tôi đã được Chính phủ Việt Nam cho nhập quốc tịch và đã được hưởng đẩy đủ mọi chế độ chính sách như công dân Việt Nam, tôi rất phấn khởi, cuộc sống giờ đỡ khó khăn rồi.”
Cũng như bà Un Lợ, năm 2003, chị Alăng Lim, dân tộc Tà Riềng, quốc tịch Lào, lấy chồng người Việt Nam ở thôn Đăk Ngoọl, xã biên giới La Ê, huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Sống ở quê chồng gần 20 năm và đã có bốn đứa con nhưng chị Lim không được hưởng các quyền lợi gì. Sau khi được nhập quốc tịch Việt Nam, chị được hưởng đầy đủ mọi chế độ chính như người dân sở tại. Giờ đây, chị Alăng Lim đã yên tâm cùng chồng lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo tại quê hương:“Sau khi được nhập tịch Việt Nam, tôi được hỗ trợ nhiều về cuộc sống. Đặc biệt tôi được vay vốn bên phụ nữ mua 2 con bò sinh sản để phát triển kinh tế. Giờ đã là công dân Việt Nam rồi, tôi sẽ cố gắng, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, cùng bà con ở đây xây dựng bản làng xanh, sạch đẹp và thoát nghèo.”
Bà Un Lợ và chị Alăng Lim là 2 trong nhiều trường hợp người dân tộc thiểu số nước bạn Lào di cư tự do, kết hôn không giá thú đã được nhập quốc tịch Việt Nam, được bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, tạo điều kiện thuận lợi để ổn định cuộc sống, hòa nhập tại cộng đồng nơi cư trú. Ông Lê Văn Hường, Bí thư Huyện ủy Nam Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, trên địa bàn huyện có 14 trường hợp công dân Lào di cư tự do hoặc lấy chồng, lấy vợ người Việt Nam đã được nhập tịch. Sau gần 4 năm được nhập quốc tịch, cuộc sống bà con giờ đã ổn định, được thụ hưởng mọi quyền lợi như công dân Việt Nam. Cấp ủy chính quyền địa phương cũng quan tâm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con:“Trong mối quan hệ của nhân dân hai bên biên giới từ trước đến nay luôn đoàn kết và có quan hệ huyết thống. Khi đã được nhập quốc tịch Việt Nam và kể cả trước đây bà con sang sinh sống, lãnh đạo huyện, xã và nhân dân địa phương luôn quan tâm hỗ trợ trong cuộc sống và sau khi đã công nhận là công dân Việt Nam thì quyền và nghĩa vụ đều công bằng như nhau. Đặc biệt, huyện luôn quan tâm hỗ trợ kịp thời với những trường hợp khó khăn để bà con có điều kiện vươn lên trong cuộc sống và yên tâm sinh sống, lao động phát triển kinh tế lâu dài trên đất nước Việt Nam.”
Được nhập quốc tịch Việt Nam đã mở ra cuộc sống mới cho nhiều hộ cư dân Lào vùng biên giới. Đây cũng là động lực để bà con yên tâm lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo, quản lý và bảo vệ an ninh, trật tự ổn định ở khu vực biên giới, góp phần củng cố mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Lào./.
Viết bình luận