Học xang c’moo 2010, cô giáo dzợ p’niên Hoàng Thị Yến zươc đâc pa bhrợ đhị Trường PTDT bán trú THCS Sùng Máng, chr’hoong Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Đhị vel k’bhuh ma nuyh Mông, ma nuyh Dao, bấc aconh căn học sinh căh choom prá p’rá a đhuôc năc cô giáo Yến k’dua Trưởng vel pa chô p’rá đoọng căh cợ học sinh ting lướt xiêr ooy vel pa chô p’rá, đoọng k’đươi t’pâh học sinh tước trường. Amoó Yến xay moon: Zập aconh căn học sinh zêng ca coon đay tước lớp ha dợ tu pr’đơợ tr’mông tr’meh lalâh k’đhap đha rựt, c’lâng lướt ch’ngai bha dăh… Zêng cơnh lâng giáo viên, ha dang căh lalua chăp kiêng bh’rợ âng đay năc cung buôn đhur loom, tu cơ sở vật chất coh đâu lalâh k’đhap k’ra, pleng k’tiếc mốp bênh. “Pr’ặt tr’mông âng giáo viên đhị Hà Giang zr’năh k’đhap bhlầng, pa bhlầng năc căh zập đác đươi dua, đác zêng đương tơợ pleng boo a năm. Bêl pleng boo, thầy cô đơơng cr’độ, thùng, xô đoọng k’độ đơc đác. Đhơ ơy vêy đác ha dợ năc cung căh pân đươi bấc, đác rao bhơi rơ veh năc pay rao đhia choom, đác pươh xa nập năc đơc rao dzung…”.
Zr’năh k’đhap năc cơnh đêêc ha dợ cô giáo Hoàng Thị Yến dzợ toong t’ngay ha dưm ặt bhrợ đhị điểm trường coh da ding đhêl nâu. Tơợ pazêng t’ngay tr’nơợp cô trò dzợ k’chit căh lâh ặt tớt đh’rưah, tước bêl ơy ặt ma mông đh’rưah liêm choom, lêy cơnh ma nuyh coh mr’đoo đong năc amoó Yến chô ooy vel đong đay pa bhrợ, tu aconh căn coh đong buôn ca ay jeh căh ngai k’rang. C’moo 2015, amoó Yến pay quyết định chô pa bhrợ ooy trường THCS - THPT Nà Phặc, chr’hoong Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn, pa bhrợ đhị trường âng a đoo học lalăm a hay. Lâh mơ cr’chăl ặt pa choom đoọng ha học sinh, a moó Yến năc tơợp xrặ bhrợ thơ, tản văn lâng bấc tác phẩm bơơn pa căh đhị apêê báo, tạp chí coh k’tiếc k’ruung hêê. Văn, thơ âng Hoàng Yến năc pazêng bài học ooy loom luônh chăp kiêng vel đong, bhươl cr’noon, loom ta nih cơnh lâng pr’loọng đong, thầy trò cơnh apêê bài thơ, văn “Angoọn điện k’pân achịm”, “Luônh sách”, “Da ding xập xa nập bông”, “Hân noo đác tuh”… Ađhi Lý Thị Tâm Đoan, học sinh lớp 9, Trường THCS - THPT Nà Phặc, chr’hoong Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn xay moon: Lâng bấc ruh học sinh đhị zr’lụ k’tiếc nâu, amoó Yến đui cơnh ma nuyh ca căn, jưah lâng apêê a đhi coh zập c’lâng tước lớp dzợ bấc rau k’đhap zr’năh: “Acu học lâng cô Yến tơợ c’moo lớp 6, nâu kêi năc ơy 4 c’moo. Cô zooi acu bấc bhlầng đhị học tập. Acu căh lâh năl bài năc t’mooh cô, cô lưch loom pa choom đoọng. Nâu kêi, đhơ căh bơơn học đh’rưah lâng cô dzợ ha dợ acu ta luôn ta mooh cô, cô zêng t’ơơi đoọng. Vêy bấc rau t’mooh amế ma, amế ma căh choom ơơi đoọng năc cô Yến ơơi đoọng, năc a cu bơơn z’lâh k’đhap k’ra năc đoo”.
Cô giáo Ma Thị Dụng, pa bhrợ mr’đhị lâng cô Hoàng Thị Yến cung năc ma nuyh kiêng văn chương đoọng năl: Pazêng tác phẩm âng amoó Yến đui cơnh pr’hơơm âng da ding ca coong lâng đơơng chr’năp ta nih liêm bhlầng. “Cô Yến lưch loom zooi ngai pa bhrợ lâng ađoo, học sinh lâng đhanuôr acoon coh đhị vel đong cung cơnh đêêc, a đoo ặt mamông ta nih đha nâng lâng zập ngai. Tu ặt bán trú năc cô Yến k’rang bhlầng apêê học sinh tơợ a dooh xập, bha ar xrăh pa tước ch’na đh’năh a yêm. Cô dzợ vêy bấc tác phẩm pr’hay acu đọc kiêng bhlầng năc cơnh Da ding xập a dooh bông, Adô a dam coon n’đil, bơơn bấc cha ner, báo chí lâng truyền hình ơy pa căh. Azi rơơm cô Yến vêy pr’đơợ đoọng pa dưr c’rơ bhriêl choom âng đoo lâh mơ, bhrợ rau liêm choom đoọng ha vel đông, năc pô chơh bhưưng ang coh da ding ca coong nâu”.
Cô giáo Nông Thị Thu Hường, Phó Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Nà Phặc, chr’hoong Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn xay moon: Lâng lâh 80% học sinh năc ma nuyh acoon coh, c’rơ bh’rợ âng apêê giáo viên cơnh cô Hoàng Thị Yến năc ơy zooi apêê a đhi năl bấc rau liêm buôn lâh mơ, pa bhlầng năc pazêng bh’rợ bơơn bhrợ têng, xay moon cơnh liêm t’mêê đhị dạy lâng học. Ơy vêy bấc học sinh âng amoó Yến tơợ bêl xang tốt nghiệp Đại học chô pabhrợ đhị vel đong, vaih năc đồng nghiệp lâng năc m anuyh bhrợ đh’rưah lâng cô coh c’lâng pa choom cr’liêng chữ đhị zr’lụ da ding ca coong dzợ bấc k’đhap k’ra: “Trường Nà Phặc n’đhơ ặt đhị thị trấn ha dợ năc trị trấn da ding ca coong tu cơnh đêếc c’năl âng học sinh căh mr’cơnh, rau bơr năc pr’đơợ pr’loọng đong apêê a đhi đha rựt. Cô Yến chô tơợ Hà Giang pa bhrợ đhị đâu dạy môn Ngữ văn ơy đơơng rau liêm choom đoọng ha pêê a đhi kiêng môn học nâu lâh mơ, c’la cô vêy pazêng bài pa căh đhị tạp chí, apêê a đhi học sinh đọc kiêng bhlầng, kiêng ting xrặ bhrợ cơnh cô”.
C’rơ pa zay lâng rau ta nih đha nâng âng cô giáo Hoàng Thị Yến ta luôn bơơn apêê bhrợ đh’rưah lâng amoó, tập thể xay moon dal c’rơ bhriêl choom âng đoo. Zập đoo c’moo, cô giáo dzợ p’niên zêng bơơn bh’nơơn Lao động tiên tiến, bơơn khen thưởng tơợ apêê hội thi Giáo viên âng Phòng, Sở Giáo dục. Hoàng Thị Yến dzợ năc hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Kạn, Hội viên Hội Văn học nghệ thuật zập k’bhuh acoon ma nuyh Việt Nam, lâng bút danh Muồng Hoàng Yến. Cô giáo, ma nuyh xrặ văn dzợ p’niên ơy bơơn cha ner dal bhlầng đhị tr’thi xrặ văn học nghệ thuật đăh c’lâng xa nay “Bắc Kạn bhrợ têng vel bhươl t’mêê” cr’chăl c’moo 2018 - 2020, cha ner bơr coh tr’thi “Ca conh lâng coon n’đil” (âng Tạp chí Pr’loọng đong Việt Nam bhrợ têng) c’moo 2023 lâng bấc cha ner lơơng./.
Muồng Hoàng Yến- Từ cô giáo dạy Văn đến tác giả văn chương dân tộc Tày
Tác giả Muồng Hoàng Yến tên thật là Hoàng Thị Yến, dân tộc Tày, sinh năm 1984, hiện là cô giáo dạy Ngữ văn Trường THCS-THPT Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. Tuy là cây bút mới nhưng Hoàng Yến có những dấu ấn riêng trong mảng truyện ngắn và thơ, đặc biệt là những bài thơ dành cho thiếu nhi.
Ra trường năm 2010, cô giáo trẻ Hoàng Thị Yến xung phong lên công tác ở Trường PTDT bán trú THCS Sủng Máng huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Ở bản người Mông, người Dao, nhiều phụ huynh không nói được tiếng phổ thông nên cô giáo Yến phải nhờ đến sự giúp đỡ của Trưởng bản hoặc học sinh đi cùng xuống bản phiên dịch khi thuyết phục học sinh đến trường. Cô Yến chia sẻ: Thực ra, phụ huynh học sinh đều muốn con em mình đến lớp nhưng điều kiện kinh tế khó khăn, đường đi lại xa xôi hẻo lánh... Ngay cả giáo viên, nếu không thực sự yêu nghề thì cũng rất dễ nản lòng, bởi cơ sở vật chất ở đây quá khó khăn, thời tiết lại khắc nghiệt. “Đời sống của giáo viên ở Hà Giang rất vất vả, nhất là chuyện thiếu nước, chỉ trông vào trời mưa. Khi có mưa, thầy cô mang can, thùng, xô, để trữ nước. Có nước cũng không được dùng phung phí, nước rửa rau được dùng để rửa bát, nước xả giặt quần áo tận dụng để rửa chân...”.
Vất vả là vậy nhưng cô giáo Hoàng Thị Yến vẫn ngày đêm bám điểm trường trên cao nguyên đá. Từ những ngày đầu cô trò còn bỡ ngỡ, xa lạ đến lúc thân thiết như người một nhà thì chị Yến phải chia tay các em về quê, bởi ở đó có cha mẹ già thường xuyên đau ốm không có người chăm sóc. Năm 2015, cô Yến nhận quyết định chuyển công tác về Trường THCS-THPT Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn, tiếp tục gắn bó với học sinh tại chính ngôi trường mình từng học. Ngoài thời gian dành cho học sinh, cô Yến bắt đầu sáng tác thơ, tản văn với nhiều tác phẩm được đăng trên báo, tạp chí trong nước. Văn, thơ của Hoàng Yến là những bài học nhẹ nhàng về tình yêu quê hương, tình yêu gia đình và tình cảm thầy trò như “Dây điện sợ chim”, “Bụng sách”, “Núi mặc áo bông”, “Mùa nước lũ”... Em Lý Thị Tâm Đoan, học sinh lớp 9, Trường THCS-THPT Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn chia sẻ: Với nhiều lứa học sinh ở vùng đất này, cô Yến như người mẹ tinh thần, đồng hành cùng các em trên con đường đến lớp còn lắm nhọc nhằn: “Em học với cô Yến từ năm lớp 6, bây giờ đã 4 năm rồi. Cô giúp đỡ em rất nhiều trong học tập. Em chưa hiểu bài, hỏi cô, cô tận tình giảng giải cho em hiểu. Bây giờ, dù không được học cùng cô nữa nhưng em vẫn thường xuyên trao đổi bài, cô đều giúp đỡ em. Có nhiều chuyện hỏi bố mẹ không thể giải đáp, cô là người giúp em vượt qua những khó khăn đó”.
Cô giáo Ma Thị Dụng, đồng nghiệp của Hoàng Thị Yến cũng là người yêu văn chương cho hay: Những tác phẩm của cô Yến như chính hơi thở của núi rừng mộc mạc, đơn sơ và đầy ắp tinh thần nhân văn. “Cô Yến rất nhiệt tình giúp đỡ đồng nghiệp, học sinh và bà con các dân tộc ở địa phương. Vì ở bán trú nên cô Yến rất thương yêu học sinh, chăm lo từ chiếc áo, sách vở đến đồ ăn ngon. Cô còn có nhiều tác phẩm hay mà tôi thích như Núi mặc áo bông, Đố con gái, được nhiều giải thưởng, báo chí và truyền hình đưa tin. Chúng tôi mong cô Yến có điều kiện phát triển hơn để cống hiến cho quê hương, là bông hoa đẹp của núi rừng.”
Cô giáo Nông Thị Thu Hường, Phó Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn chia sẻ: Với hơn 80% học sinh dân tộc thiểu số, công sức của các giáo viên như cô Hoàng Thị Yến đã giúp các em tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn, nhất là những sáng kiến trong dạy học. Đã có nhiều học sinh của cô Yến sau khi tốt nghiệp Đại học ra trường về công tác tại địa phương, trở thành đồng nghiệp và là người đồng hành với cô trên hành trình gieo chữ ở vùng cao còn nhiều khó khăn: “Trường Nà Phặc dù ở thị trấn nhưng lại là thị trấn vùng núi nên nhận thức của học sinh không đồng đều, thứ hai là điều kiện hoàn cảnh gia đình các em đại đa số thuộc diện hộ nghèo. Cô Yến chuyển công tác từ Hà Giang về đây dạy môn Ngữ Văn đã truyền cảm hứng cho các em yêu thích môn học này nhiều hơn, bản thân cô có những bài đăng trên tạp chí, các em học sinh đọc rất thích, muốn học tập và noi theo”.
Tâm huyết và đam mê của cô giáo Hoàng Thị Yến luôn được đồng nghiệp, tập thể đánh giá xứng đáng. Năm nào cô giáo trẻ cũng đạt danh hiệu Lao động tiên tiến, được khen thưởng qua các hội thi Giáo viên của Phòng, Sở Giáo dục. Hoàng Thị Yến còn là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Kạn, Hội viên Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, với bút danh Muồng Hoàng Yến. Cô giáo, nhà văn trẻ từng đoạt giải cao nhất Cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật về đề tài “Bắc Kạn xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2018 - 2020, giải Nhì trong cuộc thi “Cha và con gái” (do Tạp chí Gia đình Việt Nam tổ chức) năm 2023 và nhiều giải thưởng khác./.
Viết bình luận