Năc lêy zooi rau lalua ta nih tơợ xa na bh’rợ âng k’tiếc k’ruung zooi đhanuôr ha dưr coh pr’ặt tr’mông
Thứ sáu, 08:05, 03/11/2023 Thanh Hiếu/VOV miền Trung Thanh Hiếu/VOV miền Trung
Tơợ zên prặ âng xa nay bh’rợ âng k’tiếc k’ruung, bấc chr’val ca noong k’tiếc đhị chr’hoong Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình ơy đươi dua coh đhr’năng lalua, liêm choom đoọng đơơng chô bh’nơơn liêm dal cơnh lâng đhanuôr acoon coh. Đhanuôr bhui har bêl bơơn k’rang lêy, pr’ặt tr’mông ha dưr dal, vel bhươl ha dưr lâh mơ lâng rơơm xa nay bh’rợ nâu năc vêy pazêng zooi đoọng lalua tanih lâh mơ dzợ.

 

 

Zr’lụ ặt t’mêê âng đhanuôr Chứt, vel Cha Lo, chr’val Dân Hóa, chr’hoong Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình ặt đăh loom âng zr’lụ c’kir lịch sử Cổng Trời, coh c’lâng bhlầng 12A, ch’ngai tơợ Cửa khẩu bha lang k’tiếc Cha Lo mơ 8km. Zr’lụ ặt t’mêê nâu ơy ta bhrợ liêm xang lâng đoọng đhanuôr chô ặt c’moo 2021, năc đhị ặt t’mêê âng 34 pr’loọng đhanuôr Chứt. Moọt ooy zr’lụ ặt t’mêê vel Cha Lo, lêy coh đâu liêm sạch, cr’noọ bh’rợ liêm mâng. Đhơ cơnh đêêc, năc pr’ặt tr’mông âng đhanuôr coh đâu dzợ bấc cr’noọ bh’rợ căh ơy ta bhrợ cơnh trường học, đong pr’noong, đong sinh hoạt cộng đồng lâng pa bhlầng năc k’tiếc bhrợ cha. P’căn Cao Thị Trực, 52 c’moo, ặt đhị vel Cha Lo, chr’val Dân Hóa, chr’hoong Minh Hóa đoọng năl, lalăm a hay ặt coh vel  ty, pr’loọng đong ặt ma mông coh đhr’nong đong đh’rơơng, chr’tôp lâng hi la ch’lọon, đong ặt căh lâh nhâm mâng. Tơợ lâh g’luh boo ngân c’moo 2020, 2 zr’lụ bôl k’tiếc đăh họong âng vel năc leh 2 c’lâng cr’đooh đhậu. Bôl cr’đooh, đhanuôr k’rang pa bhlầng, k’pân k’tiếc g’lâp đong ặt. C’moo 2021, đhanuôr bơơn zooi chô đhấc tơơi ặt coh đhăm t’mêê, vêy đong xây nhâm mâng, doọ k’rang k’tiếc hr’lang moọt hân noo boo tuh dzợ. P’căn Cao Thị Trực pa prá, đhơ vêy đhị ặt t’mêê liêm mâng ha dợ đhanuôr căh vêy k’tiếc bhrợ cha năc muy tệêm ngăn đhị ặt, ha dợ căh ơy tệêm loom đăh bhrợ cha. P’căn Trực đương rơơm, xa nay bh’rợ âng k’tiếc k’ruung đăh pa dưr pr’ặt tr’mông đhanuôr zr’lụ acoon coh năc vêy pazêng rau zooi crêê liêm cơnh lâng đhr’năng lalua đoọng ha đhanuôr, zooi đhanuôr choom pa dưr tr’mông tr’meh, pr’ặt tr’nớt, vêy k’tiếc bhrợ cha, tệêm ngăn pr’ặt tr’mông. “Zr’năh k’đhap, căh zên prặ a năm, năc cha đăh, ặt tớt nâu kêi doọ dzợ k’rang, đác ch’ngaach đươi dua cung vêy, zập đươi, ặt ma mông l’thai lâng tệêm ngăn lâh mơ a hay, đong xang ơy nhâm mâng. Nâu kêi, a zi muy rơơm pêê đoọng zi k’tiếc bhrợ cha hơơ ặ, đoọng choh ha roo, a bhoo, đhanuôr coh đâu ma mông g’nưm tơợ ha rêê ha dợ căh vêy k’tiếc bhrợ ha rêê năc căh năl cơnh chấc ma mông”.

Chr’val ca noong k’tiếc Trọng Hóa, chr’hoong Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình vel đong bhưah, k’đhap k’ra lâng bấc đhanuôr acoon coh ặt ma mông. Prang chr’val xoọc vêy lâh 900 pr’loọng, lâng k’nặ 4.500 cha năc, coh đêêc đhanuôr Chứt bấc. T’cooh Hồ Phin, Chủ tịch UBND chr’val Trọng Hóa đoọng năl, pazêng c’moo hay, bơơn rau k’rang k’rong bhrợ âng Trung ương, âng tỉnh lâng vel đong, tr’mông tr’meh âng đhanuôr coh đâu ơy vêy pazêng rau xăl t’mêê. Hệ thống c’lang p’rang tơợ trung tâm tước chr’val, vel bhươl zêng bơơn ta bhrợ bê tông; k’nặ 100% apêê pr’loọng coh chr’val ơy vêy điện ang đươi dua lâng đhị bhrợ têng; apêê trường học coh vel đong ơy bhrợ liêm cơnh đươi dua dạy lâng học âng acoon đhi ma nuyh acoon coh đhị chr’val. Lalăm ahay, đhanuôr bấc ngai dzợ vêy cr’nọo “đương g’nưm” tơợ rau zooi đoọng âng Nhà nước. Ha dợ bấc c’moo đăn đâu, đhanuôr đhị chr’val Trọng Hóa ơy vêy cơnh tr’xăl đăh cr’noọ pr’chăh, cơnh bhrợ têng, ơy năl c’la đay ma k’rang bhrợ cha. Tơợ a hay, đhanuôr ơy loih lâng bh’rợ chướt ha roo ha rêê ting c’lâng “tal, och, choh, ziic bhơi” xang năc lơi cơnh đêêc, đươi pleng k’tiếc k’rang lêy. Lêy rau liêm choom âng ha roo ruộng, UBND chr’val Trọng Hóa ơy tơợp xay bhrợ cr’nọo bh’rợ bêệt ha roo ruộng bha nơơc đhị vel Dộ - Tà Vờng. T’cooh Hồ Phin, Chủ tịch UBND chr’val Trọng Hóa xay moon, bêl đớp zên âng xa nay bh’rợ k’tiếc k’ruung đăh bhrợ pa dưr pr’ặt tr’mông đhanuôr zr’lụ acoon coh lâng da ding ca coong, Trọng Hóa năc lêy xay bhrợ cr’noọ bh’rợ chướt ha roo ruộng đhị apêê vel, k’rong bhrợ Dự án thủy lợi zooi tệêm ngăn đác đươi dua coh zập clung ruộng. “Chr’val Trọng Hóa năc chr’val k’đhap k’ra đhị zr’lụ ca noong k’tiếc, bhiệc zooi đhanuôr acoon coh, ma nuyh Chứt ting xa nay bh’rợ âng k’tiếc k’ruung năc chr’val Trọng Hóa lâng bấc chr’val lơơng cung căh ơy bhrợ tu căh ơy vêy xa nay pa choom liêm ghit. Coh đâu vêy dự án k’tứi k’rong ooy zooi pa dưr bhrợ têng ha dợ năc ting t’nooi chr’năp, zên năc vêy ha dợ căh năl cơnh bhrợ đoọng liêm choom, đoọng crêê, k’pân bhlầng năc ơy bhrợ ha dợ u lết tu năc tơợp bhrợ g’luh tr’nơợp”.

Zr’lụ đhanuôr acoon coh lâng da ding ca coong đhị tỉnh Quảng Bình vêy đhăm k’tiếc bhưah lâh 3.800km2, vêy 6.400 pr’loọng đhanuôr lâng k’nặ 28.000 cha năc (pay k’nặ 3% đợ đhanuôr prang tỉnh). Coh đêêc, ma nuyh Bru - Vân Kiều vêy lâh 19.200 cha năc lâng ma nuyh Chứt vêy lâh 7.000 cha năc. Coh pazêng c’moo hay, pr’ặt tr’mông âng đhanuôr bơơn ha dưr, đhanuôr ơy năl xăl tơơm chr’noh, bh’năn băn, đươi dua rau liêm choom âng kỹ thuật đhị choh bhrợ, băn rơơi. Bấc pr’loọng đhanuôr ma nuyh acoon coh năc điển hình đăh bhrợ cha. Đợ pr’loọng đha rựt năc ma nuyh acoon coh xiêr k’rơ ting c’moo. Jưah lâng đêêc, bh’rợ zư lêy lâng pa dưr chr’năp văn hóa ty đanh âng đhanuôr zập k’bhuh acoon coh bơơn pa ghit.

Xọoc đâu, xa nay bh’rợ âng k’tiếc k’ruung đăh pa dưr pr’ặt tr’mông zr’lụ đhanuôr acoon coh lâng da ding ca coong vêy xa nay zooi k’tiếc bhrợ cha đoọng ha đhanuôr. Đhơ cơnh đêêc, đoọng bhrợ xa nay bh’rợ nâu năc dzợ bấc k’đhap k’ra, dưr vaih năc tu căh zập k’tiếc bhrợ cha. Jưah lâng đêêc, bh’rợ zooi xăl bh’rợ tr’nêng cơnh lâng pr’loọng căh ơy bơơn cấp đoọng k’tiếc bhrợ cha coh đhr’năng lalua lưm bấc k’đhap k’ra tu zooi m’bứi, 9-10 ức đồng/cha năc lâng pa choom xa nay zooi căh ghit. Cơnh lâng zooi choh bhrợ đong ặt, quy định ghit zên zooi tơợ Trung ương năc 40 ức đồng lâng vel đong ting pa xoọng zên m’bứi bhlầng 10%, bhrợ liêm zập 4 tiêu chí năc đhăm bhưah 30m2 lâng za đêr mâng đươi dua đanh 20 c’moo, liêm choom cơnh lâng j’niêng cr’bưn âng đhanuôr acoon coh lâng bhrợ têng đhị da ding ca coong. Xa nay bh’rợ âng k’tiếc k’ruung căh muy zooi đhanuôr vêy pazêng bhiệc bhrợ lalua ta nih đoọng ha dưr năc dzợ xăl c’năl, pa dưr dal c’rơ bhriêl choom lâng z’lâh đha rựt đanh mâng. T’cooh Cao Ngọc Điền, Trưởng phòng Acoon coh chr’hoong Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đoọng năl: “Ha dang bhrợ ting xa nay bh’rợ nâu năc đhanuôr acoon coh vêy pazêng rau ha dưr liêm. Ha dợ coh đhr’năng bhrợ coh lalua năc đhr’năng crêê tước bấc bộ ban ngành, bấc đăh lalay tu cơnh đêêc năc xa nay bh’rợ k’rong pazêng đăh kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh đoọng ha zr’lụ đhanuôr acoon coh. Tu cơnh đêêc coh đhr’năng bhrợ têng, đhơ vêy quyết định, vêy c’lâng xa nay ơy pa căh ha dợ apêê thông tư pa choom pa xoọng đh’rưah xoọc dzợ tân gơn, dzợ k’zih”./.

Cần hỗ trợ thiết thực từ Chương trình mục tiêu Quốc gia giúp đồng bào phát triển

Từ nguồn kinh phí của Chương trình Mục tiêu Quốc gia, nhiều xã biên giới tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đã vận dụng vào thực tiễn, phù hợp để mang lại hiệu quả kinh tế, lợi ích cao đến với bà con dân tộc thiểu số. Bà con phấn khởi khi được quan tâm, đời sống nâng cao, bản làng phát triển và mong muốn chương trình này có những hỗ trợ thiết thực hơn nữa.

Khu tái định cư của đồng bào Chứt, bản Cha Lo, xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình nằm đối diện với khu Di tích lịch sử Cổng Trời, trên tuyến Quốc lộ 12A, cách Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo khoảng 8km. Khu tái định cư này hoàn thành đưa vào sử dụng cuối năm 2021, là nơi ở mới của 34 hộ gia đình đồng bào Chứt. Nhìn bề ngoài, khu tái định cư bản Cha Lo khá khang trang, sạch sẽ, chắc chắn. Tuy nhiên, bà con ở đây vẫn còn thiếu những công trình phục vụ đời sống như điểm trường học, nhà vệ sinh, nhà sinh hoạt cộng đồng và đặc biệt là thiếu đất sản xuất. Bà Cao Thị Trực, 52 tuổi, ở bản Cha Lo, xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa cho biết, trước đây ở bản cũ, gia đình sống trong căn nhà sàn tạm bợ, lợp bằng lá cây rừng, thiếu chắc chắn. Sau những trận mưa lớn cuối năm 2020, 2 quả đồi phía sau bản xuất hiện 2 vết nứt kéo dài. Đồi nứt, người dân vô cùng lo lắng, sợ đất lở vùi nhà. Năm 2021, bà con được hỗ trợ di dời đến nơi ở mới, có nhà xây kiên cố, không còn nỗi lo sạt lở đất vào mùa mưa lũ nữa. Bà Cao Thị Trực tâm sự, dù có nơi ở mới khang trang nhưng người dân thiếu đất sản xuất nên chỉ mới an cư chứ chưa lạc nghiệp. Bà Trực hy vọng rằng, chương trình mục tiêu quốc gia phát triển vùng dân tộc thiểu số sẽ có những hỗ trợ thiết thực đến với bà con, giúp người dân có thể phát triển kinh tế, xã hội, có đất sản xuất, ổn định cuộc sống. “Vất vả thiếu thốn về tiền bạc, ăn uống vật chất sinh hoạt thôi chứ nhà cửa bây giờ sướng rồi, nước sinh hoạt cũng đầy đủ không thiếu nữa, thấy thoải mái an toàn hơn so với trước đây, nhà cửa giờ đã ổn định hơn rồi. Còn hiện tại mong muốn làm sao nhà nước cấp cho mỗi hộ vài diện tích đất sản xuất để trồng lúa trồng ngô mà ăn, chứ đồng bào ở đây sống bằng nghề nương rẫy mà giờ không làm được nương rẫy thì không có gì sống cả”.

Xã biên giới Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình có địa bàn rộng, địa hình phức tạp và đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Toàn xã hiện có hơn 900 hộ, với gần 4.500 nhân khẩu, trong đó dân tộc Chứt chiếm phần lớn. Ông Hồ Phin, Chủ tịch UBND xã Trọng Hóa cho biết, những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, của tỉnh và địa phương, cuộc sống của người dân nơi đây đã có những nét đổi mới. Hệ thống giao thông từ trung tâm xã đến các bản làng đều đã được bê tông hóa; gần 100% các hộ trong xã đã có điện sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất; các trường học trên địa bàn đã cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học của con em đồng bào trong xã. Trước đây, bà con phần nhiều có tư tưởng "trông chờ, ỷ lại" vào sự trợ cấp của Nhà nước. Nhưng nhiều năm gần đây, đồng bào ở xã Trọng Hóa đã có sự chuyển biến trong cách nghĩ, cách làm, đã biết tự thân vận động, hăng hái lao động, sản xuất. Từ xưa, đồng bào vốn quen trồng lúa rẫy theo phương thức "phát, đốt, cốt, trỉa", mọi sự nhờ Giàng (nhờ ông trời). Nhận thấy tiềm năng phát triển cây lúa nước, UBND xã Trọng Hóa đã triển khai thử nghiệm mô hình lúa nước trên ruộng bậc thang ở bản Dộ - Tà Vờng. Ông Hồ Phin, Chủ tịch UBND xã Trọng Hóa thông tin, khi tiếp nhận nguồn vốn của Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, Trọng Hóa tiếp tục triển khai thực hiện mô hình lúa nước tại các bản, đầu tư xây dựng Dự án thủy lợi giúp đảm bảo nguồn nước tưới tiêu trên các đồng ruộng. “Xã Trọng Hóa là xã khó khăn ở vùng biên giới, việc hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số, dân tộc Chứt theo chương trình mục tiêu quốc gia thì xã Trọng Hóa và nhiều xã khác cũng chưa thực hiện được do chưa có hướng dẫn cụ thể. Trong này có tiểu dự án tập trung vào hỗ trợ phát triển sản xuất nhưng mà theo chuỗi giá trị, tiền thì có đó nhưng không biết cách làm thế nào cho phù hợp, cho đúng, sợ nhất là làm rồi mà bị sai vì cũng mới thực hiện chương trình này lần đầu”.

Vùng dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Quảng Bình có diện tích tự nhiên hơn 3.800 km2, có 6.400 hộ dân với gần 28.000 người (chiếm gần 3% dân số toàn tỉnh). Trong đó, dân tộc Bru - Vân Kiều có hơn 19.200 nhân khẩu và dân tộc Chứt có hơn 7.000 nhân khẩu. Trong những năm qua, đời sống của đồng bào được cải thiện, bà con biết chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi. Nhiều hộ gia đình người dân tộc thiểu số là các điển hình tiên tiến trong sản xuất, phát triển kinh tế. Tỉ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm mạnh qua từng năm. Cùng với đó, công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số được chú trọng.

Hiện nay, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có nội dung hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào. Tuy nhiên, để thực hiện chương trình này còn rất nhiều khó khăn, nguyên nhân do thiếu quỹ đất. Bên cạnh đó, công tác hỗ trợ chuyển đổi nghề đối với hộ chưa được cấp đất sản xuất trong thực tế gặp rất nhiều khó khăn do mức hỗ trợ thấp, chỉ 9-10 triệu đồng/người và hướng dẫn nội dung hỗ trợ không rõ ràng. Đối với hỗ trợ xây dựng nhà ở, quy định nêu rõ vốn hỗ trợ từ nguồn Trung ương là 40 triệu đồng và địa phương đối ứng tối thiểu 10%, đáp ứng đủ 4 tiêu chí là diện tích 30m2 và cứng tường sử dụng 20 năm, phù hợp với phong tục tập quán của đồng bào và thi công ở miền núi. Chương trình mục tiêu Quốc gia không chỉ giúp đồng bào có những việc làm thiết thực để phát triển mà còn thay đổi nhận thức, nâng cao trình độ và thoát nghèo bền vững. Ông Cao Ngọc Điền, Trưởng phòng Dân tộc huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình cho biết: “Nếu làm được theo chương trình này thì đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục có những khởi sắc. Nhưng trong quá trình làm thì thực tế liên quan đến nhiều bộ ban ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau vì đây là chương trình tổng thể về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cho nên trong quá trình tổ chức thực hiện, tuy có quyết định, có chủ trương ra rồi nhưng các thông tư hướng dẫn đi kèm đang còn chồng chéo, đang còn chậm”./.

Thanh Hiếu/VOV miền Trung

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC