Pân đil k’coong ch’ngai Nam Đông: “Pa zưm zên”, “R’ving” đoọng pa dưr pa xớc pr’ắt tr’mung
Thứ ba, 08:02, 21/11/2023 PV VOV-Miền Trung PV VOV-Miền Trung
Coh pazêng c’moo hay, zâp cấp hội pân đil đhị apêê chr’hoong da ding ca coong tỉnh Thừa Thiên Huế ơy vêy bấc bh’rợ liêm t’mêê đắh bhrợ zập bh’rợ, zooi hội viên pân đil bhrợ pa dưr pr’ặt tr’mông, pa xiêr đha rựt nhâm mâng. Coh đêêc, bh’rợ “pa zưm zên”, “r’ving” ơy pa dưr liêm bh’nơơn, căh muy t’vaih zên đoọng ha đhi amoó tơợp bhrợ cha, năc dzợ pa dưr c’rơ đoàn kết, pa têệt pa dưr coh vel bhươl bêl đh’rưah zooi bhrợ ha rêê, choh n’loong căh cợ bơơn bhrợ bh’nơơn bh’rợ.

 

 

Tơợ ta rựp brương, apêê a’đhi amoó Cơ Tu cóh vel A Xăng, chr’val Thượng Long, chr’hoong Nam Đông tước pấh liêm zâp đhị đông amoó Hồ Thị Mai ra văng bhrợ pa liêm bhươn zooi pr’loọng đông amoó. Amoó Mai bhui har moon, cóh đông vêy k’tiếc bhươn bhứah lêy bhrợ pa liêm cớ đoọng chóh zâp râu tơơm cha p’lêê hân đhơ cơnh đêếc cắh vêy manứih pa bhrợ. Tu vêy bh’rợ r’ving âng Chi hội pân đil vel nắc amoó doọ dzợ k’rang bêl xoọc kiêng k’đươi manứih pa bhrợ.

Amoó Trần Thị Lụt, Chủ tịch Hội pân đil chr’val Thượng Long đoọng năl, tước đâu, Hội ơy bhrợ pa dưr bơơn 4 Tổ r’ving lâng 218 hội viên ting pấh. Ha dang cóh chr’val vêy hội viên pân đil lưm zr’nắh k’đhạp cắh cậ k’ay k’naanh, bhrêy tắh, cắh vêy manứih pa bhrợ nắc zâp Tổ r’ving chô zooi đoọng tơợ bơơn bhrợ bh’nơơn pr’đươi, pa liêm bhươn tược tước chóh keo, k’têếh dzêết cao su...: “Zâp tổ n’jứah r’ving tr’zooi n’jứah lướt bhrợ đoọng ha đợ pr’loọng vêy kiêng k’đươi manứih pa bhrợ đoọng vêy pa xoọng zên. Bêl lướt bhrợ zâp tổ r’ving mưy pay zên công tơợ 20 tước 50 r’bhâu đồng mưy cha nặc đhị mưy t’ngay. Cr’noọ bh’rợ nâu nắc n’jứah tr’zooi ha dợ n’jứah váih zên đoọng ha pêê a’đhi amoó lưm zr’nắh k’đhạp, k’ay k’naanh đenh chấc vặ bêl kiêng đươi”.

Đhị chr’val Thượng Lộ, chr’hoong Nam Đông, bh’rợ r’ving pa bhrợ zooi zâp Chi hội pân đil váih zên lêy p’đhiêr zooi hội viên pa dưr pa xớc pr’ắt tr’mung. Amoó A Lăng Thị Bé, Chi hội trưởng Chi hội pân đil vel Dỗi, chr’val Thương Lộ moon, nắc pân đil Cơ Tu, ta luôn lướt zi lấh bấc râu zr’nắh k’đhạp đắh bhrợ cha, a’moó năl liêm ghít ooy đợ râu zr’nắh k’đhạp âng a’đhi amoó lưm bêl cắh váih zên bhrợ cha. Tu cơnh đêếc, amoó ơy dưr dzoọng k’đươi moon zâp hội viên bhrợ pa dưr quỹ hội lâng r’ving pa bhrợ. Bêl tr’nơợp, apêê a’đhi amoó dzợ k’rang, hân đhơ cơnh đêếc, bêl xơợng amoó Bé prá xay liêm ghít bhiệc bhrợ, ơy vêy k’noọ 30 apêê amoó ting pấh bhrợ. Tước bêl hân noo lêy bhrợ, cắh t’ngay n’đoo apêê amoó cắh váih bh’rợ lêy bhrợ. Vêy bêl zooi đông nâu bhrợ cao su, keo, píh, prí, chứa, vêy bêl nặc zooi đông n’tốh bhrợ bhươn tược, bón phân ha tơơm chr’nóh... Zên pa bhrợ đhị vel đông mơ 300 tước 500 r’bhâu đồng, hân đhơ cơnh đêếc, apêê a’đhi amoó pay bấc bhlâng mơ 50 r’bhâu đồng đhị mưy t’ngay. Đợ zên bơơn pay, zâp apêê a’đhi amoó vêy bơơn mơ 10%, dzợ ha mơ nắc tự lêy chrooi đoọng ooy Quỹ hội. Tu cơnh đêếc, tước đâu, Chi hội pân đil vel Dỗi, chr’val Thượng Lộ ơy váih zên Quỹ k’noọ 70 ực đồng, đoọng ha k’zệt hội viên pân đul vặ đoọng k’rong ha bhiệc ch’chóh, b’băn. Amoó A Lăng Thị Bé đoọng năl, lấh mơ bh’rợ r’ving pa bhrợ, zâp hội viên pân đil dzợ chrooi đoọng m’bứi bhlâng 50 r’bhâu đồng đhị 1 c’xêê bhrợ zên vặ p’đhiêr, zooi apêê a’đhi amoó bêl lưm zr’nắh k’đhạp: “Apêê a’đhi amoó ting pấh bhrợ zâp bh’rợ âng hội pa bhlâng hâng hơnh. Tr’nơợp nắc apêê a’đhi amoó ting chrooi đoọng ooy quỹ hội, xang nặc ting pấh r’ving. Tơợ bh’rợ nâu nắc ơy zooi apêê a’đhi amoó bấc râu bêl kiêng đươi zên đoọng bhrợ cha. Bh’rợ nâu cung bhrợ đoọng ha pêê a’đhi amoó năl k’míah, pa dưr dal pr’ắt bh’rợ đoàn kết, pa zưm nhâm mâng, liêm crêê cóh vel đông”.

Pazưm zên p’đhiêr nắc bh’rợ cắh vêy t’mêê. Xăl t’ngay công pa bhrợ cung ơy bơơn zâp cấp hội pân đil bấc vel đông bhrợ. Hân đhơ cơnh đêếc, liêm choom âng zâp bh’rợ nâu âng đơơng chr’nắp liêm, zooi đoọng bấc hội viên pân đul zi lấh đha rứt zr’nắh k’đhạp, dưr zi lấh ooy pr’ắt tr’mung. Đhị chr’hoong k’coong ch’ngai Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, tước đâu zâp cấp Hội pân đil ơy bhrợ pa dưr bơơn 13 tổ xăl công, 64 tổ chrooi đoọng zên p’đhiêr lâng zên k’noọ 1 tỷ đồng, zooi k’noọ 400 apêê amoó vặ. Đoọng k’đhơợng zư zên quỹ nâu mưy cơnh liêm ghít, zâp chi hội zêng bhrợ pa dưr quy chế, bh’rợ lêy bhrợ liêm ghít, pr’đơợ lêy cha mêết chơớih pay manứih vặ... Lâng bh’rợ đoọng vặ cắh cậ vặ lâng lãi suất m’bứi, zâp hội viên choom vặ mơ 3 tước 7 ực đồng bấc chu đoọng pa dưr pa xớc pr’ắt tr’mung pr’loọng đông. Amoó Hoàng Thị Loan, Chủ tịch Hội Liên hiệp pân đil chr’hoong Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế đoọng năl: cr’chăl bhiệc lêy bhrợ pr’đơợ đắh zên, Hội cung bhrợ bấc lớp pa choom “K’đhơợng zư zên prặ pr’loọng đông”, zooi zâp apêê a’đhi amoó năl cơnh lêy đươi dua, k’đhơợng zư zên cóh pr’loọng đông: “Bơr pêê hội cơ sở vêy Tổ r’ving pa bhrợ. Lâng đợ apêê a’đhi amoó váih k’tiếc, váih pr’đươi bh’rợ ha dợ cắh vêy ngai bhrợ nắc zâp apêê a’đhi amoó tr’zooi đắh r’ving pa bhrợ đoọng lơi jợ đợ bhươn tược cắh liêm, lêy pa dưr pa xớc pr’ắt tr’mung ting c’lâng âng vel đông. Ooy bấc bh’rợ lêy bhrợ cơnh Tổ k’míah vel bhươl, k’míah băn a’ọc k’tiếc, cắh cậ k’míah bêl k’noọ lướt ooy chợ, nắc apêê a’đhi amoó bhrợ t’váih zên đoọng zâp hội viên lưm zr’nắh k’đhạp vặ pa dưr pa xớc pr’ắt tr’mung pr’loọng đông”.

Đh’rứah lâng zên vặ p’đhiêr âng zâp Hội cơ sở xây dựng, xoọc Hội Liên hiệp pân đil chr’hoong Nam Đông cung xoọc k’đhơợng zư zên uỷ thác ooy Ngân hàng Chính sách xã hội dzoọc tước 120 tỷ đồng, bhrợ pr’đơợ đoọng ha lấh 2.000 apêê amoó vặ. Tơợ zâp zên prặ nâu, hội viên pân đil chr’hoong k’coong ch’ngai Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế ơy vêy g’lúh dưr zi lấh đha rứt nhâm mâng, ting bhr’dzang dưr p’cắh liêm ghít râu chr’nắp liêm âng c’la đay cóh pr’loọng đông lâng cóh prang đhanuôr./.

Phụ nữ miền núi Nam Đông: “Hùn vốn”, “đổi công” để phát triển kinh tế

Trong những năm qua, các cấp hội phụ nữ ở các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều sáng tạo trong việc tổ chức các phong trào, hoạt động, giúp hội viên phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Trong đó, phong trào “hùn vốn”, “đổi công”, đã phát huy hiệu quả, không chỉ tạo nguồn vốn để chị em khởi nghiệp, mà còn phát huy tinh thần đoàn kết, gắn bó trong bản làng khi cùng giúp nhau làm nương rẫy, trồng cây hay thu hoạch mùa vụ.

Tờ mờ, chị em Cơ Tu ở thôn A Xăng, xã Thượng Long, huyện Nam Đông đã có mặt đông đủ tại nhà chị Hồ Thị Mai chuẩn bị cải tạo vườn tạp giúp gia đình chị. Chị Mai phấn khởi khoe, nhà có mảnh vườn rộng cần cải tạo lại để trồng các loại cây ăn quả nhưng lại không có nhân lực lao động. Nhờ có phong trào đổi công của Chi hội Phụ nữ thôn mà chị không còn lo lắng khi cần nhân công lao động nữa.

Chị Trần Thị Lụt, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Thượng Long cho biết, đến nay, Hội đã xây dựng được 4 Tổ đổi công với 218 hội viên tham gia. Hễ trong xã có hội viên phụ nữ gặp khó khăn hay ốm đau, hoạn nạn, thiếu nhân công lao động là các Tổ đổi công lại đến giúp đỡ từ thu hoạch mùa màng, cải tạo vườn tạp đến trồng keo, cạo mủ cao su..: “Các tổ vừa đổi công giúp nhau vừa đi làm cho những hộ cần nhân công lao động để có thêm thu nhập. Khi đi làm các tổ đổi công chỉ lấy tiền công từ 20 ngàn đến 50 ngàn 1 người/ngày. Mục đích là vừa giúp nhau mà vừa có nguồn vốn để cho chị em khó khăn, ốm đau dài ngày mượn lúc cần.”

Tại xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông, phong trào đổi công lao động  giúp các Chi hội phụ nữ có nguồn vốn quay vòng hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế. Chị A Lăng Thị Bé, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Dỗi, xã Thượng Lộ bộc bạch, là phụ nữ Cơ Tu, từng trải qua nhiều rào cản trong khởi nghiệp, chị thấu hiểu những khó khăn mà chị em gặp phải khi thiếu vốn làm ăn. Vì vậy, chị đã đứng ra vận động các hội viên xây dựng quỹ hội bằng hình thức đổi ngày công lao động. Ban đầu, chị em còn nhiều băn khoăn, lo lắng nhưng khi nghe chị Bé giải thích cặn kẽ cách làm, đã có gần 30 chị hào hứng đăng ký tham gia. Đến mùa vụ, không ngày nào các chị không có “đơn hàng”. Khi thì giúp nhà này thu hoạch cao su, keo, cam, chuối, dứa, lúc thì hỗ trợ nhà kia cải tạo vườn tạp, bón phân cho cây trồng… Giá ngày công lao động tại địa phương từ 300 đến 500 ngàn nhưng các chị chỉ lấy nhiều nhất là 50 ngàn đồng/ngày. Số tiền thu được, mỗi chị chỉ nhận 10%, còn lại tự nguyện đóng góp vào Quỹ hội. Nhờ đó, đến nay, Chi hội Phụ nữ thôn Dỗi, xã Thượng Lộ đã có nguồn Quỹ gần 70 triệu đồng, cho hàng chục hội viên phụ nữ mượn để đầu tư trồng trọt, chăn nuôi. Chị A Lăng Thị Bé cho biết, ngoài phong trào đổi công lao động, mỗi hội viên phụ nữ còn đóng góp ít nhất 50 ngàn đồng/1 tháng làm nguồn vốn xoay vòng, hỗ trợ chị em lúc khó khăn, hoạn nạn: “Chị em phụ nữ tham gia các phong trào, hoạt động của hội rất hào hứng sôi nổi. Thứ nhất là chị em hưởng ứng đóng góp quỹ hội, rồi tham gia đổi ngày công lao động. Từ phong trào này đã hỗ trợ chị em rất nhiều khi cần nguồn vốn để khởi nghiệp. Phong trào cũng tạo cho chị em có tính tiết kiệm, nâng cao tình đoàn kết, gắn bó trong thôn bản.”

Hùn vốn xoay vòng là mô hình không mới. Đổi công lao động cũng đã được các cấp hội phụ nữ nhiều địa phương thực hiện. Tuy nhiên, hiệu quả của các phong trào này mang lại rất thiết thực, giúp nhiều hội viên phụ nữ vượt qua khó khăn, vươn lên trong đời sống. Tại huyện miền núi Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, đến nay các cập Hội Phụ nữ đã xây dựng được 13 tổ đổi công, 64 tổ góp vốn quay vòng với nguồn vốn gần 1 tỷ đồng, giúp gần 400 chị vay. Để quản lý nguồn quỹ này một cách minh bạch, hiệu quả, các chi hội đều xây dựng quy chế, hình thức hoạt động, điều kiện bình xét cho vay… Với hình thức cho mượn hoặc vay với lãi suất thấp, mỗi hội viên có thể vay từ 3 đến 7 triệu đồng nhiều lần để phát triển kinh tế gia đình. Chị Hoàng Thị Loan, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: bên cạnh tạo điều kiện về nguồn vốn, Hội cũng mở nhiều lớp tập huấn “Quản lý tài chính hộ gia đình”, giúp các chị em biết cách chi tiêu, quản lý tài chính trong gia đình: “Một số hội cơ sở có Tổ đổi công lao động. Đối với những chị em có đất đai, có nguồn nguyên liệu nhưng thiếu công lao động thì các chị em giúp nhau về ngày công nhằm mục đích xóa vườn tạp, phát triển kinh tế theo định hướng của địa phương. Thông qua rất nhiều hình thức như Tổ tiết kiệm thôn bản, Tiết kiệm nuôi heo đất, hoặc tiết kiệm trước khi đi chợ, thì chị em tạo nguồn vốn cho các hội viên khó khăn mượn để phát triển và cải tạo kinh tế hộ gia đình”.

Cùng với nguồn vốn quay vòng do các Hội cơ sở xây dựng, hiện Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Nam Đông cũng đang quản lý nguồn vốn ủy thác thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội lên đến 120 tỷ đồng, tạo điều kiện cho hơn 2.000 chị vay. Từ các nguồn vốn này, hội viên phụ nữ huyện miền núi Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có cơ hội vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước khẳng định giá trị của bản thân trong gia đình và xã hội./.

 

PV VOV-Miền Trung

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC