“Zr’năh bhlâng. Rặ ha bu năl vay poóh, pruh plăm z’năh. Bêl apêê p’niên dzợ tứi a vơơnh zr’năh dưr xó đhấc. Bêl apêê p’niên pa pậ ặ nắc ma xó đhấc. A đoo âi u dzơơng nắc cớ mặ a ộm cha cha, boọl tíc xang nắc chô vay z’năh a zi. Căh u bơơn vay a zi nắc zêng u bhí pa hư đh’râu đh’rí.”
Nắc đooi râu xay trúih âng a moó Bhlup Tua ặt cóh vel Vinh, chr’val Tà Pơơ, chr’hoong da ding ca coong nam Giang, tỉnh Quảng Nam n’đắh pr’ặt tr’mông pr’loọng đong đay. A moó Bhlup Tưa xay đui, a đoo chô ooy đong k’díc nắc A lăng Zao bêl đhiệp 16 c’moo. Ma mông đh’rứah lâh 20 c’moo vêy 4 p’nong ca coon, n’jưih n’đil zêng vêy. N’đhơ cơnh đêếc, prang mơ đêêc đanh, coon căn a moó Tua ma mông đhị râu k’rang k’pân tu đợ g’luh vay poóh âng k’díc, âng ca conh. A moó Tua moon, tu ca chít apêê c’chăng ch’chêê nắc a moó muy năl ặt pr’ngâu căh chít chấc xay moon lâng ngai nghị. N’đhang bêl muy chu k’díc vay poóh ngân, a moó nắc vêy ha dợ tước xó đhâc đhị đong n’lơơng yêm têêm đoọng g’đách lâng xay trúih. Đhị đâu, a moó bơơn zấp cấp, zấpn ngành zooi đoọng, xay moon. Pa bhlâng nắc, Hội pân đil chr’val Tà Pơơ ta luôn p’too moon, xay trúih lâng zooi đoọng pr’loọng đong. Đh’rưah lâng n’năc, zooi đoọng ha moó p’nong c’rooc căn đoọng bhrợ cha. Đươi vêy ting pâh sinh hoạt hội pân đil ta luôn, amoó Tua bơơn năl đợ z’hai c’năl ooy bhrợ têng, ăt ma mông lâng bhrợ pa dưr đong têêm ngăn. Xang k’noọ 5 c’moo p’zay bhrợ têng, cr’năn c’rooc âng amoó âi dưr bâc 4 p’nong, amoó bhrợ p’xoọng băn aoc hêê lâng choh 1,5 héc ta keo. Zâp c’moo amoó bơơn pa chô k’noọ 100 ưc đồng. Nâu câi, amoó Tua âi choom coon k’rang lêy zên ha c’la đay, ha ca coon ha pr’loọng đong. Amoó Bhlúp Tua xay moon, anoo Alăng Zao, k’diic a moó công âi r’dợ bhr’lâ loom, ăt prá lâng ca điêl ca coon doó lâh mơ a hay, âi năl zooi bhrợ têng ha rêê ha lai. “Nâu câi ha dang moon lứch nắc căh vêy. Moon pa zum a đoo âi coon năl bhr’lậ c’la đay. Vay poóh cơnh a hay doó zưa, nắc muy dzợ boóp p’rá dzợ moon p’lật t’mốp, toóh tái zấp râu. Râu choom hơnh bhlâng nắc nâu câi âi coon chở đơơng lướt ha rêê. Bêl a hay bhênh a bha. Muy chu đâc ooy chr’val apêê đoo p’too moon, c’bhúh xoọng moon p’too, nâu câi coon ta clơ tr’bứi doó zưa mơ a hay.”
P’căn Alăng Thị Oanh, Chủ tịch Hội Pân đil chr’val Tà Pơơ, chr’hoong Nam Giang đoọng năl, l’lăm a hay đhr’năng tr’vay tr’poóh pr’loọng đong ta luôn dưr váih cóh vel đong. Muy coh bâc tu năc đoo ha ul đha rưt, ma nưih pân đil ăt g’nưm ooy k’diic. Bâc c’moo đăn đâu, bơơn râu k’rang âng chính quyền, zâp câp, hội, đoàn thể, ađhi amoó zooi đoọng zên, kỹ thuật đoọng pa dưr tr’mông tr’meh, t’bil ha ul, pa xiêr đha rưt. Hội Pân đil công âi pa zum lâng apêê ban, ngành bhrợ k’rơ bh’rợ xay truih, p’too moon, ha dưr dal c’năl ha đhi amoó ooy Luật Zêl lâng cha groong tr’vay tr’pooh pr’loọng đong, Luật tr’vay diic điêl lâng pr’loọng đong, zooi a đhi amoó mâng loom, dưr bhrợ c’la pr’ăt tr’mông. P’căn Alăng Thị Oanh moon: “Ta luôn lướt p’too moon đha nuôr ting pấh họp hành, pấh bh’rợ hội. Tu nắc muy cơnh đêếc veye bơơn năl chủ trương, chính sách âng Nhà nước, vêy bơơn năl bấc xa nay liêm crêê âng cán bộ chô xay đui. Cóh đêếc, Luật Zêl lâng cha groong tr’vay tr’poóh pr’loọng đong, n’đắh bh’rợ bhrợ pa dưr pr’loọng đong têêm ngăn, ma mơ mr’cơnh ta luôn bơơn Hội công cơnh zấp cấp, zấp ngành pa ghít tước. Tơợ đêếc, r’dợ a đhi a moó, đha nuôr ma năl liêm choom lấh.”
Chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam vêy 12 chr’val, thị trấn cơnh lâng 63 vel, bâc năc đha nuôr Cơ Tu, Ve, Tà Riềng, pr’ăt tr’mông dzợ bâc râu zr’năh k’đhap, ta bhuch xr’dô; pr’đơợ âng ađhi amoó coh pr’loọng đong căh bơơn chăp lêy. Cr’chăl ha nua, Hội Liên hiệp Pân đil chr’hoong Nam Giang âi t’bhlâng xay bhrợ Nghị quyết Đại hội Đại biểu pân đil chr’hoong g’luh XV ooy “Zooi đoọng pân đil pa dưr tr’mông tr’meh lâng pa xiêr đha rưt nhâm mâng”, xơợng bhrợ g’luh p’too moon “ Bhrợ pa dưr pr’loọng đong 5 doó, 3 liêm” (doó ha ul đha rưt, doó bhrợ lêt xa nay, doó tr’vay tr’pooh pr’lọong đong, doó vêy p’niên oom ooch lâng lơi học, doó n’niên ca coon 3 p’nong năc a têh; liêm đong, liêm ta pêêh, liêm tang) âng Trung ương Hội đơơng chô bh’nơơn choom hơnh deh. Ha dang cơnh bêl a hay, ađhi amoó năc muy năl lươt bhrợ ha rêê, chô ooy đong uh zêệ a năm năc nâu câi, apêê đoo âi ma ting pâh apêê bh’rợ xa nay coh vel đong. Tơợ đêêc, bơơn năl p’xoọng đợ z’hai bhrợ cha, zư x’mir lêy ma nưih đong, bhrợ pa dưr pr’loọng đong ca bhố ngăn. Xooc, coh vel đong chr’hoong Nam Giang vêy dâng 50 pr’đhang bh’rợ, CLB pân đil cơnh lâng lâh 1600 cha năc ting pâh bhrợ têng apêê pr’đhang bhrợ cha liêm choom, cơnh: băn c’rooc, a oc lai a đhăh, aoc hêê, a xiu, bhrợ a băng gooh, choh tri, pih ngam, pih bhung… Tơợ apeê bh’rợ n’nâu âi dưr vaih đợ ma nưih tr’haanh choom bhrợ cha cơnh: Zơrâm Líu, Alăng Khang, Bhling Kim Ngân, Arất Ngúi, Tơngôl Tân… P’căn Arất Thị Hoa, Chủ tịch Hội liên hiệp Pân đil chr’hoong Nam Giang tỉnh Quảng Nam xay moon, pr’lọong đong năc tế bào âng xã hội, bh’rợ zư đơc têêm ngăn pr’loọng đong năc pa bhlâng chr’năp, râu chr’năp bhlâng năc đoo pr’ăt tr’mông choom yêm têêm: “Xooc đâu, ađhi amoó hêê âi ma năl bhrợ têng, đươi dua zâp râu pr’đươi đoọng pa câl bh’nơơn bh’rợ, bhrợ cha z’lâh đha rưt. Coh vel đong chr’hoong Nam Giang âi vêy bâc a đhi amoó choom bhrợ cha, bơơn k’diic chăp lêy, pa xiêr đhr’năng tr’vay tr’pooh pr’loọng đong. Tu cơnh đêêc, pân đil hêê t’bhlâng bhrợ cha, bhrợ c’la zên pră năc vêy mă bhrợ c’la pr’ăt tr’mông âng hêê, bhrợ pa dưr pr’loọng đong ca bhố ngăn, liêm crêê./.”
Phụ nữ Nam Giang: Tự chủ tài chính, đẩy lùi bạo lực gia đình
Các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam có hơn 80% đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Đặc biệt, với đồng bào Cơ Tu, vai trò của người phụ nữ trong gia đình khá mờ nhạt. Những năm gần đây, được sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền và các hội, đoàn thể, nhiều chị em đã vượt qua định kiến, vươn lên phát triển kinh tế, khẳng định vị thế của mình trong gia đình và xã hội.
“Mấy năm trước khổ lắm. Hầu như đêm nào cũng đánh đập mẹ con tôi. Lúc mấy đứa con còn nhỏ phải bồng bế chạy trốn khắp nơi. Khi mấy đứa lớn rồi mỗi khi như vậy mấy mẹ con tự chạy lấy thân. Ổng lười lao động, chưa baoo giờ biết làm gì mà suốt ngày nhậu nhẹt, say xỉn. Nếu không đánh được vợ con thì đập phá đồ đạc, nhà cửa. Nhà đã nghèo lại còn trống không.”
Đó là lời chia sẻ thật lòng của chị Bhlúp Tua ở thôn Vinh, xã Tà Pơơ, huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Chị Bhlúp Tua tâm sự, chị lấy chồng khi mới 16 tuổi. Sống với nhau hơn hai mươi năm có được 4 người con, trai gái đủ cả. Thế nhưng, suốt chừng đấy năm, mẹ con chị Tua sống trong nỗi lo sợ bởi những trận đòn roi của chồng, của cha. Chị Tua bảo, sợ thiên hạ chê cười nên chị âm thầm chịu đựng những trận đòn, những lời chửi bới cay độc từ chồng mà không dám than thở, không dám chia sẻ cùng ai. Nhưng sau một lần bị chồng đánh đến “thừa sống thiếu chết”, chị mới tìm đến địa chỉ tin cậy được đặt tại xã để trình báo. Tại đây, chị được các cấp, ngành giúp đỡ, hòa giải. Đặc biệt, Hội Phụ nữ xã Tà Pơơ thường xuyên đến vận động, tuyên truyền, giúp đỡ gia đình chị Tua. Đồng thời, hỗ trợ chị con bò giống để phát triển kinh tế. Nhờ tham gia sinh hoạt phụ nữ đều đặn, chị Tua được truyền đạt kinh nghiệm về phát triển kinh tế, kỹ năng sống và giữ gìn hạnh phúc gia đình. Sau gần 5 năm chịu khó làm lụng, đàn bò của chị đã phát triển lên 4 con, chị mở rộng quy mô nuôi heo đen và trồng thêm 1,5 héc ta keo. Bình quân mỗi năm chị thu nhập trên dưới 100 triệu. Giờ đây, chị Tua đã có thể tự kiếm ra tiền lo cho bản thân, gia đình. Chị Blúp Tua trải lòng, anh Alăng Zao, chồng chị Tua cũng dần thay đổi cách ứng xử, biết giúp đỡ vợ con. “Điều thấy mừng nhất là bây giờ cũng biết giúp đỡ vợ một số việc, đi rẫy ảnh cũng chịu chở đi. Chứ hồi xưa còn lâu, hễ nhờ việc gì là mắng chửi mình không ra gì. Nói chung nhờ bà con, làng xóm và chính quyền, nhất là phụ nữ thường xuyên đến thăm hỏi, vận động, tuyên truyền về Luật Phòng chống Bạo lực gia đình, về tự làm chủ tài chính, làm chủ chính mình đã tác động đến tư tưởng rất nhiều.”
Bà Alăng Thị Oanh, Chủ tịch Hội phụ nữ xã Tà Pơơ, huyện miền núi Nam Giang cho biết, trước đây tình trạng bạo lực gia đình thường xuyên xảy ra tại địa phương. Một trong những nguyên nhân chính là đói nghèo, người phụ nữ sống phụ thuộc vào chồng. Những năm gần đây, được sự quan tâm của chính quyền, các cấp, hội, đoàn thể, chị em hỗ trợ vốn, kỹ thuật để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Hội Phụ nữ cũng đã phối hợp các ban, ngành đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho chị em về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân và Gia đình, giúp chị em tự tin, vươn lên làm chủ bản thân và gia đình. Bà Alăng Thị Oanh cho biết: “Thường xuyên đi tuyên truyền vận động bà con tham gia họp hành, tham gia phong trào hội. Vì chỉ có thường xuyên đi họp hành thì mới tiếp cận được chủ trương, chính sách Nhà nước, mới biết được nhiều thông tin bổ ích được cán bộ về triển khai. Trong đó ngoài Luật Phòng chống bạo lực gia đình, thì vấn đề phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc, bình đẳng giới luôn được Hội cũng như các cấp, ban ngành chú trọng đến. Từ đó dần dần chị em, bà con thấm nhuần và nhận thức cũng được nâng lên.”
Huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam có 12 xã, thị trấn với 63 thôn, đa số là bà con Cơ Tu, Ve, Tà Riềng, cuộc sống còn nhiều khó khăn thiếu thốn; vị thế của chị em trong gia đình không được xem trọng. Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Nam Giang đã tích cực triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ huyện lần thứ XV về “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững”, thực hiện hóa cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” (không đói nghèo; không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội; không có bạo lực gia đình, không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học; không sinh con thứ 3 trở lên; sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ) của Trung ương Hội mang lại kết quả đáng ghi nhận. Nếu trước đây, chị em chỉ biết quanh quẩn nương rẫy, bếp núc thì hiện nay, họ đã mạnh dạn tham gia các phong trào xã hội. Từ đó, học hỏi được kinh nghiệm về phát triển kinh tế, chăm sóc người thân, xây dựng gia đình hạnh phúc. Hiện, trên địa bàn huyện Nam Giang có khoảng 50 mô hình, nhóm, tổ, CLB phụ nữ với hơn 1600 hội viên tham gia xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, như: nuôi bò, heo rừng lai, heo cỏ, cá diêu hồng; mô hình sản xuất măng khô; trồng nấm, trồng cam, bưởi da xanh… Từ các phong trào, mô hình kinh tế này xuất hiện những điển hình làm kinh tế giỏi như: Zơrâm Líu; Alăng Khang; Bhling Kim Ngân, Arất Ngúi, Tơngôl Tân… Bà Arất Thị Hoa, Chủ tịch Hội LHPN huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam cho rằng, việc giữ hạnh phúc gia đình rất quan trọng, yếu tố quan trọng đó là đời sống vật chất tinh thần phải ổn định: “Hiện nay, chị em phụ nữ đã biết tự vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng trên quê hương mình.Trên địa bàn huyện Nam Giang đã xuất hiện rất nhiều gương phụ nữ kinh doanh sản xuất giỏi, hạn chế được tình trạng bạo lực gia đình, vị thế phụ nữ trong gia đình, ngoài xã hội cũng được nâng lên. Do đó, phụ nữ hiện đại là phải làm chủ tài chính thì mới làm chủ được cuộc sống của mình, xây dựng được gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh./.”
Viết bình luận